CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÙY MAI
3.4. Giọng điệu nghệ thuật
3.4.3. Giọng ngậm ngùi, xót xa, thương cảm
Một trong những đặc trưng nổi bật về giọng điệu truyện ngắn đương đại cũng là giọng điệu ngậm ngùi, xót xa, thương cảm và sẻ chia. Người kể chuyện có khi là một người chăm chú theo dõi diễn biến cuộc đời và số phận của các nhân vật trong câu chuyện kể, lúc lại xuất hiện với vai trò người trong cuộc tự bộc lộ, giãi bày tâm tình. Dù xất hiện ở cương vị nào, điểm nhìn nào thì giọng điệu của người kể chuyện luôn là giọng điệu cảm thương, chia sẻ với nhân vật của mình hay tự thương chính mình (khi người kể chuyện là một nhân vật kể về chuyện của mình).
Bên cạnh giọng điệu trữ tình, giọng triết lí thì giọng ngậm ngùi, xót xa, thương cảm cũng là một đặc sắc của Trần Thùy Mai. Tuy không được thể hiện rõ ràng và tỉ mỉ nhưng cũng chính giọng điệu ngậm ngùi, xót xa, thương cảm đã giúp Trần Thùy Mai thể hiện chân thực và rõ nhất về số phận nhân vật. Đồng thời giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về quan niệm trong sáng tác của chị. Với Trần Thùy Mai, ngậm ngùi xót xa, ở đây không phải chỉ để đồng cảm, chia sẻ với nhân vật mà quan trọng hơn chị muốn trải lòng mình cùng với các nhân vật. Hay nói đúng hơn là chị cũng đang soi chiếu cuộc đời của mình với các nhân vật để gia tăng những vấn đề nhức nhối về cuộc đời, thân phận con người trong xã hội hiện đại này.
Từ cách nhìn nhận của Trần Thùy Mai về cuộc đời, thân phận của nhân vật, viết lên những bi kịch, những mất mát, khổ đau, những hi sinh đến tận cùng tự nó đã phơi bày sự xót xa, cay đắng của nhà văn. Một số phận của cô
Hạnh (Trăng nơi đáy giếng), cả cuộc đời hy sinh, chịu đựng cho chồng để rồi cuối cùng cuộc sống rơi vào sự cô đơn, bế tắc đến tiều tụy, cô đã phải tìm đến cõi vô hình để nương tựa; xót xa thay cho những cô gái còn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống đến với tình yêu bằng sự thủy chung, sự chờ đợi đến mỏi mòn cuối cùng nhận cái kết là bặt vô âm tín, có khi lấy cái chết để đƣợc thanh thản nhƣ nhân vật H’Thuyền (Thuyền trên núi), Vân (Người điên vì hoa); cũng thật đáng buồn có những số phận con người sống mà như đã chết, sống để chứng kiến những cảnh đau lòng đến quặn thắt: công chúa Ngọc Bình (Nàng công chúa té giếng), Thể Cúc (Thể Cúc)… Viết lên những mảnh đời này nhà văn Trần Thùy Mai đã gợi lên bao cảm xúc xót xa, cay đắng của nữ giới.
Có khi nhà văn tự đứng trong cuộc, thâm nhập sâu vào cuộc sống của mỗi nhân vật để cảm nhận và chia sẻ. Bởi đằng sau những xung đột, mâu thuẫn nội tâm, những giằng xé, đau đớn, những mất mát, hi sinh của nhân vật nếu không là người trong cuộc chắc chắn sẽ không thể tái hiện thành công đƣợc. Khảo sát hàng loạt truyện ngắn của chị, chúng tôi thấy đa số nhà văn lựa chọn những tình huống có vấn đề; xây dựng các kiểu câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu hỏi tự vấn, các dấu chấm lửng… để thể hiện sự thương cảm , xót xa của mình. Trước tấn bi kịch của người phụ nữ, cuộc sống nhƣ một cực hình thảm khốc của Ngọc Bình hay nàng Thể Cúc, những nhân vật sống thời hậu cung xa xƣa, Trần Thùy Mai vẫn có thể nhƣ hóa thân vào nỗi đau của nhân vật bằng hệ thống những hình ảnh, ngôn từ, câu văn. Sự cảm thông cho nỗi khổ tâm của Ngọc Bình trước chứng bệnh “té giếng” của con, trước nỗi đau thảm khóc mà chồng nàng phải chịu, nỗi đau đớn đến chết lặng khi lại phải làm vợ, làm cơn khoái lạc cho kẻ thù: “Ngồi trên chiếc đoản kỷ chạm xà cừ lấp lánh, nàng như đang ngồi trên một bụi gai… Ngọc Bình nghe vậy, nhắm mắt như có cái gai dài đâm thấu tim. Nàng lảo đảo đứng dậy!”.
