CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÙY MAI
3.4. Giọng điệu nghệ thuật
3.4.1. Giọng trữ tình, nhẹ nhàng, sâu lắng
Chất trữ tình trong truyện ngắn chính là sự bộc lộ ý nghĩ, cảm xúc, tâm trạng của con người và qua đó thể hiện cái tâm trong sáng mà đầy nặng tình cảm, sự ƣu tƣ thời thế của nhà văn. Về cơ bản, chất trữ tình trong truyện ngắn cũng có những biểu hiện nhƣ trữ tình trong thơ. Đó là sự bao trùm của cái nhìn trữ tình với thế giới, là sự giãi bày tâm trạng của nhân vật. Đó còn là sự đong đầy cảm xúc trong giọng điệu. Với phong cách viết truyện ngắn của Trần Thùy Mai, chị tránh xa những cốt truyện gay cấn, căng thẳng, lối viết căng tràn thông tin… nhà văn đã làm mờ cốt truyện bằng cách tìm đến kết cấu tâm tình. Mỗi câu chuyện có thể là cuộc gặp gỡ bất kì của các nhân vật, một tình huống ngẫu nhiên, sự vỡ lẽ, một trải nghiệm đắng cay, những giằng xé nội tâm, những hồi ức và kỉ niệm gợi thức, những khát vọng nhân bản… Tất cả đều đƣợc Trần Thùy Mai cảm thức, trải nghiệm bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và sâu lắng lôi cuốn bạn đọc vào dòng tâm tưởng miên man, đằm thắm trong tâm hồn thế giới nhân vật.
Có thể nói, Trần Thuỳ Mai đƣợc coi là cây bút giàu nữ tính bậc nhất trong làng truyện ngắn hiện nay. Trữ tình là thế mạnh của chị. Chị đã mƣợn giọng điệu trữ tình để bộc lộ cái tôi nội cảm, khơi sâu vào tâm hồn mỗi nhân vật, nhằm phát hiện, đề cao vẻ đẹp con người, chia sẻ, cảm thông với những bất cập trong cuộc sống mà con người gặp phải, nhất là với người phụ nữ.
Theo dõi toàn bộ truyện ngắn của nhà văn, khi xây dựng các chân dung nhân vật, dù là nhân vật nữ hay nhân vật nam, họ có cuộc đời, số phận, bản chất, tính cách nhƣ thế nào đi chăng nữa, chị vẫn biểu đạt bằng chất giọng điềm
tĩnh, nhẹ nhàng mà không gân guốc, sâu cay. Nhƣ đã nói, đời sống sâu kín trong tâm hồn con người là điều quan tâm đặc biệt của Thuỳ Mai. Để thể hiện đời sống sâu kín đó, trong truyện ngắn của mình, nhà văn đã sử dụng thích hợp lối độc thoại nội tâm với giọng điệu trữ tình tha thiết. Truyện ngắn của chị là những câu chuyện tình yêu đẹp nhƣ ảo ảnh, mà ở đó, các nhân vật thường sống trong những hoài niệm đẹp như trong cổ tích về những phút giây hạnh phúc trong tình yêu. Họ luôn hồi tưởng lại quá khứ, ngưỡng vọng về quá khứ trong cảm xúc lâng lâng, nhƣ ảo, nhƣ thực. Bởi vậy mà nỗi đau, những mất mát, chịu đựng, hi sinh của nhân vật cũng dễ dàng đƣợc bộc lộ: “... Một thế giới đã bị vùi lấp. Tôi đã tự chôn mình cùng với thế giới ấy và giờ đây tôi đang khóc tôi.” (Cánh cửa thứ chín). “Hạnh phúc, hạnh phúc không chỉ là tĩnh vật, không là người, không là phong cảnh. Tôi không bao giờ vẽ nó ra được. Nhưng nó mãi còn trong những sắc màu. Tôi vẽ hối hả, vẽ không ngừng, sợ kỳ nghỉ qua đi và Akiko lại đem đi tất cả, bỏ lại tôi với nỗi trơ trụi, với nỗi buồn, cái chai rỗng và cái cốc lẻ loi của mình”; “... ngày nào còn sống tôi còn đợi. Dù em dã ra đi với lời vĩnh biệt, nhưng biết đâu ít nhất một lần nữa trong đời, em sẽ đến và chỉ trong khoảnh khắc, tôi sẽ sống lại cùng em những gam màu huyền thoại. Là màu hồng phơn phớt ở đầu những nụ hồng trắng. Là màu xanh biếc trong mắt của những người đang hôn nhau. Là màu tím than huyền hoặc trên cao những đêm hạnh phúc. Niềm mong mỏi ấy âm ỉ mãi trong tôi như cái tàn thuốc dẫu bị gạt lìa ra nhưng vẫn cố cháy nốt cho đến lúc bạc trắng thành tro” (Thuốc ba màu).
