Kiểu nhân vật nam có nhân cách cao đẹp

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG II: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÙY MAI

2.2.2. Nhân vật nam – những hình bóng nhạt nhòa, thụ động

2.2.2.3. Kiểu nhân vật nam có nhân cách cao đẹp

Là một nhà văn lấy đề tài tình yêu, cuộc đời, số phận người phụ nữ làm cảm hứng sáng tác chủ yếu, Trần Thùy Mai luôn hướng đến bản ngã lớn nhất của người đàn bà để hiểu về người đàn ông. Chị có một tôn chỉ trong nghệ thuật: đó là sự chân thành, bầu nhiệt huyết và lòng đam mê. Khi một người phụ nữ sống và yêu hết mình, chân thành với người khác tất yếu trái tim của

người phụ nữ sẽ hiểu được hết người đàn ông của đời mình. Vì thế qua những trang viết của chị, dù viết về những người đàn ông đớn hèn, ti tiện, hời hợt hay người đàn ông tử tế thì thì chị cũng luôn thấu hiểu họ, bao dung và tha thứ. Khó tìm thấy những trang viết nào của Trần Thùy Mai tỏ ra thái độ dằn hắt hay nặng nề báng bổ cho những sai lầm của người đàn ông cho dù họ đem đến cho những người phụ nữ bao đau đớn tột cùng. Xét toàn bộ truyện ngắn của chị, chúng tôi thấy: bóng dáng người đàn ông dù xuất hiện mờ nhạt xong lại đóng vai trò quan trọng liên quan đến số phận của người phụ nữ. Đọc một số tác phẩm của chị nhƣ: Eva dại khờ, Giông mùa xuân, Một chút màu xanh, Thuốc ba màu, Hải Đường tăng… có sự xuất hiện của hình bóng những người đàn ông có nhân cách cao đẹp, chủ động, bứt phá dám là mình. Họ đồng hành với cuộc sống của người phụ nữ để chở che, đồng cảm, cứu vớt tâm hồn non nớt, dại khờ ấy.

Tiêu biểu là nhân vật Hƣng, một nhà điêu khắc trong truyện ngắn Eva dại khờ. Trong quá khứ, vì tình yêu mà anh mang tiếng là kẻ “sa đoạ, trác táng”. Không còn tình yêu, anh quay trở về thì cũng là lúc anh bị gạt ra khỏi vòng tay của gia đình, những người thân bỗng trở nên xa lạ với anh. Anh thấy mình trở thành vô nghĩa lí, khép dần với giao tiếp cuộc sống bên ngoài.

Nhƣng từ lúc xuất hiện Vi ngây, Hƣng chua xót nhận ra một tâm hồn trong trẻo luôn bị hăm dọa, lợi dụng từ nhiều phía, rằng giá trị của con người như Vi đang bị người đời lợi dụng “hóa ra trong suốt mười mấy năm, cuộc sống văn minh này chỉ dạy cô được một điều, ấy là sự hóa giá những nhu cầu” [42, 13]. Hưng cảm thấy thương cho Vi ngây, anh đã vượt qua mọi dị nghị, đàm tiếu xung quanh để dạy cho Vy hiểu“muốn có một cái gì đó, thì cần có một cái gì để trao đổi”. Anh không giống nhƣ những gã đàn ông xung quanh chạy theo Vy để suồng sã, để lợi dụng. Hƣng đã tình nguyện chăm sóc, nâng niu Vy. Bởi đối với anh,Vy là cả một giá trị, thậm chí là vô giá, anh không bao

giờ đổi Vy lấy bất cứ thứ gì trên đời. Sẽ có người cho rằng Hưng là kẻ dại khờ, ngốc nghếch hay lợi dụng một tâm hồn cô gái trí óc không minh mẫn nhƣ Vy, nhƣng với anh không quan trọng. Cuộc đời đã có quá nhiều tàn nhẫn, đã dạy cho anh nhiều điều để biết trân trọng những thứ thuần khiết, trong trẻo hiếm có, mà Vy là hiện thân nhƣ thế.

