Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngoại hình

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 76 - 82)

CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÙY MAI

3.1. Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngoại hình

Ngoại hình nhân vật là yếu tố đầu tiên giúp người đọc tiếp cận thế giới nhân vật trong tác phẩm văn học. Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo… Đây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật “Ngoại hình nhân vật được thể hiện sinh động sẽ góp phần bộc lộ tính cách nhân vật, đặc biệt nó có tác dụng khá rõ trong việc cá biệt nhân vật” [13, 134]. Miêu tả ngoại hình nhân vật, nhà văn có thể trực tiếp khắc họa thông qua ngôn ngữ người kể chuyện hoặc gián tiếp qua ngôn ngữ, qua cái nhìn của nhân vật khác trong tác phẩm. Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, nhà văn có thể tả tập trung trong một đoạn, một trang giấy, cũng có khi ngoại hình nhân vật đƣợc tả rải rác, xen kẽ trong suốt diễn biến của câu chuyện, qua những tình huống và hành động khác nhau của nhân vật.

Đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, có thể thấy cách miêu tả nhân vật của chị cũng nhƣ bao nhà văn khác. Chủ yếu sử dụng lối miêu tả nhân vật trực tiếp, không tập trung nhiều để miêu tả, chị hay xen kẽ kể và tả một cách nhuần nhuyễn để làm bật nhân vật từ ngoại hình đến phẩm chất, tính cách. Qua đó, Trần Thùy Mai đã đem đến cách lí giải đƣợc nét riêng của chị về nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật.

Nhìn toàn bộ các truyện ngắn của Trần Thùy Mai có thể thấy cách miêu tả ngoại hình nhân vật của chị chủ yếu biểu hiện tính triết lí, sự chiêm nghiệm. Chị thường tập trung làm nổi bật những đặc điểm riêng biệt của nhân vật nhƣ vóc dáng, khuôn mặt, mái tóc cho đến các cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ…

Mỗi nhân vật đều đƣợc cá tính hóa qua sự miêu tả những đặc điểm này.

Chẳng hạn, khi miêu tả những người phụ nữ, Trần Thùy Mai tập trung làm rõ vẻ đẹp của họ. Đó là những vẻ đẹp chất phác, giản dị, hồn nhiên, ngây thơ của những cô gái nhƣ Lan (Thương nhớ Hoàng lan) nhỏ nhắn, tinh nghịch, xinh xắn, dễ thương. Đó là vẻ đẹp của Na (Người bán linh hồn), một vẻ đẹp tinh khôi, trong sáng “Đôi mắt to đen với hàng lông mi dày và cong, trông man dã và nồng nàn”. Hay Thương (Dễ vỡ) “một cô bé xinh như mộng có đôi mắt bỡ ngỡ lúc nào cũng nhìn lên, với hai hàng lông mi óng ả cứ chơi như đôi cánh bướm”. Họ là những cô gái mang vẻ đẹp tự nhiên, nhƣng đằng sau đó lại là một số phận đầy chua xót, lúc nào cũng mang một nỗi buồn bàng bạc. Ví nhƣ vẻ đẹp của Ngọc (Mắt nhân sư), thì đó lại là vẻ đẹp có sự “giằng xé lạ kỳ trong mắt nàng, đấy là sự cứng cỏi pha lẫn khổ ải, kiêu sa lẫn với nhục nhằn, giống như mắt một con thú rừng bị đói”. Và cả những vẻ đẹp khỏe mạnh, hồn nhiên của những cô gái miền núi nhƣ H’Thuyền (Thuyền trên núi) với “bàn tay nàng sần lên chai ráp, bàn chân nàng cũng vậy, thô và sơ, tương phản với bộ ngực và cánh tay mịn màng… nàng cười con mắt ướt hoang dã nồng nàn”.

