Nhân vật nữ tự ý thức

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG II: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÙY MAI

2.2.1.3. Nhân vật nữ tự ý thức

Từ sau 1975, văn học nói chung và văn xuôi nói riêng đang đi vào chiều sâu của đời sống. Sống như thế nào trong mối tương quan giữa con người và hoàn cảnh là vấn đề cần thiết, luôn đặt ra cho mỗi thế hệ. Việc xây dựng loại hình nhân vật tự nhận thức là một cách nhà văn tự thức nhận và lý giải vấn đề trên theo quan niệm riêng của mình. Có thể xem đây là loại nhân

vật tập trung thể hiện một tư tưởng, một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần xã hội. Khác với nhân vật tính cách đƣợc chú trọng bồi đắp đầy đặn về mặt cá tính, nhân vật tự nhận thức thường đưa ra một cách nhìn, cách hiểu, cách đánh giá đời sống mang đậm chính kiến và suy ngẫm cá nhân. Nhân vật tự ý thức là sản phẩm của cảm hứng nghiên cứu, của tinh thần đi sâu nghiền ngẫm, khám phá các vấn đề đặt ra trong đời sống hiện thực và đời sống cá nhân con người. Hay nói một cách khác, nhân vật tự nhận thức là kiểu nhân vật tự phán xét hành động của mình, tự đối thoại, lục vấn và cảnh tỉnh chính mình với những rung động của nội tâm trước sự dồn đẩy âm thầm mà quyết liệt của lương tâm, của nhân cách con người.

Không giống nhƣ Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, nhân vật tự ý thức của TrầnThùy Mai có sự nhận thức đột biến trùng khít với giây phút thức tỉnh bản thân. Điều đặc biệt là, nhân vật của chị thường thức tỉnh một cách tự nhiên, mà không trải qua nhiều những ngột ngạt, bức bối, những đớn đau, giằng xé vật vã tâm can. Tiếp xúc với kiểu nhân vật này, độc giả không có cảm giác nặng nề, đè nén mà nhẹ nhàng, sâu lắng, hướng đến những giá trị nhân văn. Khảo sát truyện ngắn của Trần Thùy Mai, chúng tôi thấy tiêu biểu cho kiểu nhân vật này là nhân vật Niết (Vãi Thông) trong Lửa của khoảnh khắc; Xuyến trong truyện ngắn Hải Đường Tăng.

Nguyệt trong Qủy trong trăng, Quyên trong tác phẩm Cánh cửa thứ chín, Mi trong truyện ngắn Gió thiên đường

Từ cuộc đời Vãi Thông (Niết) trong truyện ngắn Lửa của khoảnh khắc, người đọc có thể đồng cảm với quá trình tự nhận thức của nhân vật. Sống trong sự cô đơn, tội lỗi đầy ám ảnh, chỉ một khoảnh khắc sai lầm đã khiến vãi bước vào một đoạn đường gian nan, khổ ải. Khoảnh khắc ấy để lại choVãi một đứa con, thằng Cọt không giống người mà như một con thú nhỏ. Vãi Thông cứ nghĩ rằng nơi cửa phật sẽ quên đi quá khứ và đƣợc siêu thoát.

Nhƣng quá khứ ấy, qua hình hài của thằng Cọt đã “không buông tha, đeo riết và trì kéo linh hồn bà”. Sau “những giờ trầm lặng trong hương hoa, kinh kệ với viễn cảnh siêu thoát mà Vãi hằng khao khát, là những giờ đối diện với đứa con trì độn, với đôi mắt mở trừng trừng nhìn vào khoảng không” [46, 196].Vãi Thông “sống lơ lửng giữa cõi tu và cõi tục”, vãi chƣa thể lãng quên đƣợc quá khứ với phút giây hạnh phúc và chuỗi ngày đau khổ, bởi thằng Cọt còn đó, nó vẫn sống để “ám ảnh người đang sống”. Dù không thể lãng quên quá khứ, nhƣng nhân vật cũng đã có đƣợc những phút giây thanh thản trong lòng khi đắm chìm trong hương hoa và kinh kệ. Chỉ đến khi thằng Cọt chết, tất cả những tội lỗi, ám ảnh của vãi mới đƣợc tha. Vãi Thông đem chôn thằng Cọt, với tâm niệm cuộc đời của nó đƣợc giải thoát đồng nghĩa với việc Vãi Thông rũ bỏ được hết ám ảnh. Trái tim héo hắt của người đàn bà ấy ngừng đập, nhƣng cũng chính lúc đó vãi tự nhận ra một điều vô cùng quan trọng trong cuộc đời “Không có nỗi ám ảnh của quá khứ thì cả cuộc đời của bà cũng không còn gì để mà sống” [46, 208]. Kết thúc truyện ngắn cũng là kết thúc cuộc đời của nhân vật, Trần Thùy Mai đã củng cố niềm tin cuộc sống cho nhân vật. Cả cuộc đời sống trong ám ảnh, nhƣng đến lúc sắp rời xa, nhân vật đã tự ý thức đƣợc. Đây là kết quả cuối cùng của nhân vật về bản thân, nhưng cũng là chiều sâu nhân ái mà nhà văn muốn gửi gắm đến người đọc.

