CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÙY MAI
3.2. Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật
Nghệ thuật khắc họa tâm lí là một phương diện quan trọng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, gắn liền với miêu tả ngoại hình và miêu tả hành động của nhân vật. Điều đó cũng có nhĩa là tính tất yếu trong hành động thường liên quan chặt chẽ với tính tất yếu trong hành động nội tâm của nhân vật. Khái niệm “nội tâm” là chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình. Nhà văn có thể trực tiếp biểu hiện nội tâm của nhân vật bằng ngôn ngữ của chính mình với tƣ cách là người kể chuyện. Những biện pháp mà nhà văn hay dùng nhất là biểu hiện
“độc thoại nội tâm”, “đối thoại nội tâm” và đặt nhân vật vào những tình huống cụ thể để khắc họa tâm lí. Những đoạn này đƣợc thể hiện bằng chính ngôn ngữ của nhân vật, chúng vang lên một cách thầm lặng trong tâm tƣ của nhân vật. Nhân vật tự biểu hiện, tự phơi bày những diễn biến trong tâm trạng của mình qua những cảm xúc, suy nghĩ cụ thể. Để đạt đƣợc sự thành công
trong việc khắc họa tâm lí nhân vật, nhà văn phải sống cùng nhân vật của mình, đồng cảm với từng niềm vui, nỗi buồn của nhân vật. Có như vậy, người sáng tạo mới có thể thể hiện hết những cung bậc trạng thái cảm xúc, những thay đổi của diễn biến tâm lý phức tạp.
Với thể loại truyện ngắn đương đại thì cốt truyện thường ít tình tiết và sự kiện, trong khi đó các suy nghĩ của con người trước các sự kiện lại rất được chú ý. Nhà văn ít khi miêu tả trực tiếp hiện thực cuộc sống mà thường gián tiếp thể hiện thông qua suy nghĩ và thế giới nội tâm của nhân vật. Việc đi sâu vào khám phá thế giới tâm lý nhân vật với những diễn biến phức tạp, tinh vi và đầy bí ẩn chắc chắn sẽ đem đến nhiều hướng tiếp cận mới cho độc giả.
Một trong những đặc điểm trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai là thiên về miêu tả diễn biến tinh tế nội tâm con người. Nhân vật thường sống bằng những dòng suy tưởng, tưởng tượng, hồi ức đan xen và thường độc thoại nội tâm. Dòng tâm lí của nhân vật cùng một lúc xuất hiện nhiều khung cảnh, nhiều hình ảnh và tiếng nói của quá khứ - hiện tại, hiện thực – khát vọng và tâm linh đồng hiện bên nhau. Truyện ngắn của Trần Thùy Mai thường đi theo dòng kết cấu này và đây cũng là thế mạnh để chị xây dựng nhân vật theo cách riêng của mình. Đại đa số cốt truyện của nhà văn thường xoay quanh những tình huống cuộc đời cụ thể của nhân vật, bắt đầu từ thời hiện tại rồi lại đẩy lùi dần về quá khứ. Nhân vật dẫu đang sống ở hiện tại nhưng hay hướng về những ngày đã qua, những kỉ niệm của một thời xa xôi nào đó. Nói cách khác, giữa hiện tại và quá khứ luôn có sự đồng hiện trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai. Điều quan trọng là giữa quá khứ và hiện tại luôn có một mối liên hệ gắn bó nhất định và đều tác động mạnh đến tâm lý của nhân vật. Điều đó dẫn tới câu chuyện hoàn toàn diễn biến theo dòng ý thức đứt nối, mơ hồ của nhân vật. Đồng nghĩa với việc khi tiếp cận tác phẩm của chị, người đọc cũng
cứ thế trôi theo dòng chảy tâm lí miên man ấy.
