Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG

2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN THỌ XUÂN

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

Huyện Thọ Xuân nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và vùng miền núi phía Tây Thanh Hoá với toạ độ địa lý từ 19050’ đến 20000’ vĩ độ Bắc và 105025’đến 105030’ kinh độ Đông.

Thị trấn Thọ Xuân là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện; Cách thành phố Thanh Hoá 38km về phía Đông, cách khu công nghiệp Lam Sơn(cùng huyện) 20km về phía Tây. Quốc lộ 47 từ huyện Triệu Sơn chạy về phía Tây bắc qua huyện lỵ Thọ Xuân rồi theo hương Tây nối với khu công nghiệp Lam

Sơn và cũng là nối với đường Hồ Chí Minh. Dọc theo đê sông Chu có đường ô tô, mà trước đây gọi là quốc lộ 47, qua khu di tích Lịch sử Lê Hoàn đi về huyện lỵ Thiệu Hoá và gặp Quốc lộ 45. Sông chu chảy từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam, chạy giữa khu công nghiệp Lam Sơn và khu di tích lịch sử Lam Kinh, qua thị trấn huyện lỵ Thọ Xuân và chia huyện ra 2 phần: Tả và Hữu sông chu.

Đường Hồ Chí Minh, với 12,8 km trên đất Thọ Xuân qua thị trấn Lam Sơn, nối thị trấn Lam Sơn với các huyện lỵ Phố Cống huyện (Ngọc Lặc), Yên Cát huyện (Như Xuân), đi huyện lỵ Thường Xuân, nối thành phố Thanh Hoá bằng Quốc lộ 47.

Quốc lộ và tỉnh lộ cùng các đường liên xã, liên thôn tạo ra mạng lưới giao thông hoàn chỉnh.

Trên địa bàn huyện Thọ Xuân còn có Sân bay quân sự - dân dụng Sao Vàng.

Vị trí tiếp giáp các huyện sau:

- Phía Bắc giáp huyện Ngọc Lặc và huyện Thọ Xuân - Phía Nam giáp huyện Triệu Sơn

- Phía Đông giáp huyện Thiệu Hoá - Phía Tây giáp huyện Thường Xuân

Huyện Thọ Xuân có tổng diện tích tự nhiên là 29.318 ha. Trên địa bàn huyện có 38 xã và 3 thị trấn, trong đó có 5 xã miền núi.

2.1.2.2. Địa hình, thủy văn, sông ngòi

Thọ Xuân là huyện đồng bằng bán sơn địa, vị trí chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng và từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Địa hình Thọ Xuân được chia làm hai vùng cơ bản: vùng trung du và vùng đồng bằng.

* Vùng trung du: Gồm 13 xã nằm về phía Tây Bắc và Tây Nam của huyện.

Đây là vùng đồi thoải có độ cao từ +15m đến + 150m, tích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, lâm nghiệp....

* Vùng đồng bằng: Gồm 27 xã, 1 Thị trấn nằm hai phía tả và hữu ngạn sông Chu, có độ cao từ 6m - 17m. Diện tích tự nhiên toàn vùng 12.021,51 ha chiếm 36,67 ha diện tích toàn huyện.

* Thuỷ văn - Sông ngòi

Thọ Xuân nằm trong vùng thuỷ văn sông Chu, có 3 con sông chảy qua: sông Chu, sông Hoàng, sông Cầu Chày.

2.1.2.3. Khí hậu, thời tiết

Là vùng tiếp giáp giữa hai nền khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ và khu Bốn cũ và sự nối tiếp giữa đồng bằng với trung du miền núi, nền khí hậu của huyện Thọ Xuân vẫn là nền khí hậu của khu vực nhiệt đới, gió mùa. Nhưng ngoài những yếu tố chung, khí hậu ở đây vẫn có những yếu tố khác biệt, đặc thù riêng.

Nhiệt độ không khí bình quân năm 23,40C; Trung bình năm cao 26,70C;

Trung bình năm thấp 20,30C; Nhiệt độ cao tuyệt đối 41,10C.

Lượng mưa bình quân năm 1.642 mm; Năm cao nhất 2.947mm; Năm thấp nhất 1.459mm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9: 375mm; Tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng 1: 2mm; Số ngày mưa trung bình trong năm 137 ngày; Tháng có ngày mưa nhiều nhất tháng 8: 16 ngày; Tháng có ngày mưa ít nhất tháng 12: 4 ngày.

Hàng năm ở Thọ Xuân vẫn chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa:

- Mùa đông: Gió mùa Đông Bắc thường rét, khô và hanh, xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau.

- Mùa hè: Có gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8 mang hơi nước từ biển vào, thường có mưa.

Riêng mưa ở Thọ Xuân có thể chia mưa thành 2 thời kỳ: Mưa tiểu mãn và mưa lũ chính.

