Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 96 - 103)

CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÙY MAI

3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật

3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật

3.3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại

Trước hết, đối thoại trong truyện là đối thoại nghệ thuật đảm nhiệm chức năng thẩm mĩ bao gồm hai bình diện lời kể và lời thoại. Lời kể hay “lời gián tiếp là lời văn đảm đương chức năng trần thuật, giới thiệu, miêu tả, bình luận con người và sự kiện (…) là lời của người trần thuật, người kể chuyện”

[53, 178]. Lời thoại là hình thức kể bằng lời nhân vật. Nó còn đƣợc gọi là lời trực tiếp của nhân vật trong văn học.

Xét về đặc trưng giao tiếp, lời đối thoại là lời nói có sự tương tác giữa các lƣợt lời của các nhân vật, là hoạt động giao tiếp “giao tiếp có sự hiện diện giữa người nói và người nghe, có quan hệ trao đổi hô ứng, luân phiên, tạo thành vòng thông tin khép kín. Trong đó mọi xử lí ngôn ngữ đều cần thiết cho mục đích chiến lược hội thoại” [16, 114]. Ngoài ra, theo Lại Nguyên Ân,

“Ngôn từ đối thoại là sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó có sự chủ động và sự thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia (giữa những phía tham gia giao tiếp); mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy” [3, 130].

Trong toàn bộ truyện ngắn của Trần Thùy Mai, chúng tôi nhận thấy chị xây dựng cốt truyện chủ yếu là tâm tình, nhẹ nhàng, sâu lắng, vì thế mà lời

thoại của nhân vật đƣợc sử dụng nhƣ một biện pháp nghệ thuật để bộc lộ nội tâm sâu kín. Xét về mặt tính chất đối thoại, có thể thấy rõ những biểu hiện riêng biệt khi xây dựng lời đối thoại nhân vật của nhà văn nhƣ sau:

Thứ nhất, Trần Thùy Mai sử dụng lời đối thoại trực tiếp. Đây là kiểu đối thoại truyền thống, quen thuộc dễ nhận biết nhất trong tất cả các cuộc đối thoại đƣợc phân chia theo tiêu chí này, bởi nó thuộc đối thoại bề nổi, hiện lên qua bề mặt câu chữ. Ở đó, các nhân vật tham gia đối thoại một cách trực tiếp, có tâm trạng, thái độ, hành động và có đầy đủ lời dẫn truyện. Trần Thùy mai đã khéo léo xây dựng lời của nhân vật bất cứ trong hoàn cảnh hay tình huống nào cũng đều nhẹ nhàng, đủ các yếu tố tham gia. Chị cố gắng đi sâu vào ngõ ngách tâm hồn của nhân vật để lột tả đƣợc thần thái qua các hoạt động nói năng của nhân vật. Điển hình nhƣ cuộc hội thoại giữa hai nhân vật Hiệp và Trúc trong truyện ngắn Chị Hai ơi:

Những lúc rảnh rỗi, chị ôm con ngồi trên bậc cửa, mắt nhìn mông lung về phía xa. Chắc chị đang nhớ đến căn nhà hạnh phúc ngày xưa của mình. Có hôm chị tâm sự:

- Hiệp biết không, chị học tới lớp đệ nhị thì mẹ mất. Không còn ai nữa, đành lấy chồng sớm để nương tựa. Tưởng yên thân, ai dè ông chồng phi công của chị đã có vợ trước rồi! Vậy là bồng con đi liều vào trong này mong nhờ bà con, nhưng bà con cũng hắt hủi. Nhiều lần chị nghĩ đến chuyện chết…

Chị không khóc mà mắt tôi đỏ. Tôi an ủi:

- Đừng buồn chị Hai. Hổng cần chồng, hổng cần bà con. Chị cứ ở đây với mẹ con Hiệp, cũng vui chán.

Câu nói ngớ ngẩn làm chị bật cười. Nụ cười với cái răng khểnh mới thơ dại, tươi tắn làm sao. Năm ấy chị hai mươi bảy tuổi, lẽ ra là những năm đẹp nhất đời người [43, 92].

