Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 103 - 107)

CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÙY MAI

3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật

3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật

3.3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm là “phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lí bên trong, kiểu độc thoại thầm (hoặc lẩm bẩm), mô phỏng hoạt động, suy nghĩ, cảm xúc của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [3, 127]. Trong tác phẩm văn xuôi, độc thoại nội tâm là phương thức giúp nhà văn truyền đạt tư tưởng, tình cảm và giúp nhà văn thể hiện được chân thực, sống động nhân cách con người với những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của con người. Khi sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm tức là nhà văn muốn sử dụng một ngôn ngữ riêng, bỏ qua người đối thoại trực tiếp để đào sâu tính cách, tâm hồn của nhân vật. Có thể coi đó là hành vi

“mƣợn lời” (mƣợn lời của tác giả) để thể hiện ý đồ của tác giả; điều này làm hoạt động ý thức của nhân vật sinh động hơn, nhân vật đƣợc khai thác sâu hơn, chân thực và sống động hơn.

Với thủ pháp độc thoại nội tâm, Trần Thùy Mai đã xây dựng nên các nhân vật với những cung bậc cảm xúc, diễn biến tâm lí của đời thường nhưng đƣợc phát hiện ở những góc độ hết sức tinh tế, độc đáo, giàu triết lí. Nhân vật của Trần Thùy Mai có khi là những cô gái bước vào tình yêu với đủ các cung bậc, cảm xúc vui, buồn, nhớ nhung, hờn giận, (My – Gió thiên đường; Vân – Người điên vì hoa), là người phụ nữ phụ nữ bất hạnh nhưng giàu đức hi sinh (Hạnh – Trăng nơi đáy giếng), người phụ nữ với khát vọng, đam mê trong tình yêu, hạnh phúc gia đình (Người đàn bà – Thập tự hoa; Ng. – Thị trấn hoa quỳ vàng) hay là chàng trai yêu chân thành, bao dung, nhân ái (Măng – Biển đời người; Hƣng – Eva dại khờ; Hiệp – Chị Hai ơi). Những dằn vặt, khổ đau, tiếc nuối hay những hạnh phúc, khát khao … của các nhân vật đều đƣợc cái tôi Trần Thùy Mai hóa thân thể hiện.

Theo dõi toàn bộ truyện ngắn của Trần Thùy Mai, chúng tôi thấy chị đã khéo léo kết hợp các đoạn độc thoại nội tâm nhân vật và thường có ba biểu hiện: độc thoại theo dòng tâm trạng của nhân vật; độc thoại ngay trong lời đối

thoại khi nhân vật “lơ đãng” với hiện tại mà sống với tâm tưởng, với hoài niệm; độc thoại nội tâm của nhân vật được “lai ghép” với người kể chuyện.

Thường thì nhà văn hay sử dụng biểu hiện thứ nhất. Ở dạng độc thoại nội tâm này có lẽ rõ nhất đƣợc biểu hiện qua các tác phẩm nhƣ: Thị trấn hoa quỳ vàng; Qủy trong trăng; Thuốc ba màu, Thập tự hoa; Cánh cửa thứ chín, Nàng công chúa lạc loài… Ở những tác phẩm này đều có chung một đặc điểm cả câu chuyện là sự phát triển dòng nội tâm nhân vật, tác giả tạo nhiều khoảng trống để cho nhân vật độc thoại. Trong những phát ngôn ấy, độc giả dễ nhận thấy những độc thoại ấy vừa nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng, vừa suy tƣ, trăn trở, dằn vặt, những khát khao, đam mê, tiếc nuối của nhân vật; vừa là sự tự vấn, chiêm nghiệm về cuộc sống, tình yêu và hạnh phúc, hướng đến những giá trị nhân văn sâu sắc.Về điều này, chúng tôi nhận thấy Trần Thùy Mai khác với Nguyễn Thị Thu Huệ (ngôn ngữ trần thuật của Thu Huệ lôi cuốn độc giả bằng lời văn táo tợn, lúc bạo liệt, khi thật thà, khi đỏng đảnh, khi lại thâm trầm triết lí…), Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh - chị ít sử dụng ngôn ngữ độc thoại, nhƣng đã dùng thì nhƣ một “điểm huyệt hiện thực cuộc sống”,

“làm da diết những cái nhạt nhẽo của cuộc sống đời thường”… Có thể dễ dàng tìm thấy những lời độc thoại nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn trần Thùy Mai nhƣ nhân vật Hiệp Chị Hai ơi: “Tôi thả cái xách rơi xuống đất.

Muốn khóc mà không dám khóc! Mẹ tôi hiền là vậy, mà bây giờ mặt đanh lại, mắt long lên, như dáng vẻ con gà mái bảo vệ bầy con trước nanh vuốt lũ diều.