Vãi Thông trong Lửa của khoảnh khắc là nhân vật đƣợc Trần Thùy Mai xây dựng khá thành công. Đặt nhân vật vào tình huống mang tính bi kịch, những mâu thuẫn trong cuộc sống và những nỗi đau tinh thần khi ở nhà chồng, Vãi Thông đã phải chịu sức ép của tội lỗi mình gây ra. Hiện tại là hình ảnh thằng Cọt nhƣ một vật kì dỵ, lạc lõng khiến Vãi Thông đau đớn. Vãi tìm đến chốn tu hành để thoát tội, nhƣng thằng Cọt lại lôi quá khứ tội lỗi của Vãi về cứ ám ảnh, giằng xé mãi không thôi. Trong dòng chảy miên man giữa quá khứ và hiện tại của Vãi Thông là chuỗi tự chấp vấn mình “Nó không phải là ảo ảnh. Nó sống thực, lì lợm, gớm ghiếc… hơn ba mươi năm nay… Xin hãy buông tha tôi. Xin ngủ yên, những gì trong lầm lỡ một đời”. Đọc từ đầu đến cuối câu chuyện, bao trùm lên cuộc đời của nhân vật này là một sự im lặng quằn quại, đau đớn. Ám ảnh về tội lỗi cứ đeo bám là tiếng thì thầm cầu nguyện, lẩm bẩm tụng kinh của người đàn bà sống nửa tu hành nửa trần tục.
Tất cả hành vi ngôn ngữ của nhân vật dồn vào đôi mắt khắc khoải nhìn vào quá khứ, vào những lời cầu nguyện.
Trong sáng tác, Trần Thùy Mai thường đặt nhân vật vào những tình huống khó khăn, đôi khi đòi hỏi phải có sự lựa chọn, thậm chí là sự hi sinh, quên đi lợi ích bản thân để người thân yêu của mình được hạnh phúc. Và cái khó đòi hỏi nhà văn phải thật khéo léo trong việc khắc họa đƣợc những diễn biến tâm lí ấy của nhân vật. Hạnh trong truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng là một nhân vật nhƣ thế. Trần Thùy Mai đã khéo léo dựng các tình huống xuất hiện ở cuối truyện có tính chất quan trọng đến cuộc đời của nhân vật. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay không thể tìm đâu được một người phụ nữ, một người vợ như cô Hạnh. Cả cuộc đời cô chỉ là hi sinh, chịu đựng, lo lắng cho chồng, người mà cô tôn thờ làm vị thánh sống. Lo cho chồng từ những bữa ăn đến những thói quen sinh hoạt. Thậm chí còn tìm vợ nhỏ cho chồng vì mình
không thể có con, dốc hết tiền bạc mua nhà cho cho chồng và Thắm là điều ít gặp. Để bảo toàn danh dự cho chồng, cô Hạnh phải quyết định làm thủ tục ly hôn. Mọi thứ cứ dần dần xa cô Hạnh, người ta đang lôi tuột tất cả thuộc về cô ra khỏi tay cô. Vì vậy cô đang cố níu giữ cái phiên bản của người đàn ông mà cô tôn thờ, ấy là cu Nhứt. Phải đến khi ông Phương đi rồi, căn nhà trở nên trống vắng, lạnh lẽo, nhất là khi nhìn thấy chiếc áo còn xót lại của chồng trên dây phơi, cô Hạnh mới sụp xuống nức nở khóc. Có lẽ đã quá mức chịu đựng của một con người cả đời nhẫn nhục hi sinh cho chồng. Trần Thùy Mai để cho nhân vật tự khóc, tiếng khóc nức nở sao mà xót xa. Tiếng khóc càng dồn nén hơn khi nhà văn xây dựng tình huống bất ngờ để cho cô Hạnh vô tình nghe được câu chuyện của Thắm với bà Thu, biết được ông Phương đã phản bội cô từ trước “Chị ấy tưởng thế thôi chứ thực ra trước khi bà thím giới thiệu với chị thì anh Phương đã gặp em mấy lần khi về quê ăn giỗ” [48, 54].