Ngôn ngữ văn xuôi đương đại, nhất là trong thể loại truyện ngắn thường được cá thể hóa sâu sắc, là ngôn ngữ gần gũi với đời thường, giàu tính hiện thực. Như đã nói ở phần trước của luận văn, các đề tài tiếp cận của Nguyễn Thị Thu Huệ, hay Phạm Thị Hoài, Lê Minh Khuê... thường đề cập đến những rạn nứt, sự băng hoại trong những mối quan hệ gia đình, xã hội vì thế cách sử dụng ngôn ngữ cũng kéo theo đặc điểm của đề tài. Cho nên, khi xây dựng ngôn ngữ đối thoại nhân vật, hầu hết các nhà văn này thường dùng những câu gay gắt, bạo liệt kiểu “đao to búa lớn”, lời văn rút gọn, lƣợc bỏ bớt các yếu tố cảm xúc, tâm trạng khi giao tiếp. Còn với Trần Thùy Mai, chị xây dựng nhân vật không có sự điển hình về tính cách nên ngôn ngữ đối thoại rất nhẹ nhàng, đầy cảm thông chia sẻ, cho dù nhân vật tham gia đối thoại ở trong những vị thế, hoàn cảnh, môi trường sống, trạng thái tâm lí khác nhau. Quan sát hội thoại giữa nhân vật Vũ và Akikô (Thuốc ba màu) mới có thể nhận ra đặc điểm này:

“Ánh trăng từ cửa sổ hắt vào, trải dài, phủ lên người Akikô. Trăng nhuộm màu huyền thoại trên màu áo, màu tóc, khuôn mặt nghiêng nghiêng của nàng. Tôi nâng khuôn mặt ấy trong hai bàn tay mình: "Akikô, em biết không, ở quê hương anh có một huyền thoại, anh sẽ kể cho em nghe, câu chuyện giữa một nàng công chúa và một anh dân chài nghệ sĩ...

Tôi kể cho Akikô nghe câu chuyện của chàng Trương Chi chuyện đã nghe từ bé mà đến giờ tôi mới thấm thía đến rụng rời. Akiko lặng yên nghe, rồi nàng trở mình, tránh hai bàn tay tôi lại để úp mặt xuống gối.

- Có lẽ anh không nghèo khổ, cũng không xấu xí, nhưng Akikô ạ, tất cả chúng ta đều giống nhau ở chỗ có một hoàn cảnh không thể vượt qua. Ở chỗ khát vọng thì vô bờ mà thực tế luôn luôn là những cái khuôn quá nhỏ. Rồi cả em cũng thế, em sẽ phải dừng lại trước những giới hạn rất giản đơn mà em không thể nghĩ đến.

- Vô lí không thể có chuyện ấy. Với em, chỉ có một điều rất giản dị, em yêu anh. Chỉ có điều đó có ý nghĩa thôi. Trong những bức tranh của anh, không hề có giới hạn, không hề có sự bất lực. Akikô nói, giọng nàng buồn rầu, lạnh lẽo.

Nàng quay lại, và trong ánh trăng trắng bạc hắt vào, tôi thấy mắt nàng dại đi, tê tái. Làm sao tôi có thể giải thích cho nàng hiểu, những gì ở trong tranh, trong mơ, ở giữa tôi và nàng đều thuộc về một thế giới khác, không bến bờ, thế giới của thần linh. Và thần linh là để cách xa mà tôn thờ, không thể chạm tay vào, chạm vào một phút thôi tất cả sẽ tan biến thành hư vô… [43, 65].

Lời thoại của nhân vật Vũ cố gắng thuyết phục Akiko về hoàn cảnh thực tại, về sức khỏe của mình nhằm chối từ khéo léo tình cảm của anh. Nhà văn đã sử dụng lời thoại dài, câu văn ngắn nhƣng lại có đủ nhƣ để khắc sâu thêm tâm trạng não nề của nhân vật trong tình cảnh này. Còn Akiko, cô gái đến từ xứ Phù Tang yêu da diết Vũ, cô chỉ coi tình yêu của mình với Vũ là định mệnh, là “không hề có sự giới hạn, không hề có sự bất lực”. Lời thoại nhân vật diễn ra nhịp nhàng, có sự đắn đo, có sự tiếc nuối, và cũng có cả sự quyết liệt trong diễn biến tâm trạng của nhân vật.

Một biểu hiện nữa trong ngôn ngữ đối thoại của truyện ngắn Trần Thùy Mai là dạng đối thoại gián tiếp. Đây là hình thức đối thoại ngầm mang tính chất vô hình. Nó được hiểu như là một sự đối thoại hướng tới người khác hay tới một điều gì khác. Loại đối thoại này thường tạo ra sự tranh luận ngầm giữa các chủ thể lời nói. Nhiều khi, chủ thể lời thoại không xuất hiện một cách trực tiếp mà “đội lốt” dưới dạng của một nhân vật khác. Xét trong một số truyện ngắn của Trần Thùy Mai, giữa các lời thoại của nhân vật, có khi vẫn có những phát ngôn lạc khỏi giao tiếp – những phát ngôn mang tính độc thoại của người trần thuật. Ẩn trong vai một người giao tiếp, người trần thuật không chỉ trao

đổi trực tiếp với nhân vật mà còn dễ dàng kể chuyện. Có thể thấy rõ trong lời thoại sau:

Cô Thơi hứ một tiếng, đỏng đảnh: “Đã thương thì thương cho trót, đã vót thì vót cho tròn. Đã giữ thì giữ riết luôn, đã cho thì cho đứt…”. Tôi bỗng ngượng ngùng không khóc nữa. Ừ, đã cho thì cho đứt luôn, sao tôi đã nói hi sinh mà còn tiếc nuối. Nhưng là người có máu thịt, làm sao bỗng chốc cắt lìa? Tôi đâu phải thánh mà một phút dứt bỏ nửa cuộc đời… Không, không phải nửa cuộc đời mà, anh là cả cuộc đời tôi [48, 58].

