Giọng triết lí, suy ngẫm

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 112 - 116)

CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÙY MAI

3.4. Giọng điệu nghệ thuật

3.4.2. Giọng triết lí, suy ngẫm

Giọng điệu triết lí, suy ngẫm là một trong những nét đổi mới của văn xuôi sau 1975 nói chung và của truyện ngắn nói riêng. Lúc này, nhiều nhà văn đối mặt với những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh, thế sự do vậy tính triết lí, suy tƣ đã trở thành phổ biến. Để có đƣợc những triết lý mang tính phổ quát cao về cuộc sống và con người, nhà văn cần có sự từng trải, cảm quan tinh tế, sự chiêm nghiệm sâu sắc và đặc biệt họ phải có một tâm hồn rộng mở, nhạy cảm để đủ sức dung nạp, chọn lọc và nâng lên thành triết lý các vấn đề của cuộc sống. Tùy từng cá tính sáng tạo, cách nhìn cuộc sống, mà mỗi nhà văn sẽ chọn cho mình hình thức triết lý khác nhau. Nếu triết lý của Nguyễn Huy Thiệp thường mang sắc thái bi quan, khinh bạc; triết lý của Hồ Anh Thái thường nghiêm trang, đôn hậu, của Phan Thị Vàng Anh vừa thông minh sắc sảo,vừa trữ tình, sâu lắng, đậm nữ tính, thì trong truyện ngắn Trần Thùy Mai giọng triết lý, chiêm nghiệm thường gắn với những vấn đề gần gũi với cuộc sống đời thường của con người mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Cũng giống nhƣ một số nhà văn nữ cùng thời, giọng triết lí trong truyện của Trần Thùy Mai là những chiêm nghiệm khơi nguồn từ những mất mát, khổ đau trong cuộc đời, nhưng chị không chua chát, mệt mỏi, bất lực, chán chường. Khi triết lí, Trần Thuỳ Mai tỏ ra ít tranh biện, mà chủ yếu là những suy ngẫm, chiêm nghiệm nhẹ nhàng nhưng thấm thía về mọi vấn đề của đời thường về hôn

nhân, tình yêu và hạnh phúc...

Là một người phụ nữ, khi viết về những tâm tư, tình cảm, khát vọng của giới mình, Trần Thùy Mai không bỏ qua cơ hội mƣợn giọng điệu suy tƣ, trữ tình để nói lên những suy ngẫm, chiêm nghiệm của mình về người phụ nữ.

Nếu giọng trữ tình bộc lộ cái tôi nội cảm, khơi sâu vào nội tâm của nhân vật thì giọng điệu suy tƣ cho phép chủ thể nhận xét, nhận định sâu sắc về đời sống, tâm tƣ tình cảm của nhân vật. Giọng điệu này đƣợc nhà văn sử dụng một cách linh hoạt đã khắc họa thành công hình tƣợng nhân vật nữ in đậm dấu ấn cá nhân trong quan niệm nghệ thuật về con người.

Viết về tình yêu, hạnh phúc gia đình nhƣ đã nói các nhân vật của chị đặc biệt là người phụ nữ luôn cháy hết mình với ngọn lửa đam mê. Họ khát khao đến với tình yêu, hạnh phúc luôn mãnh liệt và ao ƣớc đƣợc bất tử. Vì thế nhân vật Ng. (Thị trấn hoa quỳ vàng) đã hiểu đƣợc rằng tình yêu dù đẹp đẽ, lãng mạn nhƣng cũng không thể vĩnh cửu theo thời gian và những biến động của cuộc sống Ng. cảm nhận đƣợc “chính mặt trời cũng không vĩnh cửu”.

Vẫn biết cuộc sống xô bồ, phồn tạp có nhiều bất trắc, song những rung động lãng mạn, những khoảnh khắc yêu thương sẽ giúp con người có lí do để sống, vì thế Quyên (Cánh cửa thứ chín), cô sống trong bốn bức tường vây kín nhàm chán bỗng chốc thấy tình yêu mỗi ngày một lớn lên, Quyên chợt hiểu ra rằng:

“Không phải những hồi chuông điện thoại làm rối tâm tư tôi. Làm rối tâm hồn tôi chính là nỗi khát khao được nhìn thấy, dù chỉ trong một phút, cuộc đời bao la mà trước nay tôi chỉ nhìn trong tưởng tượng”. Quyên vẫn không thôi hướng đến khao khát: “Vẫn biết chân trời là nơi không thể đến được, nhưng dù sao cũng phải có một chân trời”. Cũng đúng khi Trần Thùy Mai cho rằng: tình yêu là lẽ sống, là chất men say quyến rũ của cuộc sống, không thể thiếu, nên con người thường hướng đến nó với một khát khao tuyệt đích, vô biên “Trong tình yêu hạnh phúc thật ngọt ngào, mà khổ đau cũng đầy thi

vị. Chỉ có sự trống rỗng chán chường của kẻ không yêu mới thật sự là khủng khiếp” (Gió thiên đường). Kể cả một cô gái trẻ nhƣ Thể Tú cũng nhận thức được sức mạnh của tình yêu. Từ cuộc đời của người mẹ, Thể Tú đủ tỉnh táo để đấu tranh, thuyết phục cha mẹ khi đến với người đàn ông hơn cả tuổi bố mình “Nếu phải chọn lựa giữa một hạnh phúc mong manh và một bất hạnh bền vững, nên chọn cái gì hơn?... Nhân loại rất đông nhưng chẳng ai thay thế được ai” (Mưa đời sau).

