Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
1.5.1. Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của nước ta
Thực tiễn cho thấy, chất lượng của đội ngũ CBCC cấp xã có vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở địa phương. Đảng, Nhà
chủ trương, các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã. Gần đây nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, ngày 18-3-2002, “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn" đã chỉ ra những mục tiêu cơ bản là: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở… Quan điểm, chủ trương này đặt cơ sở cho việc xác định các chức danh cán bộ, công chức và chuẩn hóa đội ngũ CBCC cấp xã.
Thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, các cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, như: Pháp lệnh Cán bộ, công chức (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2003); Nghị định số 114/2003/NĐ-CP, ngày 10-10-2003 của Chính phủ, về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 03/2004/TT-BNV, ngày 16-01-2004, của Bộ Nội vụ, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP; Nghị định số 121/2003/NĐ- CP, ngày 21-10-2003, của Chính phủ, về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC- BLĐTBXH, ngày 14-5-2004 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP; Quyết định số 106/2007/QĐ-TTCP, ngày 13-7-2007, của Thủ tướng Chính phủ, về việc xây dựng Đề án “Một số giải pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở vùng Tây Bắc (giai đoạn 2007 - 2010); Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, ngày 05-12-2011, của Chính phủ, về công chức xã, phường, thị trấn; Hướng dẫn số 2788/HD-BNV, ngày 29-7-2011, của Bộ Nội vụ, về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg; Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ, về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn... Những văn bản trên là cơ sở pháp lý quan trọng để làm tốt công tác xây dựng
đội ngũ CBCC cấp xã.
Đặc biệt, Luật Cán bộ công chức (năm 2008) lần đầu tiên đã dành riêng một chương quy định về CBCC cấp xã. Điều này góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã theo đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX. Và gần đây nhất, Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ làm phó chủ tịch xã tại 62 huyện nghèo trong cả nước; Đề án tuyển chọn 500 trí thức trẻ về các xã tham gia phát triển nông thôn miền núi giai đoạn 2013 - 2020; Kết luận số 86-KL/TW, mục tiêu đến năm 2020 thu hút ít nhất 1.000 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ vào các lĩnh vực công tác của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến địa phương nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã theo chủ trương của Đảng.
Song song với đó, tại các địa phương, như Đà Nẵng, Bình Dương, Lào Cai, Bạc Liêu, Hải Dương... cũng đã ban hành nhiều văn bản nhằm thu hút nhân lực, nâng cao chất lượng CBCC cấp xã.
Có thể thấy, trong thời gian qua cùng với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền, từ trung ương đến địa phương, đội ngũ CBCC cấp xã đã có bước phát triển cả về số lượng, chất lượng. Công tác bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, phân cấp quản lý cán bộ, công chức và chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác tại địa bàn xã… đã được thực hiện một cách công khai, minh bạch, theo đúng quy định. Điều này đã tạo động lực cho đội ngũ CBCC cấp xã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu học tập, bồi dưỡng nhằm hoàn thiện trình độ đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung. Đến nay, nhìn chung đội ngũ CBCC cấp xã có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, kỹ năng giải quyết công việc, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao góp phần đưa đời sống người dân nông thôn phát triển từng bước.
cao về quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, đòi hỏi CBCC cấp xã phải có trình độ về tin học, khả năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào thực tiễn hoạt động, đội ngũ này tại nhiều địa phương đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém.
Theo thống kê của Bộ Nội vụ về số lượng, chất lượng đội ngũ CBCC và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tính đến tháng 6-2013 (Tạp chí cộng sản "Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từ sau Hội nghị Trung ương 5 khóa IX và một số kiến nghị" 17:2' 3/7/2015) , cho thấy:
Hiện nay, nước ta có 11.162 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1.567 phường, 597 thị trấn và 9064 xã.
Về đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã, cả nước có 145.112 người. Trong đó, số cán bộ người dân tộc thiểu số là 27.571 người (chiếm 19%); số cán bộ nữ là 24.959 người (chiếm 17,2%). Về trình độ chuyên môn, số cán bộ chưa qua đào tạo có 45.071 người (chiếm 31,06%); số có trình độ sơ cấp là 9.375 người (chiếm 6,46%); trung cấp là 52.429 người (chiếm 36,13%); cao đẳng là 6.095 người (chiếm 4,20%) và đại học là 32.142 người (chiếm 22,15%). Về trình độ lý luận chính trị, số chưa qua đào tạo là 25.336 người (chiếm 17,46%); số có trình độ sơ cấp là 23.639 người (chiếm 16,29%); trung cấp 89.244 người (chiếm 61,5%) và cao cấp là 6.893 người (chiếm 4,75%).
Đội ngũ công chức cấp xã cả nước có 111.496 người. Trong đó, số công chức người dân tộc thiểu số là 17.728 người (chiếm 15,90%), số công chức nữ là 28.097 người (chiếm 25,20%). Về trình độ chuyên môn: có 8.507 công chức (chiếm 7,63%) chưa qua đào tạo chuyên môn; công chức có trình độ sơ cấp là 2.409 người (chiếm 2,16%); trung cấp là 66.251 người (chiếm 59,42%); cao đẳng là 6.790 người (chiếm 6,09%) và trình độ đại học là 27.539 người (chiếm 24,7%). Về trình độ lý luận chính trị, số công chức chưa qua đào tạo là 46.082 người (chiếm 41,33%); trình độ sơ cấp là 23.481 người (chiếm 21,06%); trung cấp là 41.119 người (chiếm 36,88%) và trình độ cao cấp là 814 người (chiếm 0,73%).
Số liệu thống kê cho thấy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ
CBCC cấp xã nhìn chung thấp hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ CBCC các cấp. Cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt nghiệp trung cấp chiếm đại đa số (cán bộ chiếm tỉ lệ là 36,13%; công chức chiếm tỉ lệ là 59,42%). Đó là thống kê trên văn bằng, chứng chỉ còn trong thực tế, không ít cán bộ, công chức cấp xã chỉ ở trình độ "cầm tay chỉ việc", nên khi tham mưu trong quản lý nhà nước và giải quyết các thủ tục hành chính còn nhiều lúng túng, dẫn đến sai phạm gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân. Chăn nuôi, trồng trọt là công việc chính ở nông thôn nhưng nhiều người trong đội ngũ này không am hiểu về kỹ thuật nông nghiệp không tham mưu được cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị như vậy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đang gặp phải những thách thức lớn trước đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay. Trong khi đó, lực lượng đông đảo sinh viên tốt nghiệp đại học, được đào tạo cơ bản thì không được tuyển dụng, dẫn đến tình trạng, nguồn lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vừa thừa, lại vừa thiếu.