Các loại nhân vật văn học

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG I: KHÁI LƯỢC VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA TRẦN THÙY MAI

1.1. Khái lƣợc về nhân vật văn học

1.1.3. Các loại nhân vật văn học

Nhân vật văn học là một hiện tƣợng hết sức đa dạng. Những nhân vật đƣợc xây dựng thành công từ xƣa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lƣợng miêu tả... có thể thấy những hiện tƣợng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau. Ðể nắm bắt đƣợc thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiều góc độ khác nhau.

Thứ nhất, dựa vào vị trí, vai trò của nhân vật trong góc độ kết cấu của

tác phẩm, người ta phân chia ra thành nhân vật trung tâm, nhân vật chính và nhân vật phụ. Trong đó nhân vật chính đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều và có liên quan đến các sự kiện chủ yếu trong tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài, chủ đề của tác phẩm. Trong một tác phẩm có nhiều nhân vật chính, nhân vật chính có vai trò quan trọng hơn cả so với nhân vật trung tâm.

Nhân vật trung tâm xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, về mặt ý nghĩa, đó là nơi quy tụ các mối quan hệ của tác phẩm. Còn các nhân vật phụ mang tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung, có vai trò khá khiêm tốn trong trong những sự kiện chính của tác phẩm.

Thứ hai, căn cứ vào đặc điểm tính cách nhân vật và mối quan hệ thuận nghịch giữa nhân vật với lí tưởng xã hội, lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn, có thể chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Trong đó nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) là nhân vật chiếm đƣợc tình yêu, niềm tin, mang lí tưởng, quan niệm đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại. Nhân vật chính diện đƣợc nhà văn đề cao, khẳng định, còn nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực) thì ngược lại, mang phẩm chất xấu, trái với lí tưởng đạo đức, đáng lên án và phủ định.

Thứ ba, dựa vào sự chi phối quy luật thể loại đến nhân vật, theo cách phân chia loại thể theo truyền thống của Aristot thì nhân vật gồm có nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch. Trong đó nhân vật trữ tình đƣợc thể hiện chủ yếu qua thế giới tinh thần , nội tâm và cảm xúc phong phú. Nhân vật tự sự là nhân vật xuất hiện trong tác phẩm tự sự (truyện, tiểu thuyết, kí…), thường được hiện lên đầy đủ từ ngoại hình đến phẩm chất, tính cách, ngôn ngữ, hành động cho đến nội tâm bên trong. Nhân vật tự sự là con người đời thường tham gia vào các tình huống khác nhau của cuộc sống để tạo thành các diễn trình tự sự trong tác phẩm. Còn nhân vật kịch là loại nhân vật hành động, mọi hành động của nhân vật kịch đều bộc lộ tính cách và thường xuất hiện ở

thời điểm vòng xoáy của cuộc sống, xoay quanh một trục hành động quyết liệt. Khi những mâu thuẫn kịch đƣợc giải quyết thì nhân vật kịch cũng dễ dàng thay đổi về số phận.

Thứ tƣ, dựa vào hình thức cấu trúc hình tƣợng nhân vật, nhân vật đƣợc chia thành: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Trong đó, nhân vật chức năng chủ yếu xuất hiện trong văn học dân gian và văn học trung đại nhằm thực hiện một số chức năng nào đó trong tác phẩm và việc phản ánh đời sống. Loại nhân vật này thường có đặc điểm, tính cách ổn định với những phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối. Nhân vật loại hình là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định ở một thời đại. Đó là nhân vật nhằm khái quát cái chung về loại của các tính cách và nhờ vậy đƣợc gọi là điển hình. Loại nhân vật này bao giờ cũng có một số phẩm chất loại biệt về mặt xã hội đƣợc nêu bật hơn hẳn các tính chất khác. Dĩ nhiên, nhân vật loại hình cũng đòi hỏi một cá tính nhất định, đƣợc thể hiện một cách sinh động qua các chi tiết cụ thể, chân thực. Nhân vật tính cách thường đa diện, chứa đầy mâu thuẫn và chính những mâu thuẫn ấy làm cho tính cách ấy không tĩnh tại mà vận động, phát triển. Nhân vật tư tưởng là nhân vật có tư tưởng, nhân cách nhưng cơ bản tập trung thể hiện tư tưởng của tác giả. Xây dựng nhân vật này, các nhà văn nhằm hướng tới việc phát biểu hoặc tuyên truyền một tư tưởng nào đó với cuộc sống.

Với việc phân chia thành các loại nhân vật nhƣ trên chỉ mang tính chất tương đối, vì thực tiễn sáng tác văn học rất phong phú, đa dạng. Mỗi nhân vật lại có những đặc trƣng, vẻ đẹp riêng. Song giữa các loại nhân vật có thể chuyển hóa, bao hàm lẫn nhau để chuyển tải chủ đề, tư tưởng của nhà văn…

Với mục đích chỉ ra hệ thống các nhân vật trong sáng tác của cá nhân tác giả, chúng tôi tìm hiểu những nhân vật nổi bật trong truyện ngắn của Trần Thùy

Mai, chủ yếu là những nhân vật trung tâm trong các tác phẩm.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)