Mẹ ơi! Mẹ làm sao hiểu nổi, có bao giờ Trúc quyến rũ con đâu?”. “Tôi nghẹn ngào ra đi, đầu óc còn hoang mang không sao hiểu nổi. Tôi chưa có vợ, Trúc không có chồng, vậy mà tại sao chúng tôi không sống được với nhau” [43, 98]. Hay những dòng nội tâm của nhân vật Vũ trong truyện ngắn Thuốc ba màu với những dằn vặt, đấu tranh nội tâm giữa tình yêu mà Akiko mang lại với hiện thực sức khỏe, bệnh tật của Vũ. Nhân vật đã hành động dứt khoát để

thoái từ tình cảm của Akiko mà nỗi đau, niềm tiếc nuối cứ trực trào: “Akikô!

Nếu nàng xuất hiện trong đời tôi sớm hơn, chừng mười hay mười lăm năm trước? Còn bây giờ, khi tất cả những sinh lực của một đời đã đi vào gần hết trong thế giới không bến bờ của những bức tranh? Khi trong tôi chỉ còn lại những giọt tinh huyết cuối cùng, sôi trào mãnh liệt để rồi một mai sẽ thình lình khô cạn? Có thể một ngày kia Akikô nhận ra mình đi tìm những giọt cam thơm ngát ngọt lành nhưng chỉ gặp cái vỏ đã khô xác nằm lăn lóc giữa khu vườn hoang phế?”.

“Hạnh phúc, hạnh phúc không chỉ là tĩnh vật, không là người, không là phong cảnh. Tôi không bao giờ vẽ nó ra được. Nhưng nó mãi còn trong những sắc màu (...) Làm sao tôi có thể giải thích cho nàng hiểu, những gì ở trong tranh, trong mơ, ở giữa tôi và nàng đều thuộc về thế giới khác, không bến bờ, thế giới của thần linh. Và thần linh là để cách xa và tôn thờ, không thể chạm tay vào, chạm vào một chút thôi tất cả sẽ tan thành hư vô”

Tôi cũng thế, ngày nào còn sống tôi còn đợi. Dù em đã ra đi với lời vĩnh biệt, nhưng biết đâu ít nhất một lần nữa trong đời, em sẽ đến, và dù chỉ trong khoảnh khắc, tôi sẽ sống lại cùng em những gam màu huyền thoại (...) Niềm mong mỏi ấy âm ỉ mãi trong tôi như cái tàn thuốc dẫu bị gạt lìa ra vẫn cố cháy nốt cho đến lúc bạc trắng thành tro” [43, 34 ].

Đôi khi trong một số truyện ngắn của Trần Thùy Mai, độc giả còn nhận thấy “sự lai ghép”. Có nghĩa là, có hai chủ thể phát ngôn: người kể và nhân vật. Giọng của người kể và của cả nhân vật hòa lẫn vào nhau, người đọc khó phân biệt được đó là lời của người kể hay nhân vật. Ví dụ như: “Người đàn bà nghẹn không nói được. Vả lại, người ta bảo sai lầm của mẹ là luôn thấy những người đàn ông đều tốt. Có thể người ta nói đúng, nhưng mẹ không thể khác đi, mẹ luôn nghĩ mọi người đều tốt. Thắng à, Aventura, đối với cậu là một dự phóng, còn đối với tôi chỉ là một ước mơ hoang tưởng mà thôi” (Thập

tự hoa).

“Bây giờ căn phòng đầy gió ấy ở đâu. Tại sao tôi có thể quên được căn nhà thân thiết dường ấy chỉ vì nó thiếu đi một cái tên, một tấm bảng. Dù sao thì cũng không phải chỉ duy nhất trí nhớ của Ng. có lỗi. Đúng là đã có sự thay đổi, từ bao giờ, nàng không biết. Có lẽ sự thay đổi ấy có dần dần từ rất lâu nhưng bây giờ Ng. mới thực sự nhận ra. Trong ánh sáng chập chờn - thứ ánh sáng kì lạ có màu của ráng chiều và bọt nước - Ng. rẽ thẳng ra bờ biển. Sóng ào xô vào ghềnh đá...” (Thị trấn hoa quỳ vàng).

Có những lúc Trần Thùy Mai xây dựng những lời độc thoại mà hình thức lại giống nhƣ đối thoại. Đó là kiểu độc thoại ngay trong lời đối thoại, khi nhân vật “lơ đãng” với hiện tại mà sống với tâm tưởng, với hoài niệm. Dạng độc thoại này, chúng tôi đã nói ở mục 3.3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại.

Có thể thấy. dù tồn tại ở dạng biểu hiện nào thì ngôn ngữ độc thoại trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai giúp độc giả khám phá đƣợc những ngõ ngách sâu thẳm trong tâm hồn của nhân vật, và xây dựng thành công cuộc đời, số phận các nhân vật. Đồng thời, cùng với ngôn ngữ độc thoại đã làm tăng chất trữ tình trong truyện ngắn của chị trở nên tha thiết, sâu lắng hơn, tạo đƣợc phong cách riêng độc đáo của mình trong tiến trình phát triển văn xuôi đương đại.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)