- Từ tháng 5 đến 6 do hội tụ các loại gió, thường xuất hiện lụt tiểu mãn. Lúc này, nước mưa cục bộ và từ sông cầu Chày đổ về gây ảnh hưởng đến phía Đông Bắc huyện.

- Mùa mưa chính: Từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm, tập trung chủ yếu ở các tháng 8, 9, 10. Lượng mưa 3 tháng này chiếm 50% - 60% lượng mưa cả năm và thường gây ra lũ lụt.

Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là mùa khô, tổng lượng mưa các tháng này khoảng 105mm - 180mm. Chiếm 10% - 15% lượng mưa cả năm.

Tất cả những đặc điểm thời tiết trên nên công tác phòng chống bão lụt, chống úng, chống xói mòn, rửa trôi đất, bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp theo mùa…. Cần được lưu ý đặc biệt hơn.

2.1.2.4. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất của Đoàn đo đạc bản đồ

và quy hoạch sở địa chính Thanh Hoá năm 2001, đất nông nghiệp của Huyện Thọ Xuân. Được chia thành 4 nhóm chính sau:

- Nhóm đất xám: Agrsols, có diện tích: 8.931,0 ha;

- Nhóm đất phù sa: Fluvíols, có diện tích: 15.893,2 ha;

- Nhóm đất đỏ: Fersalsols, có diện tích: 809,1 ha;

- Nhóm đất tầng mỏng: Leptosls, có diện tích: 627,3 ha.

2.1.2.5. Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của Thọ Xuân chủ yếu là rừng trồng mới được khôi phục, động vật hầu như không có. Kết quả kiển tra rừng năm 2008, Thọ Xuân có 2.799,62 ha rừng, trong đó đất rừng sản xuất là 2672,84 ha, đất rừng phòng hộ 107,78 ha, đất rừng đặc dụng 19,0 ha. Hiện tại đất đồi núi chưa sử dụng đang tiếp tục được khai thác để trồng cây lâm nghiệp vào năm tới là 2.688,6 ha, trong đó có khoảng 600 ha có độ dốc > 150 và > 200 có thể khai thác trồng cây ăn quả.

Trữ lượng rừng 12.391 m3 trong đó: Bạch đàn 9349 m3, xà cừ và lim 468 m3 và gần 100 triệu cây tre, nứa, luồng đều có cấp tuổi 2 năm.

2.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng

Khoáng sản ở Thọ Xuân, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại như: Đá vôi, đá xây dựng tập chung ở các xã Thọ Lâm 52,0 ha, Xuân Phú 22,50 ha, Xuân Thắng 40,20 ha, Xuân Châu 5,5 ha. Ngoài ra còn có đá, sỏi, cát xây dựng tập trung ở các xã ven sông Chu và đất sét làm gạch ngói ở nhiều xã trong huyện.

Tài nguyên khoáng sản ở Thọ Xuân tuy không phong phú và đa dạng về loại hình so với những vùng đất khác, nhưng khoáng sản ở Thọ Xuân vẫn là nguồn lực

2.1.2.7. Tài nguyên nước + Nước mặt

Thọ Xuân có nguồn nước mặt khác phong phú từ sông Chu, sông Hoàng, sông Cầu Chày. Ngoài ra còn có các kênh rạch nhỏ và các hồ chứa nước: Hồ Sao Vàng, hồ Cửa Trát..., ngồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được lấy từ sông Chu qua hệ thống thuỷ nông sông Chu tưới cho các xã, tiểu vùng hữu ngạn sông Chu và lấy từ sông Cầu Chày bằng các trạm bơm điện tưới cho các xã đồng bằng thuộc tiểu vùng tả ngạn sông Chu.

+ Nước ngầm

Nước ngầm của Thọ Xuân tuy phong phú nhưng phân bố không đồng đều giữa các vùng. Phía Đông Thọ Xuân, địa hình hơi dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam, địa chất ở đây là trầm tích hệ thứ 4 có bề dày trung bình 60m tạo ra 3 lớp nước ngầm, hai lớp dưới rất phong phú, lưu lượng 22 - 23 l/s, độ khoáng 1 -1,2 g/l. Phủ lên 2 lớp dưới là lớp nước trầm tích rất nghèo. Lưu lượng chỉ 0,1 - 0,7 l/s. Phía Tây bao gồm dải đồi thấp ven đồng bằng có độ cao trung bình trên dưới 20m. Nước ngầm ở khu vực này phân thành 2 lớp, lớp trên lượng nước rất nghèo trong mùa khô. Lớp dưới có độ sau 70 -80m, trử lượng khá phong phú, lưu lượng 4 - 6 l/s. Ngoài giếng khơi nhân dân còn sử dụng giếng khoan lấy từ mạch nước sâu phục vụ sinh hoạt và đời sống.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w