Vũ trong truyện ngắn Thuốc ba màu lại có một số phận khác. Vũ cũng không thể đến với tình yêu của mình một cách trọn vẹn vì anh thấy rất rõ sự chênh lệch về tuổi tác, về sức khoẻ của anh với tấm gan đang dần bị suy kiệt bởi những chai rƣợu hàng ngày, bởi những thói quen không thể bỏ và Akiko còn là một cô gái trẻ, có nhiều tương lai và những dự định. Anh cảm thấy hôn nhân là thứ “hạnh phúc quá lớn mà anh không thể cưu mang”. Vũ xót xa khi nhận biết về mình: “bây giờ, tất cả những sinh lực gần một đời đã đi vào gần hết trong thế giới không bờ bến của những bức tranh. Khi trong tôi chỉ còn những giọt tinh huyết cuối cùng, sôi trào mãnh liệt để rồi một mai sẽ thình lình khô cạn” [43, 32]. Và anh dự đoán một ngày mai nếu anh gắn bó với Akiko, sẽ đem đến cho nàng sự thất vọng và đau khổ: “Có thể một ngày kia Akiko nhận ra mình đi tìm những giọt cam thơm ngát, ngọt lành nhưng chỉ gặp cái vỏ đã khô xác nằm lăn lóc giữa khu vườn hoang phế?” [43, 33]. Rõ ràng ở hoạ sĩ Vũ có một niềm đam mê nghệ thuật, một tình yêu cháy bỏng và quan trọng hơn đó là một trái tim nhân hậu, vị tha. Anh đã từ chối lời đề nghị tha thiết về sống cùng của Akiko, không phải vì anh không yêu cô, ngƣợc lại Vũ đã rất đau khổ “tưởng chừng đang có một thỏi sắt nung đỏ xuyên thủng vào giữa trái tim mình, ở đó, máu cứ sôi trào lên, bỏng rát”. Vũ phải cương quyết chối từ không kết hôn với Akiko vì tương lai, hạnh phúc của nàng.

Khi trái tim người đàn ông yêu, họ cũng đau khổ, cũng dằn vặt biết bao. Trần Thùy Mai cũng rất tinh tế khi chạm khắc những diễn biến tâm lí ấy thành nhiều cung bậc cảm xúc: có đau khổ, có hạnh phúc, và cũng có cả sự

mâu thuẫn, dằn vặt. Điều quan trọng là những người đàn ông, họ cũng biết đến giá trị nhân bản của cuộc sống, họ hiểu tâm hồn, cuộc sống của người phụ nữ phải gánh chịu để cùng cảm thông, chia sẻ. Trong truyện ngắn Hải đường tăng, sƣ Viên Tâm đã cứu rỗi đƣợc một linh hồn thoát khỏi lòng thù hận của Xuyến đã hơn hai mươi năm để nàng thấy tâm hồn nhẹ nhõm hơn. Xuyến đã kịp nhận ra và quên đi quá khứ, sự thù hận để lòng mình đƣợc chay tịnh. Còn với truyện ngắn Một chút màu xanh, Trần Thùy Mai khắc họa hình ảnh nhân vật Tuấn đã biết gạt bỏ những nhỏ nhặt tầm thường để níu giữ hạnh phúc gia đình. Hiểu và thông cảm cho nỗi nhọc nhằn, tất tả của người vợ khi lo cho cuộc sống gia đình, anh thấy thương và có lỗi với Loan. Sự xúc phạm của Loan với anh khiến quan hệ vợ chồng ngày càng xấu đi. Nếu anh cũng nhỏ nhen và buông xuôi thì lẽ tất yếu hạnh phúc gia đình sẽ tan vỡ. Anh đã chủ động làm một việc rất nhỏ nhƣng đã lấy lại cảm giác bình yên, một niềm tin trong Loan: trồng hàng cây xanh trước khi anh đi, nó sẽ tỏa bóng mát, xua tan cái nóng bỏng đay đả đang tồn tại trong lòng người. Đó là một cái kết gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc về cuộc sống gia đình, về tình yêu và mối quan hệ trong hôn nhân mà nhà văn gửi gắm qua nhân vật người đàn ông này.

Có thể thấy, dù xuất hiện không phải là hình tƣợng chính trong sáng tác của Trần Thùy Mai, nhƣng những nhân vật nam có nhân cách cao đẹp cũng đƣợc tác giả chú ý xây dựng. Điều quan trọng mà nhà văn đem đến cho độc giả đó là cái nhìn thấu đáo về thế giới bí ẩn của đời sống tâm hồn mỗi con người cho dù họ là ai đi nữa.

Nhƣ vậy, kiểu nhân vật cơ bản của Trần Thùy Mai nhƣ đã nói không đa dạng lắm nhƣng lại rất sinh động, đủ khái quát đƣợc hết những vấn đề của cuộc sống, xã hội. Dù viết về nhân vật người phụ nữ hay người đàn ông – những mảnh vỡ đời người cay cực, những khuất lấp trong tâm hồn, hay oan nghiệt giả trá… chị đều hướng đến cái đẹp, với khát vọng hoàn thiện. Càng

đọc càng thấy mọi sự trải nghiệm của nhà văn về con người, về cuộc sống chƣa đến độ nhạt dần, ngƣợc lại độc giả vẫn nhìn nhận thấy ở Trần Thùy Mai là độ chín sâu, sức dẻo dai, bền bỉ và tấm lòng nhiệt huyết trên hành trình nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)