Thì ra mọi sự sắp đặt, hi sinh của cô nay chẳng có ý nghĩa gì. Nghe tiếng nói cười vui vẻ của họ, cô Hạnh đau đớn, suýt ngã xuống thềm, rồi lại sụp xuống nền nhà mà khóc. Cô Hạnh dường như lúc này chợt nhận ra sự sai lầm của mình mà dằn vặt, ăn năn “Tôi sai rồi, còn oán ai. Người ta là vợ chồng, đã có con cái. Còn tôi… tôi chỉ là một vật thừa” [48, 56]. Cô Hạnh đã ý thức đƣợc sự hi sinh của mình và cũng nhận thấy sự mất mát lớn nhất trong cuộc đời mình. Bởi vậy mà cô khóc, buồn đến day dứt. Đến đây độc giả mới thấy hết đươc bi kịch của người phụ nữ hi sinh, họ cho đi nhiều thứ mà nhận lại chẳng có gì ngoài sự cô đơn, bất hạnh và khổ đau. Đau đớn là vậy nhƣng cô Hạnh vẫn cố gượng vì vị thánh sống của mình. Trong tâm tưởng cô vẫn đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa cho đi và nhận lại, bởi lời của cô Thơi “ Đã thương thì thương cho chót, đã vót thì vót cho tròn. Đã giữ thì giữ cho riết luôn, đã cho thì cho đứt”. Một lần nữa cô lại đấu tranh với bản thân, cố gƣợng dậy “không khóc được nữa. Ừ, đã cho thì cho đứt luôn, sao tôi đã nói hi sinh mà còn tiếc
nuối. Nhưng là người có máu thịt, làm sao bỗng chốc cắt lìa? Tôi đâu có phải thánh mà một phút dứt bỏ nửa cuộc đời… Không, không phải nửa cuộc đời, anh là cả cuộc đời tôi…” [48, 60]. Những lời độc thoại đau đớn ấy của nhân vật một lần nữa khẳng định cô Hạnh vẫn đang tôn thờ vị thánh sống của mình.
Cô vẫn hi sinh cho chồng một cách trọn vẹn nhất, mặc dù cuộc đời cô hiện tại không còn gì ngoài sự cô đơn, trống trải. Đến cu Nhứt cũng bỏ cô mà về với Thắm, ngay cả con chó cũng bỏ về với chủ của nó. Lúc này cô Hạnh rơi vào sự cô đơn, trống trải đến vô bờ. Tưởng như không còn nỗi đau nào hơn thế được nữa. Tuyệt vọng đến cùng là khi chứng kiến cảnh ông Phương ngồi bên vòi nước đang lúi húi giặt đống quần áo đủ các loại, cô mới thực sự sững sờ, sụp đổ hoàn toàn. Qúa chới với, cô Hạnh chẳng còn niềm tin nào với cuộc sống nữa. Cuộc sống hiện tại của cô đã chết, niềm tin, nghị lực đã lụi hẳn, cô đành tìm về cõi âm tôn thờ ông Hoàng Bảy và đứa con vô hình. Có thể thấy số phận, cuộc đời của Hạnh là một chuỗi những chịu đựng, hy sinh, bất hạnh và đau đớn. Mỗi một chặng đường cuộc đời là những nếp gấp tâm lý hằn sâu lên đau khổ, dằn vặt. Chỉ khi kết thúc truyện ngắn này, nhân vật mới thực sự rơi vào ngõ cụt khi sống với người ở cõi vô hình. Khắc họa hình ảnh cô Hạnh, nhà văn dường như có sự đồng cảm, nhập thân với nhân vật. Nhất là diễn biến các cung bậc cảm xúc, trạng thái, tình cảm của cô Hạnh khi có sự kéo theo những thay đổi cuộc sống.