Còn Xuyến trong truyện ngắn Hải Đường tăng, là người phụ nữ bị từ hôn đã tìm đến chùa với nỗi thống hận sau hơn hai mươi năm chịu đủ đắng cay, tủi nhục, mất mát, tan vỡ đến tận cùng. Trong buổi sƣ Viên Tâm sắp đƣợc thăng thƣợng tọa, Xuyến có ý định phá đi tất cả. Tuy nhiên, bằng tấm lòng ngộ đạo, trọn kiếp sống với tu hành, sƣ Viên Tâm đã giúp Xuyến tự nhận thức đƣợc và nguôi dần, tắt hẳn ngọn lửa của lòng thù hận. Điều đó khiến cho Xuyến thấy “nhẹ nhõm hơn, đã trút được hết lửa trong lòng và biết quý sinh mạng của mình. Lửa hận dịu rồi thì tâm hồn mới phẳng lặng như cánh đồng

êm ả để chờ gieo những hạt giống mới” [49, 165]. Có lẽ “Kẻ thù lớn nhất của đời người chính là mình”, Xuyến đã kịp nhận ra ý nghĩa của cuộc sống hiện tại, hãy để quá khứ vụt bay cho lòng thanh tịnh. Vì thế trong chốc lát, Xuyến đã tự nhận thức đƣợc hành động của mình “nàng biết hối tiếc, biết ngượng là bởi trong tâm hồn nàng sự sống đang trở lại” [49, 164 - 165].

Cũng nhƣ Xuyến, nhân vật Quyên trong Cánh cửa thứ chín ý thức đƣợc sự bức bối, ngột ngạt của cuộc sống gia đình bị bọc vây trong bốn bức tường lạnh lẽo cũng mong muốn đƣợc vùng vẫy, dù phải trả giá “Tôi sẽ chịu bỏng, chịu cháy, để được đau đớn, được yêu thương. Tôi muốn chịu đựng mọi thứ trên đời, ngoại trừ sự tẻ lạnh”. [44, 67]. My trong truyện ngắn Gió thiên đường cũng phải là con người từng trải, giàu vốn sống mới tự ý thức, mới cảm nhận đƣợc lời nói của cha: “Trong tình yêu hạnh phúc thật ngọt ngào mà khổ đau cũng đầy thi vị. Chỉ có sự trống rỗng chán chường của kẻ không yêu mới thật sự là khủng khiếp”. [43, 34].

Khám phá sâu vào đời sống tâm hồn, chia sẻ, đồng cảm với những nỗi khắc khoải, trăn trở cùng nhân vật trên con đường tự nhận thức, Trần Thùy Mai đã thể hiện sự tinh tế, mẫn cảm và qua đó phần nào bộc bạch phái tính của mình. Nhà văn đã để cho nhân vật tự đối thoại, tự đẩy mình đến tận cùng cảm xúc, để tự thức tỉnh và tiết chế hành vi của chính mình sao cho có sự cân bằng, hài hòa giữa tình cảm và lý trí. Nhƣ vậy để biểu hiện sự tự ý thức của nhân vật, Trần Thùy Mai đã chú ý đến việc xây dựng tình huống và miêu tả những biến động trong thế giới nội cảm của nhân vật. Khắc họa nhân vật trong trạng thái đột biến của nhận thức, chị đã mở rộng biên độ khám phá con người ở chiều sâu cảm thức. Mỗi con người đều có một thân phận, một tính nết riêng, một cuộc đời biệt lập, chịu sự tác động khác nhau của môi trường, hoàn cảnh nhƣng tự ý thức vẫn luôn là điều cần thiết để giảm thiểu những lỡ lầm, trật khất, những sai sót, tai biến cho cuộc đời của mỗi người tốt đẹp hơn,

an nhiên tự tại hơn.

Thế giới nhân vật người phụ nữ hiện lên trong truyện ngắn Trần Thùy Mai thật đa dạng, phong phú. Mỗi nhân vật đƣợc đặt trong nhiều tình huống, hoàn cảnh để họ tự bộc lộ, tự thể hiện mình. Nhƣng sao họ mong manh quá, đau khổ quá. Họ nhƣ những bóng lẻ trên cuộc đời và không có quyền quyết định bản thân mình. Họ là những người phụ nữ bị số phận dồn đẩy vào những tình thế oái oăm, những cảnh đời éo le, nghiệt ngã. Họ chịu đựng số phận của mình một cách cam chịu và nhẫn nại. Thiên tính nữ toát ra từ cách nghĩ, cách hành động, cách nói năng… của người phụ nữ. Phải chăng, chịu đựng, chờ đợi, hy sinh, đau khổ, mất mát… vận vào số phận của người phụ nữ như một sự tất yếu của cuộc đời? Nhƣng trong nghịch cảch của đau đớn, của mất mát, họ vẫn có những cách ứng xử, cách chia sẻ đầy tính nhân văn. Mỗi nhân vật mang đến cho người đọc một sự trân trọng, mỗi số phận mang đến cho người đọc một sự suy ngẫm. Tình người, tình đời đọng lại trên từng trang viết, trong mỗi nhân vật, mỗi câu chuyện. Bằng cảm giác bất trắc, bất an, bất lực, bất bình, bất ổn, Trần Thùy Mai đã nói lên tiếng nói của niềm thiết tha, của khát vọng yêu thương, của niềm tin hạnh phúc. Thông qua từng số phận, từng mảnh đời, nhà văn muốn chia sẻ với người đọc với mong muốn hãy hướng về họ, những con người bé nhỏ, bất hạnh trong cuộc sống. Là tiếng nói đồng cảm: vui với hạnh phúc của nhân vật và đau với nỗi đau của người cùng giới.

Chị viết cho chính bản thân mình và viết để sám hối cho những lỗi lầm không thể nào tránh khỏi ở cõi đời này.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)