CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG
2.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN THỌ XUÂNCHỨC CẤP XÃ HUYỆN THỌ XUÂN
2.7.1. Kết quả
Đội ngũ công chức xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng XHCN và đường lối đổi mới của Đảng, có ý thức độc lập tự chủ. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, số lượng và chất lượng; số cán bộ trẻ được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ càng tăng, từng bước đáp ứng yêu cầu của địa phương.
Những năm qua, trình độ năng lực của đội ngũ công chức chuyên môn được nâng lên, điều đó chứng tỏ sự nỗ lực rất lớn của địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ. Mặt khác, cũng nói lên sự nỗ lực của đội ngũ công chức đã vươn lên để tiếp thu những cái mới. Đến nay, không còn những người chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã nói chung và công chức nói riêng đã được cải thiện và đổi mới. Kể từ khi có Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ, chính sách của công chức chuyên môn cấp xã được áp dụng chung đối với công chức nhà nước, đã tạo tâm lý yên tâm ổn định công tác đối với cán bộ, công chức. Đặc biệt, ngày 11/3/2010, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 798/2010/QĐ-UBND về chính sách thu hút người có trình độ đại học trở lên về công tác tại xã và chính sách hỗ trợ đối với công chức xã chưa đạt chuẩn. Từ đó đã thu hút một lượng lớn đội ngũ công chức có trình độ đại học bổ sung cho các xã, góp phần nâng cao chất lượng, giúp chuẩn hóa đội ngũ công chức cấp xã, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo chặt chẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng. Hàng năm, đội ngũ công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về các lĩnh vực như: lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc.... Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ cấp xã ngày càng được chú trọng hơn, do đó chất lượng đội
2.7.2. Hạn chế
Bên cạnh những mặt mạnh, đội ngũ công chức xã trên địa bàn huyện còn nhiều tồn tại, hạn chế.
- Trình độ học vấn, trình độ quản lý hành chính nhà nước, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tuy được nâng lên một bước song vẫn còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Hiện nay, đội ngũ công chức cấp xã có 57,6% có trình độ trung cấp; trong khi đó việc học tập của một bộ phận không nhỏ thông qua hình thức đào tạo tại chức, từ xa, kiến thức chắp vá không có hệ thống nên chất lượng đào tạo rất thấp. Trình độ quản lý nhà nước tuy đã được bồi dưỡng nhưng phần lớn là bồi dưỡng ngắn hạn (dưới thời gian 1 tháng). Do đó, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, công chức phát triển chưa đồng đều, trình độ năng lực còn yếu kém, qua thực tế cho thấy một số công chức cấp xã chưa đạt chuẩn.
- Hoạt động quản lý, diều hành chính quyền của UBND cấp xã có một số nơi chưa tốt, tùy tiện, còn hiện tượng chưa thực sự làm việc theo pháp luật mà nặng nề về thói quen, tình cảm.
- Đa số công chức cấp xã thường quen giải quyết những vấn đề sự vụ, khả năng nghiên cứu tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ, tham mưu thì lúng túng, chậm thích ứng với nhiệm vụ.
- Do trình độ các mặt còn thiếu, kiến thức chuyên môn yếu, thiếu kinh nghiệm công tác nên khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin chậm; khả năng nắm và truyền đạt đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước vào quần chúng nhân dân còn bị hạn chế, vì vậy, chất lượng công tác chưa cao. Đa số cán bộ hoàn thành nhiệm vụ theo chỉ thị, yêu cầu của chính quyền cấp trên, nhưng còn thiếu khả năng để hoàn thành nhiệm vụ một cách sáng tạo. Nhiều công chức còn kiêm nhiệm chức danh khác, hạn chế đến việc giải quyết nhiệm vụ chính của chức danh phụ trách.
- Điều kiện, phương tiện làm việc của chính quyền cấp xã, nhìn chung chưa đảm bảo ở mức phục vụ cơ bản và khi cần thiết. Các xã cơ bản đã xây dựng trụ sở,
nhưng không đủ phòng để sắp sếp, bố trí nơi làm việc cho từng công chức được ổn định, nhiều nơi còn sắp xếp phòng làm việc chung cho nhiều chức danh.
2.7.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Nguyên nhân chính là do cơ chế cũ để lại, trước năm 1990 nhà nước có quan tâm đến bộ máy chính quyền cấp xã, nhưng các quy định vẩn còn chung chung, chưa có cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã; đến năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, mới có cơ chế chính sách, chế độ đối với cán bộ cấp cơ sở. Kể từ đó cán bộ cấp xã mới được quan tâm cho đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và chính trị.
- Công tác quản lý cán bộ còn nhiều bất cập. Trong đánh giá cán bộ chưa thực sự đối chiếu với chức trách, nhiệm vụ được giao, chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo để đánh giá cán bộ, chưa thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đánh giá cán bộ. Tình trạng thiếu dân chủ, không công khai, mang tính áp đặt còn khá phổ
biến. Trong công tác đánh giá còn nhiều hạn chế như né tránh, nể nang hoặc thành kiến, thiên vị.
- Công tác quy hoạch cán bộ được coi là quan trọng và cần thiết nhưng nhiều nơi chỉ làm hình thức. Trong công tác quy hoạch có nhược điểm lớn là người được vào danh sách kế cận dường như yên vị, còn người khác dù có phấn đấu vượt bậc vẫn không đưa vào quy hoạch. Ngược lại, có nơi người trong quy hoạch lại bị phân hóa, cô lập, làm mất uy tín.
- Bố trí cán bộ là khâu quyết định, nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. Hiện nay vẩn còn hiện tượng cán bộ đưa đi đào tạo, bồi dưỡng khi trở về khó bố trí, hoặc bố trí trái với chuyên môn nghiệp vụ, do đó không phát huy hết năng lực sở trường.
- Công tác kiểm tra cán bộ chưa được chú trọng đúng mức. Công tác kiểm tra mới chỉ dừng lại ở các vấn đề như tác phong công tác, sinh hoạt; ít kiểm tra cán bộ chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế và nhất là mức độ hiệu quả thực tế hoành thành nhiệm vụ được giao.
Trong đào tạo, bồi dưỡng chưa căn cứ vào quy hoạch lâu dài, còn tình trạng có nơi cử người đi học cho đủ chỉ tiêu số lượng được giao, dẫn đến lãng phí kinh phía đào tạo của nhà nước.
- Việc tuyển dụng chưa thực sự nghiêm túc, khách quan, minh bạch. Vẫn còn tình trạng chạy công chức, dẫn đến công chức được tuyển dụng không đúng chuyên môn, năng lực yếu kém.
- Mặt khác một số công chức do không phải là người địa phương, tuy nhiệt tình, năng nổ nhưng hiểu biết phong tục tập quán địa phương, đặc điểm tình hình tại nơi công tác, do đó hiệu quả công việc chưa cao.
- Một bộ phận cán bộ cấp xã (chủ yếu là người đứng đầu) chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng chiến lược của chính sách, còn nặng tư tưởng cục bộ địa phương, dẫn đến còn tư tưởng không muốn nhận người có trình độ đại học chính quy về làm công chức ở xã.