Đó là tiếng thét kinh hoàng của Ngọc Bình vì “trong lúc ấy vừa thấy Quang
Toản hiện ra, người đầm đìa máu!” [47, 19 – 20]. Bên cạnh đó, việc vận dụng linh hoạt các kiểu câu sẽ giúp nhà văn tăng đƣợc tính biểu đạt cho mỗi tình huống nhân vật. Những đắng cay, sự ngỡ ngàng, xót xa khi thấy sự vô nghĩa của mình cho người khác: như nhân vật Na trước sự thay đổi nhanh chóng của Tuấn, người yêu của cô (Người bán linh hồn): “Anh nói sao?. Na kêu lên, tưởng chừng tim vỡ ra. Có thể nào? Nàng phấp phỏng… Na vật vã, lăn lộn, lao vào níu tay Tuấn” [45, 244]. Việc sử dụng những câu văn ngắn, câu cảm thán, câu hỏi tự vấn như thế, sự xót xa cho số phận của người phụ nữ cả đời hi sinh như Na cho người yêu càng thêm não nề. Còn “Bà Hải tưởng như sét nổ ngay trước mặt. Cái gì? Ai có mang? Ai tha thứ? Trời đất ơi?...
Bên tai bà là tiếng khóc của ông chồng. Chỉ là khóc thôi sao! Cứ làm bậy, làm đổ vỡ hết rồi khóc như trẻ con là xong thôi sao?” (Tháng tư trở lại).
Kể cả khi viết những bi kịch trong cuộc sống của người đàn ông, điều này chị cũng đã từng tâm sự viết về những người đàn ông khi được nghe chuyện trực tiếp về họ hoặc đƣợc một ai đó kể lại, nhƣng những nỗi đau, giằng xé nội tâm của họ cũng được nhà văn thấu cảm như người trong cuộc.
Nhà văn đã thấu hiểu đƣợc nỗi khổ đau của Vũ khi không đáp lại tình yêu của Akiko và tiếc nuối, nhớ nhung, khát khao trước tình yêu của nàng dành cho.
Cuối cùng nhận lại cũng chỉ là sự hụt hẫng, cô đơn: “Nhưng liệu nàng có còn quay lại? Câu hỏi ấy cứ vang lên, xót xa, mỗi lần tôi nhìn những Akikô hiện lên từ trong lòng gỗ! Đã lâu quá rồi, điện thoại nhà tôi không còn vang lên tiếng nói của nàng, tiếng nói ngày nào đã gởi đến tôi lời tiên tri về định mệnh! Chẳng phải là lúc ra đi nàng đã nói vĩnh biệt, nàng đã nói không chịu đựng nổi khi phải nhìn tôi?
Akikô! Dù chỉ một lần thôi, xin em hãy quay về! Hãy bay về cùng tôi từ xứ sở của ngàn cánh hạc!” (Thuốc ba màu).