Trong nhiều truyện ngắn khác, Trần Thùy Mai cũng rất khéo léo xây dựng lên những tình huống để tạo khoảng trống cho những độc thoại của nhân vật xuất hiện với những trăn trở, day dứt, giằng xé: sƣ Viên Tâm - Hải Đường tăng, Ng. - Thị trấn hoa quỳ vàng, Hƣng - Eva dại khờ, Vũ - Thuốc ba màu, Quyên - Cánh cửa thứ chín, người thầy giáo - Thuyền trên núi… Mỗi một tình huống xuất hiện lại là một thế giới tâm hồn, một câu chuyện cuộc đời thấm đẫm nhân văn, sự chiêm nghiệm. Xuyến trong truyện ngắn Hải đường
tăng lại là một người phụ nữ bị bội ước. Sự ra đi không lí do của người chồng sắp cưới khiến cả gia tộc cô mất mặt. Cuộc sống với người chồng già để gia đình cô khỏi cúi gầm mặt trong đám đông thật sự đáng nguyền rủa. Những hồi ức về tháng ngày ấy cứ hiện về trong Xuyến “thói gia trưởng, nghiện rượu, ích kỉ, về những áp phe mà hắn đã lao vào và lôi nàng vào theo, rồi phá sản, ly hôn, cái chết của đứa con và cuộc vỡ nợ cuối cùng… Xuyến đã quen với ý tưởng cái chết” [49, 156]. Sau hai mươi năm, cô gặp lại sư Viên Tâm, thủ phạm gây ra cho cô bao đau khổ, oan trái trước đây để trả thù. Cùng một lúc nhà văn để cho nhân vật vừa lật giở những hồi ức, mặt khác nhân vật cũng đang đau khổ, căm hận người đàn ông của đời mình trong hoàn cảnh thực tại (sƣ Viên Tâm sắp thăng thƣợng tọa). Trần Thùy Mai đã rất khéo léo đặt nhân vật vào tình huống gay cấn để bộc lộ các cung bậc cảm xúc, trạng thái tâm lí, tính cách nhân vật. Oái oăm thay đúng vào lúc mọi việc đã chuẩn bị xong cho công việc thăng thƣợng tọa của ngày mai thì lại gặp sự cố Xuyến không mảnh vải che thân trong phòng của sƣ Viên Tâm. Lúc này mỗi nhân vật mới bộc lộ rõ các cung bậc cảm xúc. Xuyến sau hơn hai mươi năm bị vuột mất người đàn ông của đời mình, nay gặp lại có cảm giác “Một vị thiền sư cũng là một người đàn ông… Hai mươi năm trước mình đã để mất ông, nhưng giờ này, nhất định ông phải thuộc về mình, dù chỉ là trong khoảnh khắc thôi… Cho ông ta tha hồ mà nhắm mắt. Ta sẽ làm cho ông ấy có mắt ở sau lưng… Cho đến giờ này ông ấy vẫn im lặng. Im lặng là thỏa hiệp, là đồng ý” [49, 157 - 161]. Còn đối với sư Viên Tâm, đây là khoảnh khắc bất ngờ, rùng mình trước kế hoạch táo tợn của Xuyến. Sau một hồi trấn tĩnh lại, nhà sƣ cũng đủ nhận ra những việc làm của mình năm xƣa, và khoảnh khắc của hiện tại “Thân thể người đàn bà vẫn ngời ngời trước mặt ông. Nhưng ông vụt nhận biết thật ra trong thân thể này không có sức nóng, nó không hàm chứa sự khao khát của tình yêu, thậm chí cũng không có ma lực của thèm khát nhục dục. Nó đang là
phương tiện lạnh lùng của một thứ lý trí lạnh lẽo. Chốc lát, lửa bỗng nguội đi trong cơ thể người của ông. Ông chợt có cảm giác của người ăn chay trường bỗng ngửi thấy mùi tanh của thịt cá” [49, 158]. Trước mắt là lòng thù hận, chì chiết của Xuyến, nhà sƣ nhớ về quá khứ của mình gây ra và lòng thù hận của người đàn bà hiện tại. Sư Viên Tâm cũng hiểu ra rằng chính lòng ôm hận, sự mất mát đến tận cùng của Xuyến không đƣợc giải tỏa cùng ai nên giờ đây càng thêm chồng chất. Bằng sự ngộ đạo trong suốt hai mươi năm qua, Sư Viên Tâm đã làm nguôi dần và tắt hẳn ngọn lửa thù hận của Xuyến bằng cách cho người phụ nữ bất hạnh này nói ra hết những điều chất chứa trong lòng.
Chính vì vậy, khi bình minh đến cũng là lúc Xuyến đã biết “sợ vực sâu, đã trút hết lửa bỏng trong lòng”.