Từ quan niệm coi văn chương là chuyện đời, là dòng đời, mạch đời chìm, nổi khác nhau Trần Thùy mai đã ý thức nâng cao tầm triết luận trong sáng tác của mình. Với mỗi cuộc sống, thân phận của các nhân vật, chị thường suy ngẫm và triết luận hướng con người đến ý nghĩa nhân sinh tích cực. Trước những bi kịch trong hôn nhân, hạnh phúc gia đình của con người:

lấy nhau không có tình yêu (Lửa của khoảnh khắc), hôn nhân chỉ bắt nguồn từ một phía (Nước vĩnh cửu), hay những ích kỉ hẹp hòi làm mòn dần hạnh phúc gia đình (Một chút màu xanh); sự chờ đợi mỏi mòn, vô vọng, đau đớn (Người điên vì hoa)… Tác giả cũng để cho nhân vật của mình tự chấp vấn, tự băn khoăn: “Hôn nhân có thực sự quan trọng như thế không? Có xứng để người ta phải đi lên tận đỉnh núi cao để xin một lời chứng nhận của Thượng đế? Để rồi chẳng bao lâu sau lại tìm cách thoát ra, như tôi bây giờ…” (Nước vĩnh cửu).

“Có lẽ đã xa lắm rồi, cái thời mà người ta có thể sống không cần chút tiện nghi nhỏ nào. Nhưng bây giờ anh mới sực nhớ ra, điều quan trọng không phải là mình không có chiếc quạt máy. Điều quan trọng là mình đã nghĩ đến nhau quá ít… Anh cũng nghĩ như em, bây giờ mà làm một cái gì thì đã muộn.

Nhưng có lẽ, muộn còn hơn không”. (Một chút màu xanh).

Ở nhiều truyện ngắn khác, Trần Thùy Mai đều thông qua những lời thoại, hành động, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật để khái quát thành những

triết lí về cuộc sống: “Khi người ta hạnh phúc, người ta không cảm thấy mình đang trên đường đi đến cõi chết” (Giông mùa xuân). “Cuộc đời như một dòng sông, không ai nói trước được nó sẽ đi qua những ghềnh thác nào... Lẽ nào vì sợ thác ghềnh mà sông không dám chảy?” (Gió thiên đường).“Sông trôi về biển là sông mất. Nhưng sông không chảy thì còn gì là sông” (Khói trên sông Hương). “Tài năng và danh vọng có thể làm người ta ngưỡng mộ, nhưng sự chân thành mới làm người ta thương yêu và xúc động” (Dịu dàng như cỏ). Cuộc sống vốn đa chiều và phức tạp, mỗi con người đều phải tự biết chấp nhận để vƣợt qua. Nhận thức đƣợc điều ấy, các nhân vật của Trần Thùy Mai dù có trải qua những bi kịch, những khổ đau, mất mát song vẫn cố gắng vươn lên để sống tốt đẹp, vị tha hơn.

Kể cả trong cõi tâm linh, Trần Thùy Mai cũng có những triết lí đáng để suy ngẫm. Đó là những triết lý đạo Phật do chính các sƣ thầy đúc kết. Chẳng hạn nhƣ : “kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”(Hải Đường tăng).

“Tu hành là để cứu chúng sinh”, “Tu trên núi thì dễ. Tu giữa chợ mới khó;

Ai bảo đời là tục ? Đời không tục không trong"; " Thầy chưa nghe nói gỗ đá thành Phật bao giờ...”. Sách phật khuyên răn con người không có điều kiện tụng kinh thì cũng chỉ cần tu tâm, gắng sửa những sai lầm trong cuộc sống làm người, bởi khi “tâm không an thì có cầu cũng vô ích”(Thương nhớ Hoàng Lan). Hay quan niệm “sống gửi thác về”, “đời là cõi tạm”, nhân vật Vãi Thông mặc dù không thể lãng quên quá khứ nhƣng cũng có những giây phút thanh thản khi được chìm đắm trong hương hoa và kinh kệ. Bằng những chiêm nghiệm của cuộc đời mình, nhân vật cũng đủ nhận ra “Người ta có mặt trên đời này như những ảo ảnh. Những ảo ảnh hiện ra, di động, gặp nhau rồi dang xa, rồi tan biến như bọt đầu sóng nước” (Lửa của khoảnh khắc).

Với giọng triết lý, suy ngẫm truyện ngắn của Trần Thùy Mai tuy giản dị nhưng vô cùng sâu sắc, đem đến cho con người những bài học về lối sống,

đạo đức làm người. Đồng thời những triết lí đó còn thể hiện cái nhìn nhân sinh tích cực, nghiêm túc của nhà văn về khát khao vươn tới cái đẹp, cái cao cả trong cuộc sống này. Chính vì vậy chất triết lý, suy ngẫm của giọng điệu truyện ngắn Trần Thùy Mai không chỉ tạo sự hấp dẫn lôi cuốn người đọc mà còn góp phần nên phong cách nghệ thuật cho truyện ngắn của chị.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)