Có thể thấy dù viết về vấn đề gì, những trang viết của Trần Thùy Mai
vẫn không ra khỏi chất kết dính kì diệu là cảm xúc nữ tính. Viết về cuộc đời của các nhân vật, đặc biệt là người phụ nữ, trái tim của nhà văn Trần Thùy Mai đã có nhiều rung động, xúc cảm. Chị hóa thân vào nhân vật để cùng buồn, vui, khát khao, đam mê, xót thương, nuối tiếc… Thông qua giọng điệu trữ tình, sâu lắng; giọng triết lí, suy ngẫm và giọng ngậm ngùi, xót xa, thương cảm, Trần Thùy Mai đã chọn cho mình lối đi riêng, sáng tạo về hình thức nghệ thuật.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Trong tiến trình phát triển của dòng văn học đương đại, cùng với thế hệ các nhà văn nữ, Trần Thùy Mai đã tạo đƣợc dấu ấn riêng và một phong cách độc đáo. Với ngọn lửa của lòng đam mê đƣợc yêu, đƣợc viết, đƣợc sống cùng với số phận các nhân vật mà mình sáng tạo, chị đã khẳng định tên tuổi mình trong lòng người đọc bằng hàng loạt truyện ngắn vừa phản ánh được cuộc sống con người vừa mang đậm giá trị nhân sinh sâu sắc. Không ồn ào với những đề tài nóng bỏng, không thu hút bằng những cốt truyện lạ… Trần Thùy Mai viết như để giãi bày. Chị hướng đến cuộc sống con người bằng sự trôi chảy theo trực cảm, cảm giác, vì thế cuộc sống cứ nhẹ nhàng đƣợc đón nhận mà vẫn không kém phần gay gắt. Bằng sự trải nghiệm, cái tâm trong nghề, chị đƣa đến cuộc sống hiện đại những vấn đề với đủ sắc màu mà lại rất gần gũi: đó là những bi kịch éo le, những nghịch cảnh cuộc sống và cả những khát khao cháy bỏng của con người trong tình yêu, hạnh phúc gia đình, những rung động sâu sắc và lãng mạn của tình yêu… Qua đó, Trần Thùy Mai lách sâu ngòi bút của mình vào thế giới tâm hồn của con người để được khám phá, phát hiện, để đƣợc chiêm nghiệm, sẻ chia và đồng cảm. Không nhìn hiện thực bằng con mắt ráo hoảnh, trần trụi; không phản ánh cuộc sống con người bằng sự bạo liệt, gai góc; không bằng thái độ cay đắng, giễu cợt, Trần Thùy Mai cảm nhận bằng chính trái tim nhẹ nhàng, đa cảm, tinh tế và sâu lắng đầy nhân bản. Chính vì thế đằng sau những truyện ngắn của chị, người đọc thấy có phảng phất ít nhiều cái đời tƣ dịu dàng và đa đoan, sự thâm trầm và sâu sắc của nhà văn gốc Huế này.
2. Qua các sáng tác và những phát ngôn của Trần Thùy Mai trên báo chí, chúng ta có thể thấy chị có quan niệm nghệ thuật rất rõ ràng và toàn diện về cuộc sống, con người, về nghề văn và người cầm bút, trong đó đáng chú ý
là quan niệm nghệ thuật về con người - con người cá nhân với những nỗi đau cuộc sống, những bộn bề lo toan, những khát khao, rung động vô bờ… Từ đó nhà văn đã xây dựng đƣợc trong truyện ngắn của mình thế giới nhân vật đa dạng. Nhân vật nữ - hình tƣợng trung tâm, nổi bật nhất với các kiểu: nhân vật bi kịch; nhân vật chủ động, tìm kiếm tình yêu và hạnh phúc gia đình; nhân vật tự ý thức. Nhân vật nam – hình bóng nhạt nhòa, thụ động, trong đó có các kiểu: nhân vật đớn hèn, biến chất; nhân vật thụ động, không dám đối mặt với tình yêu; nhân vật có nhân cách cao cả. Mỗi nhân vật có một cuộc đời, số phận, phẩm chất, tính cách khác nhau. Song khi viết về họ, Trần Thùy Mai tỏ ra là một cây bút sắc sảo trong việc khám phá, phân tích những diễn biến tinh tế thế giới nội tâm nhân vật. Đặc trƣng nhân vật của truyện ngắn Trần Thùy Mai thường chứa đựng chiều sâu của sự suy ngẫm, sự tinh tế của tâm trạng, cảm xúc, những phản ứng tâm thức kín đáo, những nỗi đau tinh thần cụ thể.