Là Chăn Tha (Chăn Tha), với vẻ đẹp bởi những đường cong mềm mại và đôi mắt chứa đựng sự hoang dã, u uẩn của núi rừng Campuchia: “…trên khuôn mặt vàng bủng là đôi mắt to đen, não nề,… Chăn Tha đẹp: những đường cong trên người nàng mềm mại...”. Tùy vào tính cách số phận của mỗi nhân vật, nhà văn lại có điểm nhấn riêng khi miêu tả để cho nhân vật trở nên nổi bật hơn, sắc nét hơn. Những nhân vật đƣợc Trần Thùy Mai miêu tả đều có một vể đẹp chung: dịu dàng mà quyến rũ; hồn nhiên, giản dị mà không kém phần sâu sắc…

Bằng cảm xúc sâu sắc về cái đẹp, đặc biệt cái nhìn chiều sâu khi xây dựng chân dung nhân vật, Trần Thùy Mai cũng cố gắng khắc sâu vẻ đẹp mặn mà, sâu sắc của những người phụ nữ hiện đại như Vân - Người điên vì hoa, Quyên - Cánh cửa thứ chín, Ng. - Thị trấn hoa quỳ vàng, người phụ nữ trong truyện ngắn Thập tự hoa hay Trúc - Chị Hai ơi… Mỗi vẻ đẹp của nhân vật đều đƣợc nhà văn chú trọng miêu tả để làm bật tính cách và số phận của họ.

Cũng chính vì họ đẹp, họ nhân hậu, toàn diện quá mà cuộc sống, số phận của các nhân vật này vô cùng mong manh, thua thiệt, dễ tan biến. Nhân vật Trúc, dù cuộc sống phải trải qua những khó khăn, vất vả khi bị phụ bạc song chị vẫn thật đẹp với “khuôn mặt trái xoan, nước da rời rợi trắng… nụ cười với cái răng khểnh mới thơ dại, tươi tắn làm sao”. Hay khi miêu tả vẻ đẹp của Tuyết N. từ thân phận của một cô gái quán Kraoke đã trở thành bà chủ gallery Kình Dương tầm cỡ, lúc này Trần Thùy Mai đã sử dụng những lời văn miêu tả thật đắt giá “Người đàn bà đẹp lộng lẫy với cái mũi dọc dừa cao quý và đôi lông mày vút lên như hai cánh hạc… bàn chân nàng trắng, nhỏ và nuột nà, làn da ở gót mỏng và ửng hồng nằm ngay ngắn như một bảo vật trên tấm nệm nhung” [45, 242]. Có khi miêu tả vẻ đẹp của người đàn bà trong truyện ngắn Thập tự hoa, nhà văn chỉ chú ý đến những nét ngoại hình, mục đích chủ yếu là để làm bật khuôn mặt nhân vật u buồn, gắn chặt với quá khứ, một vòng tròn

bi kịch, luẩn quẩn đầy xót xa“Người đàn bà – mẹ đứa trẻ dường như ngày một lặng lẽ, đằm thắm hơn, mặc những chiếc áo đen cổ trái tim, với cây thánh giá bạc dưới ngấn cổ xanh,… trên khuôn mặt thấp thoáng vài nét hằn của thời gian là nét cười buồn trẻ thơ…” [40, 45].

