Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 90 - 95)

CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÙY MAI

3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật

3.3.1. Ngôn ngữ trần thuật

Ngôn ngữ trần thuật là nơi bộc lộ rõ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn. Ngôn ngữ trần thuật có ý nghĩa to lớn, giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ cấu trúc ngôn ngữ của tác phẩm. Hơn thế, “ngôn ngữ trần thuật còn là yếu tố cơ bản thể hiện cái nhìn, giọng điệu và phong cách của tác giả”

[53, 125]. Chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn sau 1986 vừa bộc lộ tính hiện đại vừa thể hiện khá rõ đặc trƣng văn hóa vùng miền. Người trần thuật không những tải nội dung truyện kể mà

còn chuyển những giá trị văn hóa nằm sâu dưới lớp ngôn ngữ. Có vẻ đẹp bình dị của vùng sông nước Cửu Long qua bờ kênh, con rạch, những cù lao xanh…

của Nguyễn Ngọc Tƣ; có chất thâm thúy, và cũng hồn hậu của miền Bắc trong sáng tác của Nguyễn Tại Thu Huệ, Lê Minh Khuê; và có chất Huế đặc trƣng mà độc giả có thể cảm nhận đƣợc qua những phát ngôn cụ thể của người trần thuật ở Truyện ngắn Trần Thùy Mai. Trong sáng tác của chị, chúng tôi thấy khi xây dựng các nhân vật, chị thường dùng ngôn ngữ giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường, mang đậm nét vùng miền.

Trước hết, khi xây dựng các chân dung nhân vật, chị thường sử dụng các lớp từ địa phương và từ ngữ tôn giáo, tâm linh khá dày đặc tạo được hiệu quả thẩm mĩ cao, nét duyên dáng rất Huế. Lớp từ ngữ này đƣợc nhà văn sử dụng linh hoạt, trong các tình huống, hành động, chi tiết miêu tả cụ thể của nhân vật. Các từ ngữ địa phương được nhà văn vận dụng khi đặt trong cách xƣng hô của nhân vật có tính chất thân mật, suồng sã trong gia đình hay trong mối quan hệ khác nhƣ: mạ, mệ, út, tui, tau, hắn, mi, ổng hay các danh từ:

lãnh vực, chậu kiểng, hột gà, hỗn danh; các động từ: biểu, vứt, quăng, bịnh, ở giá, nuốt lớn, ưng; các tính từ nhƣ lui cui, giả đò, dài dài, dữ hí; các từ ngữ chỉ định, nghi vấn: ni, mô, chi, tê, răng, rứa… Tất cả đều đƣợc Trần Thùy Mai sử dụng một cách hợp lí, khéo léo trong những ngữ cảnh nhất định.

Chính điều đó đã đem đến không gian truyện có âm sắc riêng, mang nét đặc trưng vùng cố đô và nét hồn hậu, chất phác của con người xứ Huế và đem đến những sắc thái mới lạ cho độc giả. Bên cạnh lớp từ địa phương, Trần Thùy Mai còn sử dụng lớp từ ngữ tôn giáo, tâm linh khá dày đặc trong truyện ngắn của mình. Có khi các từ ngữ mang màu sắc tôn giáo đƣợc sử dụng ngay ở tiêu đề của tác phẩm: Gió thiên đường, Phật ở Kyongju, Qủy trong trăng, Hải Đường tăng, Người bán linh hồn, Thập tự hoa… Lớp từ tôn giáo còn đƣợc sử dụng bao gồm cả những từ ngữ quen thuộc trong vốn từ toàn dân khi nói đến

đạo Phật nhƣ: Phật tổ, niết bàn, tâm linh, linh hồn, nhân duyên, thiên đường, địa ngục ,kiếp, cứu khổ, cứu nạn, nghiệp chướng, thanh tịnh, chay sạch… và có những lớp từ chuyên biệt của đạo giới nhƣ: Đắc đạo, quy y, sám hối, thoát nghiệp, hành thiền, cầu siêu, giác ngộ, đắc đạo, sắc, không, bồ đề, hành hương… Việc sử dụng các lớp từ ngữ tôn giáo, tâm linh trong truyện ngắn Trần Thùy Mai là lời của các nhân vật thuộc những tầng lớp, lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau đƣợc vận dụng trong những phát ngôn tự nhiên, phản ánh thực cuộc sống của một vùng đất chịu ảnh hưởng lớn của đạo Phật. Qua đó còn giúp nhà văn bộc lộ được chủ đề, tư tưởng trong tác phẩm của mình.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, những lớp từ ngữ tôn giáo xuất hiện nhiều không phải là để giảng giải những vấn đề cao siêu, trìu tƣợng, cũng không nhằm truyền bá cho tôn giáo mang màu sắc mê tín, dị đoan, tiêu cực mà nó hướng con người tới sự tốt đẹp hơn trong cuộc sống, trong ứng xử giữa cuộc đời trần tục.