Truyện ngắn Thị trấn hoa quỳ vàng đã dẫn dắt người đọc đi vào thế giới nội tâm của nhân vật Ng. với những hoài niệm đẹp trong quá khứ và sự tự ý thức của thực tại. Theo tiếng gọi của cảm xúc nhân vật, quá khứ và hiện tại gần nhƣ luân phiên xuất hiện. Ng. đang ở hiện tại với chiếc xe lam đi đến nơi hò hẹn, ngay lập tức đã sống với quá khứ với những chiếc xe ngựa và lần đầu tiên hẹn hò. Đang từ cảm giác ngỡ ngàng trước sự đổi thay của thị trấn cũ, Ng. lại mường tượng thấy một thị trấn hoa quỳ vàng và tấm bảng gỗ tên lữ quán Hướng Dương. Quá khứ đẹp đẽ ấy vô cùng có ý nghĩa đối với Ng. bởi nó mang câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn của cô và người đàn ông đã cùng cô đắm mình trong khúc hát địa đàng, “lần đầu tiên và mãi mãi”. Tình yêu của họ như một niềm khao khát muốn vươn tới cái gì đẹp đẽ ở bên ngoài cuộc sống. Thế nhưng, cùng với quá khứ ấy là một hiện tại: người đàn ông không đến, thị trấn đã thay đổi, nhan sắc của Ng. cũng đã khác xƣa. Ng đã nhận ra sự thay đổi đó “Bây giờ căn phòng đầy gió ấy ở đâu. Tại sao tôi có thể quên được căn nhà thiết thân dường ấy chỉ vì nó thiếu đi một tấm bảng, một cái tên. Dù sao thì cũng không phải chỉ duy nhất trí nhớ của Ng. có lỗi. Ðúng là
đã có sự thay đổi, từ bao giờ, nàng không biết. Có lẽ sự thay đổi ấy có dần dần từ rất lâu nhưng đến bây giờ Ng. mới thực sự nhận ra … Người đàn ông không đến. Hướng Dương không còn, chàng không còn. Và tôi cũng không còn. Với đôi chân phù nề, Ng. trở về khách sạn. Gió thổi bay nhoà những dấu chân nàng trên cát.” [38, 118]. Thực tại này đối lập với quá khứ ấy. Những thay đổi của hiện tại đã gieo vào tâm trạng nhân vật những suy nghĩ miên man về cuộc sống, về người đàn ông, về cuộc tình… Tình yêu đẹp và vĩnh cửu thực ra chỉ tồn tại trong khao khát mà thôi. Bằng những dòng suy tưởng nhẹ nhàng của nhân vật có sự lồng ghép giữa quá khứ và hiện tại, Trần Thùy Mai rất dễ dàng tái hiện những dòng tâm lí của nhân vật, phục vụ cho ý đồ dịch chuyển sự chú ý của người đọc từ những sự kiện được miêu tả ở bên ngoài vào nội tâm nhân vật.
Không giống nhƣ Thị trấn hoa quỳ vàng, truyện ngắn Thuyền trên núi là những trang kỉ niệm đƣợc lần giở trong kí ức của nhân vật tôi, thầy giáo trẻ miền xuôi đã từng sống và dạy học trên đất Tây Nguyên. Đó chính là kỉ niệm về cô gái của núi rừng ĐăcSƣk – H’Thuyền với một tình yêu, một lời hứa, niềm tin mãnh liệt và khát vọng đƣợc về xuôi nhìn sóng biển Quy Nhơn
“H’Thuyền ơi! Yên tâm đi, rồi có dịp anh sẽ dẫn em về nhìn sóng biển Quy Nhơn”. Đó còn là kí ức về tình yêu ảo tưởng với Ni - cô bé sinh viên có ngoại hình giống Hương, người yêu đầu của anh. Xúc động nhất vẫn là kí ức về lần trở lại Tây Nguyên với bao day dứt. H’Thuyền đã thắt cổ chết trên đỉnh núi cao sau hai năm đợi chờ thầy giáo. Khi chết, mắt cô mở, nhìn về phía Quy Nhơn với cả niềm khao khát đƣợc bay về biển, căng cánh buồm to lớn để ra khơi. Không thể có thuyền trên núi, cô gái đã chết để đƣợc bay theo tiếng gọi của trái tim về một nơi có biển, có người cô chờ đợi. Anh đã ân hận, day dứt và đau khổ nhường nào khi nhìn thấy bức tượng kia cùng “ánh mắt tình yêu dữ dội” ấy. Lúc này anh thực sự suy sụp bởi tội lỗi của mình gây ra với người