Đối với những nhân vật khác nhƣ nhân vật nghệ sĩ, nhân vật lịch sử, nhân vật tu hành thì Trần Thùy Mai lại chú ý đến những nét khổ đau, bi kịch hằn trên khuôn mặt suy tƣ của họ. Án lục người đàn bà họ Tống là truyện dài kể về bi kịch tài sắc của nhân vật Tống Nương. Muốn khống chế quyền lực bằng tài sắc để tiến thân, nhân vật đã gặp phải những bi kịch cuộc đời, vì thế nhà văn đã không ngại ngần những đoạn miêu tả nỗi đau mà Tống Nương phải chịu. Từ một người đàn bà đẹp có tiếng của xứ Đàng cho đến tội bị đưa ra pháp trường “Hai tên lính xốc nách nữ tù kéo dậy. Khuôn mặt lấm lem nước mắt không che giấu được vẻ đẹp sắc sảo từ đôi mắt, khóe môi; ở tuổi ba mươi sáu, cái tuổi mà đàn bà xứ Đàng trong nhiều nắng gió đã được xem là già, Tống Nương vẫn được ca ngợi là người đàn bà đẹp nhất. Nhưng bây giờ nhan sắc ấy đang rơi xuống đáy sâu nhất của địa ngục… Hai cổ tay trắng ngần của nàng bây giờ đầy những vết sây sát rớm máu, hai cổ chân cũng thế, chiếc cùm đã làm chúng sưng phồng” [46, 126]. Từ dáng hình, diện mạo, cử chỉ, hành động của Tống Nương được nhà văn sử dụng ngôn ngữ trực tiếp để diễn tả. Ngoại hình nhân vật cần góp phần biểu hiện nội tâm. Ðây cũng chính là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật. Vì vậy, khi tính cách, đời sống bên trong của nhân vật thay đổi, nhiều nét bên ngoài của nhân vật cũng thay đổi theo. Ở nhân vật Thể Cúc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn cũng vậy, từ lúc ở nhà, vẻ đẹp của nàng đƣợc thể hiện qua một vài chi tiết chọn lọc của nhà văn “Thể Cúc ngồi trên tấm phản gỗ lim… Ánh nắng ban mai xuyên qua những đường chạm trổ dưới mái hiên, vẽ thành những chấm sáng trong trẻo trên tóc, trên má nàng. Những chấm nắng trong

ngày ấy khi đậu vào má Thể Cúc cứ làm rực lên một màu hồng tươi tắn từ dưới làn da mỏng và trắng như lụa” [46, 87]. Là cô con gái chốn khuê các, Thể Cúc mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, kín đáo mà e ấp “Nàng Thể Cúc mười bảy tuổi, tiểu thư ngàn vàng của công phủ, nghe đâu vừa đẹp, vừa hiền”. Ấy vậy mà khi đã thành vợ của Đoàn Trƣng, rồi bị đuổi về nhà Tùng Thiện Công thì nàng chỉ còn là “Một bóng gầy gầy dựa cột, lặng thinh nhìn trăng”. Nhất là khi chứng kiến cảnh gia đình chồng bị kết tội phản nghịch, đứa con cũng chết nàng chỉ còn là cái xác không hồn “Nàng mặc áo trắng, xõa tóc, trên mặt chẳng còn chút khí sắc nào… Thể Cúc quay mòng mòng như con thú điên, mắt nàng đỏ rực cuồng điên, lăn lộn trong tay các gia nhân thị nữ” [46, 123].

Sau này Thể Cúc không còn nhớ gì nữa, nàng đã trở thành một người điên.

Bằng tất cả những cử chỉ, hành động, dáng vẻ của nhân vật, Trần Thùy Mai đã khẳng định những bất hạnh cuộc đời, số phận của họ - những con người thuộc chốn thâm cung quyền quý.

Nhƣ đã nói nhân vật trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai khá đa dạng, mỗi con người mỗi số phận, có một hoàn cảnh, tính cách không ai giống ai. Họ bước ra từ cuộc sống đời thường để kể về sự sinh động, phức tạp vốn có của nó. Bởi vậy, vẻ bề ngoài của nhân vật có tác dụng biểu hiện nội tâm bên trong, phơi bày tất cả những thực trạng đang diễn ra. Chính vì thế Trần Thùy Mai rất cố gắng lựa chọn các chi tiết tiêu biểu nhất để thể hiện một cách ấn tƣợng về nhân vật. Vũ trong Thuốc ba màu đã đau đớn khi nhận ra sự cô đơn trống trải của mình khi Akiko rời đi, vì thế anh mới nhận ra “gầy tọp hẳn đi, những sợi tóc bạc trước tuổi nhiều gấp bội”. Hay những vẻ đẹp còn khiếm khuyết, chƣa hài hòa, ẩn chứa những điều bất ổn ở các nhân vật cũng đƣợc nhà văn chú ý miêu tả. Hiếu (Gió thiên đường) có thân hình “mảnh dẻ như cây tre non”, “nụ cười răng mẻ”, “cái đầu rẽ giữa trông khó thương”…;