Dù có vấp phải những tình huống nào trong cuộc sống chăng nữa thì chị vẫn cho thấy nghị lực, khát khao của các nhân vật luôn cháy bỏng, thoát khỏi sự tầm thường để nuôi dưỡng tình yêu thương cho những tổ ấm gia đình.
3. Thông qua các truyện ngắn của mình, Trần Thùy Mai cũng chứng tỏ đƣợc những sáng tạo riêng về hình thức nghệ thuật. Đó là cách miêu tả ngoại hình nhân vật; cách khắc họa tâm lí; sự lựa chọn ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ nhân vật và cách vận dụng các giọng điệu khác nhau khi xây dựng nhân vật. Tạo đƣợc điểm nhấn độc đáo riêng, Trần Thùy Mai cũng chú ý miêu tả ngoại hình để từ đó làm nền cho việc khắc họa thế giới nội tâm phức tạp, đa chiều của nhân vật. Vốn là nhà văn dịu dàng, giàu nữ tính nên ngôn ngữ trần thuật của chị thường rất nhẹ nhàng, gần gũi với cuộc sống mà vẫn đậm chất thơ và chất trữ tình. Trần Thùy Mai cũng khéo léo trong việc kết hợp ngôn ngữ đối thoại với ngôn ngữ độc thoại. Cả ngôn ngữ đối thoại, độc thoại đều rất đặc biệt, ít khi bị tỉa gọt, lƣợc giản cảm xúc, ngƣợc lại bao giờ cũng đầy đủ
lời dẫn chuyện, diễn biến tâm trạng, hành động, thái độ nhân vật khi tham gia đối thoại. Từ đó chị gia tăng thêm sự tự ý thức, chiêm nghiệm của nhân vật trước những vấn đề nhân sinh. Đồng thời còn tạo được nhiều khoảng trống để độc giả nhập cuộc với nhân vật, rút ngắn đƣợc độ dài, độ căng của vấn đề, nên truyện ngắn của chị vì thế cũng trữ tình, sâu lắng hơn. Gắn liền với việc kết hợp ngôn ngữ là ý thức tạo ra sự riêng biệt của Trần Thùy Mai trong việc sử dụng giọng điệu. Chính việc vận dụng linh hoạt giọng trữ tình, sâu lắng;
giọng điệu triết lí, suy tƣ và giọng điệu ngậm ngùi, xót xa, thông cảm, Trần Thùy Mai đã tạo được chất giọng ấm áp, thiết tha tình người, tình đời mà không táo bạo, sắc bén, lạnh lùng, giễu nhại nhƣ các nhà văn nữ cùng thời.
Điều này đã lí giải vì sao Trần Thùy Mai đƣợc coi là nhà văn giàu tính nữ vào loại bậc nhất trong làng truyện ngắn đương đại Việt Nam.
Với hơn 30 năm cầm bút, Trần Thùy Mai đã có nhiều cống hiến nghệ thuật. Dấu ấn phong cách của nhà văn vẫn còn lưu trên từng trang viết, nó chứng tỏ sức dẻo dai, bầu nhiệt huyết, trái tim say mê khi viết, khi yêu của chị. Trần Thùy Mai, viết không nhằm để chứng minh một điều gì, mà quan trọng là được cảm nhận, gửi gắm tấm lòng của mình cho con người, cho cuộc đời những điều đang ấp ủ, nung nấu. Vì thế, chúng ta có thể tin chị không bao giờ dừng lại, một chân trời mới, một thế giới nghệ thuật mới hơn vẫn đang chờ đợi chị khám phá. Độc giả vẫn có thể kì vọng về bước tiến tiếp theo của Trần Thùy Mai với những trang viết sâu lắng, sống động và có sức lan tỏa rộng lớn hơn.