Tiếp theo, ngôn ngữ trần thuật độc đáo của truyện ngắn Trần Thùy Mai còn đƣợc thể hiện ở hệ thống những câu văn trần thuật. Đọc các truyện ngắn của chị, chúng tôi thấy đặc điểm dễ nhận ra là cốt truyện tâm tưởng, ít lời đối thoại, vì vậy xuất hiện những câu trần thuật dài, ngắn, miêu tả xen kẽ nhau một cách nhịp nhàng nên tạo được sắc thái sâu lắng, trữ tình. Trước hết, để tạo đƣợc sự cân xứng hài hòa, Trần Thùy Mai xây dựng câu trần thuật ở đoạn mở đầu và đoạn kết của mỗi đoạn hay cả tác phẩm. Đó là những câu văn thiên về bộc bạch cảm xúc, tâm sự hay những ấn tượng của nhân vật, người kể chuyện cho nên nhà văn thường sử dụng những câu văn có nhiều thanh bằng, nhịp điệu nhẹ nhàng, lan tỏa mà không đổ gãy. Đặc biệt, nhà văn tạo điểm nhấn ở mỗi kết thúc của tác phẩm với những câu văn trần thuật đẹp, dặt dìu, tạo những cái kết mở, khơi gợi những triết lí suy ngẫm về cuộc đời, số phận con người. Chính lối kết cấu mở - kết đó đã tạo được nhịp điệu riêng trong

lối trần thuật của tác giả, đồng thời tạo đƣợc cơ sở cho dòng tâm trạng nhân vật vận động và phát triển. Có thể thấy qua truyện ngắn Eva dại khờ, cả những câu đầu và kết tác phẩm đều là lời của người kể. Mở đầu tác phẩm, Trần thùy Mai sử dụng các câu kể, tuy ngắn gọn nhƣng đã bao quát đƣợc nhanh về những bất hạnh của nhân vật: “Khi Hưng ra sân bay đi du học, có tất cả hai mươi hai người đi tiễn. Một năm sau, khi anh quay về không trống không kèn, nhìn xuống nơi chia tay năm trước chẳng thấy một ai. Cái tiếng tăm “sa đọa, trác táng” mà người ta đồn đại về anh chắc chắn làm cho những người thân của anh thất vọng, họ đang nói về anh như về một con người khác” [42, 3]. Còn đoạn kết của tác phẩm là những tâm tƣ của nhân vật về con người, cuộc đời qua hình bóng Vy ngây “Hưng gỡ tay Vy, bước nhanh trên con đường về… Những ảo ảnh của vườn địa đàng đã tan rồi, nàng Êva giờ đây đã biết biết lành, biết dữ. Anh bước đến ngồi bên nàng, áp mặt vào đôi bàn chân mũm mĩm – Đôi bàn chân rồi đây sẽ phải chập chững đi trên những con đường chông gai của thế gian” [42, 25]. Mở đầu và kết thúc gồm cả lời của người kể và cả những tâm tư của nhân vật sẽ mở ra những diễn biến câu chuyện về cuộc đời, tư chất người nghệ sỹ như Hưng. Họ không bao giờ vì tiền tài, danh vọng, tình yêu mà trở nên ích kỉ, hẹp hòi. Đặc biệt ở đoạn kết này đã hé mở được tâm hồn, phẩm chất trong sáng của người nghệ sĩ. Nhà văn muốn nhắn gửi đến thế hệ bạn đọc những triết lí cuộc sống, tình yêu và hạnh phúc là vậy. Hay ở tác phẩm Thị trấn hoa quỳ vàng, Trần Thùy Mai mở đầu bằng những câu văn nhƣ sau: “Bây giờ, Ng. cũng không nhớ tại sao hai người lại chọn cái thị trấn xơ xác ấy làm nơi gặp gỡ. Mười năm trước họ không biết gì về nó, ngoài địa danh bất chợt nhặt ra từ trí nhớ mông lung, địa danh mơ hồ, gợi lên một vùng đất xa xôi ven biển” [38, 218]. Với việc xây dựng những câu văn trần thuật như thế, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi vào thế giới nội tâm của nhân vật .Ng với những hoài niệm đẹp trong quá khứ. Và