Ngân (Đêm tái sinh) là thân hình quá ư mảnh mai, khi múa để lộ cả xương cổ

và xương bả vai. Hay trong truyện ngắn Qủy trong trăng nhìn vẻ bề ngoài của Nguyệt “một cô gái không đẹp, mọi nét trên khuôn mặt đều tầm thường, nhưng cả người cô đều toát lên một vẻ trắng trẻo, mềm mại”, “cô có thân hình hơi mập, dáng tròn trĩnh, ức nở… Chân cô lại có tật hơi cà nhắc, bước đi khập khiễng”. Kể cả nhân vật Vy ngây (Eva dại khờ), tuy là cô gái có sự bất thường về trí tuệ nhưng lại có vẻ đẹp thánh thiện, trong sáng với “những đường cong vừa thanh thoát, vừa bầu bĩnh trên cơ thể nổi bật, rực rỡ. Khuôn mặt cô càng rực rỡ hơn với đôi lông mày nét ngang thanh tú, … trông cô như vầng trăng, lồ lộ, nõn nà” [42,13]. Tất cả những ngoại hình có sự khiếm khuyết, không hài hòa ấy lại là báo hiệu một sự bứt phá, “nổi loạn” trong cuộc đời, tính cách của mỗi nhân vật.

Thậm chí, khi miêu tả những nhân vật có quyền uy, Trần Thùy Mai cũng thành công khắc họa đƣợc diện mạo bên ngoài. Vua Gia Long (Nàng công chúa té giếng), là một ông vua khét tiếng gian ác, man rợ vừa có “cảm giác sướng khoái ngất trời bù đắp cho hơn ba mươi năm cay cực, gian nan trong đời ngài, kể từ lúc chín chúa tổ tiên nhà Nguyễn bị quân Tây Sơn hốt cốt đổ sạch xuống sông xuống biển” [48, 19], lại vừa có cảm giác “ khoái lạc kỳ lạ khi ở bên nàng Ngọc Bình, điều mà không người vợ nào đem lại cho ngài được” [48, 19]. Hay một Đoàn Trưng dù là người có tham vọng chính trị lớn, mang nhiều hoài bão, khát vọng thay đổi sơn hà, Đoàn Trƣng còn là người chí hiếu với mẹ, thương yêu và biết lo cho vợ, con. Dù có đau khổ, day dứt Đoàn Trưng vẫn mắng và đuổi vợ về phủ. Trước ánh mắt động lòng của Đoàn Tƣ Trực và sự cầu xin khẩn thiết của Thể Cúc, Đoàn Trƣng vẫn giữ thái độ lạnh lùng. Ba lần nhân vật đƣợc nhắc đi nhắc lại chỉ bằng câu văn ngắn gọn “Đoàn Trưng vẫn lạnh lùng không nói”, “ Đoàn Trưng gằn giọng”. Đọc xong Án lục về dâm nữ họ Tống, độc giả không bao giờ quên chúa Phúc Tần,

“một con người sinh ra để cai trị” với lối sống “khắc kỉ, cần kiệm, xa rời lạc

thú, thanh sắc” khi nói về tội của Tống Nương cũng phải “chau mày”, trước nhiều tội trạng Tống Nương bị ép mà chẳng có chứng cứ nào, động cơ phạm tội cũng không có. Cũng chẳng có một lời nhận tội. Bỗng ngài nhếch miệng cười: Thế này thì hóa ra hai mươi năm nay trong cái triều đình nhiều âm mưu và sự biến này chẳng ai có tội lỗi gì cả, tất cả chỉ tại một người đàn bà” [46, 145 – 146].

Có thể thấy, bằng những nét miêu tả ngoại hình có chọn lọc, có những nét riêng biệt, cụ thể của nhân vật, nhà văn Trần Thùy Mai đã giúp người đọc nắm bắt đƣợc những đặc điểm chung của cuộc sống, thời đại. Chính những lựa chọn công phu, cụ thể khi khắc họa ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của mình đã giúp Trần Thùy Mai thành công trên con đường nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)