Giọng điệu trữ tình tha thiết cho phép tiếp cận và khai thác triệt để cái tôi bề sâu của con người. Không chỉ viết về nỗi đau và sự mất mát, truyện ngắn Trần Thuỳ Mai luôn đề cao sự tha thứ, lòng nhân ái của con người đối với con người. Chính điều đó đã làm dịu đi những nhọc nhằn, đau đớn của cuộc đời và kiếp người: “Xuyến bước đi. Nàng co rúm lại khi bước qua trước
cặp mắt kinh ngạc của những tăng sinh đang quét lá trong sân chùa, không kịp hiểu rằng giờ đây nàng biết sợ, biết hối tiếc, biết ngượng là bởi trong tâm hồn nàng sự sống đang trở lại” (Hải Đường tăng). Bằng giọng điệu mƣợt mà, đôn hậu, đằm thắm, chị đã thổi vào nhân vật một chút gì đó huyễn hoặc và mơ hồ, có khi lại là cơ hội để cho người đọc tự soi mình, để nhận ra những gì gần gũi và thân thương nhất. Đấy là sự thay đổi về diễn biến tâm lí để hướng con người đến những giá trị nhân ái hơn. Đọc truyện ngắn Thương nhớ hoàng lan hay ,Gió thiên đường, ta có thể thấy chính lòng yêu thương, sự bao dung, độ lượng của con người mang sức mạnh cảm hóa.
“Bỗng nhiên tôi se lòng. Thương ba. Thương tôi. Và tôi chợt hiểu vì sao mãi mãi ba tôi không quên được Thanh Thuý Tàu, một con người phản bội” (Gió thiên đường).
“Bất giác tôi oà khóc. Nước mắt theo nhau lăn trên má tôi như ép cho hết những dòng tục lụy cuối cùng (...). Tôi tưới cây bằng nước giếng chùa.
Hoàng Lan lớn lớn lên, năm này qua năm khác, nở hoa vàng mong manh.
Mong manh như tất cả những gì đẹp trên thế gian.
Tôi cầm lòng thôi thương, thôi nhớ” (Thương nhớ Hoàng Lan).
Cũng có khi Trần Thùy Mai đặt nhân vật của mình trong cuộc sống thường nhật với những khó khăn, lo toan vất vả khiến tính cách con người đôi lúc nhỏ nhen, thờ ơ và định buông xuôi thì giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng của chị vẫn kịp để thắp sáng niềm cho con người. Cả Tuấn và Loan sẽ nghĩ lại, nhìn lại vào cuộc sống hiện tại. Những chi tiết nhỏ nhặt, vặt vãnh sẽ giết chết cuộc sống hôn nhân, thì chỉ cần một hành động nhỏ để quan tâm, chủ động dành yêu thương cho nhau sẽ giúp họ cập bến bờ của hạnh phúc: “Loan.
Có lẽ đã xa lắm rồi, cái thời mà người ta có thể sống không cần chút tiện nghi nhỏ nào. Nhưng bây giờ anh mới sực nhớ ra, điều quan trọng không phải là mình không có chiếc quạt máy. Điều quan trọng là mình đã nghĩ đến nhau
quá ít… Anh cũng nghĩ như em, bây giờ mà làm một cái gì thì đã muộn.
Nhưng có lẽ, muộn còn hơn không. Anh đi, hy vọng giữa chúng mình vẫn còn một cái gì đó tươi xanh, và mong có bóng mát cho em trong cuộc sống – chút bóng mát đủ cho mình có thể nhìn vào mắt nhau…” (Một chút màu xanh).
Theo dòng cảm xúc của nhân vật, Trần Thùy Mai nhẹ nhàng, chậm rãi tạo nên chất giọng êm ái, thủ thỉ, gia tăng chất trữ tình cho tác phẩm. Đó là lối đi riêng của chị nhằm lôi cuốn mọi thế hệ độc giả.