khi kết thúc truyện ngắn, nhà văn có sự đồng hiện lời người trần thuật và những câu văn miêu tả đẹp gợi cảm xúc của nhân vật: “Sáng hôm sau, trên chuyến xe rời thị trấn Ng. mệt mỏi thiếp đi, nàng mơ thấy hai người gặp nhau trên ghềnh đá cũ…. Nàng thấy lại vòng tay ấm và cái hôn vị mặn - giây phút của phép lành đã ban cho nàng sự sống lần thứ hai trong đời. Ðúng vào lúc ấy, ngọn gió lốc chợt thổi lên, cuốn xiết; mặt biển trở nên một vực xoáy khổng lồ; trong tiếng cát bay dữ dội, doi đất cong cùng thị trấn hoa quỳ vàng từ từ bị cuốn theo dòng cuồng lưu vô tận. Ng. thanh thản mỉm cười và nép mình trong vòng tay người yêu dấu trong khi cả hai cùng với ghềnh đá trôi theo một hành trình xa hút. Hành trình ấy dẫn đến một xứ sở rất xa, xa hơn mọi ánh sáng mặt trời - Bởi vì chính mặt trời cũng không vĩnh cửu” [38, 225]. Với việc sử dụng lối trần thuật này rất thuận lợi cho việc tái hiện những dòng tâm lí nhân vật, phục vụ cho ý đồ dịch chuyển sự chú ý của người đọc từ những sự kiện miêu tả ở bên ngoài vào nội tâm nhân vật.

Theo dõi toàn bộ truyện ngắn của Trần Thùy Mai, chúng tôi còn nhận thấy tác giả sử dụng nhiều câu trần thuật miêu tả (miêu tả sự việc, miêu tả cảnh vật và miêu tả nội tâm nhân vật) chiếm ƣu thế và tạo nên dấu ấn phong cách tác giả rất rõ nét. Câu văn trần thuật miêu tả sự việc và cảnh vật thường là những câu đơn hoặc câu ghép có cấu trúc bình thường. Còn câu trần thuật miêu tả nội tâm nhân vật thường là những câu văn giàu định ngữ, bổ ngữ đƣợc kéo dài bởi các thành tố đồng chức năng, làm tăng yếu tố trữ tình cho đoạn văn và cả tác phẩm. Chẳng hạn nhƣ các câu văn sau: “Tôi đi bên anh, trên bờ cát. Nắng buổi chiều rất tươi đổ bóng chúng tôi trên những làn sóng mịn. Rồi cả hai cùng ngồi trên chiếc thuyền con, rẽ sóng về phía hòn Phụ Tử.

Tóc tôi bay rối tung, trong khi anh chỉ cho tôi những hòn núi đá nhấp nhô trong vịnh Thái Lan. Tất cả đều màu mặt trời chiều, mặt trời đỏ au đang từ từ lặn sâu vào sóng biển” (Cánh cửa thứ chín). Đọc những câu văn trần thuật

miêu tả này Trần Thùy Mai không đơn giản chỉ để miêu tả ngoại cảnh mà còn là dòng chảy không ngừng của nội tâm nhân vật: “Gió biển thổi lồng lộng qua cửa sổ, tấm drap trải giường được phủ sơ sài bồng bềnh những đợt sóng.

Trăng cũng vào theo cửa sổ. Có vị mặn của biển và có vị mặn của da thịt; có cái dịu ngọt của trăng, và nỗi dịu ngọt của vuốt ve. Bắt đầu từ phút đó cả hai không nói một lời nào, đều hiểu mình đã thành hai nửa của một con người duy nhất” [38, 218].

“Bây giờ căn phòng đầy gió ấy ở đâu. Tại sao tôi có thể quên được căn nhà thiết thân dường ấy chỉ vì nó thiếu đi một tấm bảng, một cái tên...

Ðúng là đã có sự thay đổi, từ bao giờ, nàng không biết. Có lẽ sự thay đổi ấy có dần dần từ rất lâu nhưng đến bây giờ Ng. mới thực sự nhận ra. Trong ánh sáng chập chờn - Thứ ánh sáng kỳ lạ có màu của ráng chiều và bọt nước - Ng. rẽ thẳng ra bờ biển. Sóng ào ào xô vào ghềnh đá. Một cô gái dân chài đi ngược lại phía Ng. đầu đôi thúng nặng, đôi má màu nâu hồng. Thân thể thiếu nữ khoẻ mạnh căng tròn làm Ng. không nhận ra đó là đứa bé mọi năm - Mùa đông qua, cô bé gái đã lớn phổng lên đến mức không ngờ. Ðiều an ủi Ng. là cô ta vẫn nhận ra nàng mặc dù ánh mắt thật lạ kỳ, chiếu vào khuôn mặt Ng.

soi mói như thể nàng đang mang một vết nhọ trên mũi” [38, 223]. Với việc sử dụng nhiều câu trần thuật miêu tả đã giúp truyện ngắn Trần Thùy Mai có một lối đi riêng: nhẹ nhàng, trữ tình, đằm thắm mà sâu lắng biết bao.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)