Hay lời thoại của nhân vật Xuyến và sƣ Viên Tâm Hải Đường tăng:

Trời sắp sáng, sư Viên Tâm mở cửa thiền phòng. Xuyến vật vã, bứt tóc:

“Bạch thầy, con đã làm hại thầy”.

“Kẻ thù lớn nhất của đời người chính là mình”. Lời phật vang lên trong ông. Một hạt mầm vô tình gieo từ hai mươi năm giờ đã thành cây đắng trái độc. Không tránh khỏi. Nghiệp đã khởi, hãy để cho nghiệp đi đến củng rồi mới có thể sánh vai với trời xanh mây trắng” [49, 165].

Bằng giọng triết lí, suy ngẫm nhân vật đã tự tạo ra tiếng nói của bản thân mình để đối thoại với độc giả. Đây cũng là một kiểu đối thoại nhân vật trong nhiều truyện ngắn của Trần Thùy Mai nhƣ: Thập tự hoa; Cánh cửa thứ chín; Nơi có cây tùng xanh biếc; Dịu dàng như cỏ

Một dạng đối thoại nữa trong truyện ngắn Trần Thùy Mai là đối thoại trong độc thoại. Về hình thức nó gần nhƣ độc thoại nội tâm nhân vật. Bởi

“độc thoại nội tâm cũng là hình thức đối thoại của nhân vật. Trong đó người đối thoại cũng là chính mình, nói cách khác đó là sự phân thân, một mình đóng cả hai vai người nói và người nghe, và nói lại bằng một giọng khác, một cách suy nghĩ khác” [16, 77].

Đó là kiểu độc thoại ngay trong lời đối thoại, khi nhân vật “lơ đãng”

với hiện tại mà sống với tâm tưởng, với hoài niệm. Có thể thấy được trong

truyện ngắn Thập tự hoa, người mẹ đang nói chuyện với con gái – bé Mi (lên mười tuổi). Nhưng những lời nói của người mẹ không nhằm hướng đến đứa con mà đấy là tự chấp vấn mình, tự mình giải tỏa nỗi niềm với bé Mi “Con không tin! Đứa bé phụng phịu kêu lên, và người đàn bà bối rối. Huyền thoại đã cũ, nhưng tiếc thay, là một huyền thoại có thực. “Con biết không, mỗi người đàn ông đều có con thuyền và giấc mơ của mình, họ đến bến rồi lại bỏ đi, mẹ không muốn ngăn cản những chuyến đi ấy bao giờ”. “Còn con, con thì khác. Nếu con thương yêu ai, con nhất định sẽ giữu lại bên con… Có lúc nào đó, con sẽ như mẹ, cảm thấy sợ giữ lại bên mình những cuộc đời bị giam hãm…” [42, 101 – 102]. Nhƣ thế ngôn từ trong đọan hội thoại trên lộ rõ hai tính chất: Thứ nhất là tính trực tiếp về nội dung, tức là nó chứa đựng ý thức và kiểu giọng của nhân vật; thứ hai là gián tiếp về ý thức, nghĩa là nó đƣợc tác giả, hoặc người kể chuyện phát ngôn, viết như lời gián tiếp. Vì thế, ta bắt gặp trong lời thoại của nhân vật: có mang tính hướng nội, tức người đàn bà đang trực diện nói với con; vừa mang tính hướng ngoại, người đàn bà như đang hướng đến người đàn ông tên Thắng. Phong cách truyện ngắn của Trần Thùy Mai là truyện trữ tình sâu lắng, những trải lòng của nhân vật thường nhẹ nhàng, sâu kín mà ấp ủ bao tâm trạng, chính vì thế nhìn hình thức bên ngoài dù là câu văn được tổ chức dưới dạng hội thoại của các nhân vật, nhưng thực chất lại là lời nhân vật tự giải tỏa tâm trạng ấp ủ từ bên trong. Có thể thấy rõ hơn qua lời thoại của nhân vật YĐông (Thuyền trên núi) gặp cha của H’Thuyền. “Thầy giáo đừng khóc nữa, tôi biết nó không chết đâu mà nó bay về biển đó. Tôi nằm ngủ, thấy nó đứng trên một chiếc thuyền đẹp lắm, căng lá buồm rất to ra khơi. Ama Yvứ ơi! Bác là người hay là mơ? Tôi là người hay mơ, hay cả nhân gian đều quờ quạng lần theo những giấc mơ?... Thầy giáo ơi, không phải tại thầy mà tại tôi. Tôi đặt tên nó là H’Thuyền. Làm sao mà có thuyền trên núi?” [48, 78]. Cả người cha của H’Thuyền và YĐông đang hội

thoại nhƣng cả hai nhân vật cũng nhƣ đang tự chấp vấn mình về cái chết của H’Thuyền.

Khi đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, việc sử dụng từ ngữ hội thoại của các nhân vật chịu sự chi phối của ý đồ nghệ thuật của tác giả.

Truyện ngắn của Trần Thùy Mai tự nhƣ một lời tâm tình dài, vì thế hình thức đối thoại đƣợc sử dụng nhƣ là một biện pháp nghệ thuật để bộc lộ tâm tình.

Do vậy, khi xây dựng độc thoại, Trần Thùy Mai thường tạo ra những khoảng trống ngắn. Chính những khoảng trống này có sức gợi lớn. Ẩn sau nó là một dòng suy tƣ sâu kín, với những khao khát hiện sinh cháy bỏng. Qua lời đối thoại đó, độc giả có thể thấy đƣợc những biến động lớn trong cuộc đời, số phận nhân vật mà không cần nhiều đến hình thức đối thoại trực tiếp, thể hiện độ căng vấn đề nhƣ một số nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo.

Quan sát đoạn hội thoại giữa giáo sư Thanh – người nghiên cứu văn học dân gian và nhân vật bà Lài – người nổi tiếng ca hò một thời trong tác phẩm Dòng suối cạn nguồn, trước đó ông Thanh đề nghị bà kể lại chuyện hò hát ngày trước:

- Chuyện hò hát ngày xưa, nói thiệt với thầy, tui không còn nhớ. Già rồi, lẫn lộn cả rồi. Thầy bỏ lỗi…

- Xin lỗi bác, bác cho chúng tôi hỏi một vài câu nhỏ thôi. Bác cho biết, ngày xưa bác thường đối đáp với những ai trong làng?

Nét mặt bà Lài như chùng xuống, bà lặng im rất lâu rồi nhìn ra nơi khác:

- Dạ… gặp đâu hát đó, có chi mà nhớ thầy [49, 67].

Có thể thấy, trong lời đáp của bà Lài có hành vi rào đón biểu đạt.

Người nghe có thể rút ra được từ câu nói của bà lời từ chối và niềm mong muốn chấm dứt cuộc nói chuyện về đề tài không muốn này. Sự im lặng rất lâu của bà Lài gợi đến những quá khứ buồn, miền kí ức thăm thẳm của nhân vật.

Trong một số truyện ngắn khác, người đọc cũng bắt gặp những câu đối thoại bỏ trống nhƣ: Hải Đường tăng; Biển đời người; Gặp ở xứ người; Thập tự hoa… Chẳng hạn nhƣ trong truyện ngắn Biển đời người:

Ba năm sau. Tôi đã lên, tăng lương hai lần. Làm được bao nhiêu tiền, nướng hết vào thuốc lá. Tính lầm lì, cả ngày chỉ biết làm.

Đi làm về, chưa thay áo, tôi nghe mẹ nói:

- Con Bim về, có bồng con qua đây thăm.

-

- Lấy chồng Việt kiều, đi Tây về mà không mập, lại còn gầy đi nữa chớ.

-

- Đi ba năm mà không có được một món quà cho ra hồn.

-

- Sao Măng im như thóc, không nói gì vậy cả?

- Thì có gì đâu mà nói….[41, 108].

Chuyện về người năm xưa nay bỗng mẹ anh khuấy động là cả một hồi ức ngọt ngào và cũng nhiều đắng cay. Sự im lặng trong lời thoại của nhân vật cũng có hàm ý nói về nỗi buồn, cô đơn trong thực tại vừa gợi về những năm tháng hụt hẫng trong quá khứ của nhân vật khi Bim bỏ đi theo một người nước ngoài.

Có thể nói, ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Trần Thùy Mai đƣợc tổ chức theo một lối riêng thiên về bộc bạch, giãi bày, là kiểu đối thoại mà gần như độc thoại. Đôi khi lời thoại không hướng về nhân vật đối thoại mà người nói như nói với chính mình. Chính những đặc điểm riêng này Trần Thùy Mai đã kéo bạn đọc gần với nhân vật hơn, giúp độc giả thấy đƣợc thế

giới nhân vật chân thực, rõ nét hơn.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)