Kiểu nhân vật bi kịch

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 42 - 58)

CHƯƠNG II: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÙY MAI

2.2.1.1. Kiểu nhân vật bi kịch

* Bi kịch của những người phụ nữ trong cuộc sống đời thường do những xung đột cuộc sống

Nói đến bi kịch trong tác phẩm văn học là nói đến một trạng huống tâm lí, một đặc điểm số phận của con người, của thời đại. Đó chính là trạng huống mâu thuẫn đến cùng cực, là sự đau đớn, mất mát, là cảm giác bất mãn của con người trong cuộc đời đầy biến động và phức tạp. Vì vậy nhân vật bi kịch được hiểu là sự tổng hòa, phức hợp của những mâu thuẫn, xung đột, những nỗi đau không thể giải quyết, điều hòa trước tác động của hiện thực. Nói cách khác, nhân vật bi kịch thông thường do họ bị xô đẩy vào hoàn cảnh khách quan và chủ quan. Nhân vật đứng trước sự lựa chọn hoặc sống thì phải chà đạp lên nguyên lí đạo đức hoặc giữ mình trong sạch thì phải chọn cái chết. Nhân vật bi kịch khi xung đột với cái xấu, họ gặp phải những điều bất hạnh, thậm chí phải chịu cái chết thể xác đau đớn hay cũng có thể là cái chết tâm hồn dai dẳng, tái tê. Song họ lại là những con người dám đấu tranh chống lại vận mệnh, định mệnh và chấp nhận nó, cho dù có chịu những nghiệt ngã, đớn đau.

Có thể thấy rằng, dù ở bất kì thời đại nào những nỗi đau khổ của con người cũng là những nhức nhối trên từng trang viết của mỗi nhà văn. Muốn đứng trên tầm cao tư tưởng thì hơn ai hết, họ phải biết trăn trở với những nỗi đau, những bi kịch của con người dù là rất nhỏ bé.

Trong văn học trước 1975, vấn đề cá nhân chỉ là những âm thầm, giấu kín bên trong, những ngang trái éo le, hoàn cảnh của cá nhân (nếu có) đóng vai trò làm phương tiện để tô đậm phẩm chất con người cộng đồng. Đến văn xuôi thời kì đổi mới, đặc biệt ở lĩnh vực truyện ngắn, các nhà văn đã đi thẳng vào vấn đề thân phận con người, thế giới bên trong của con người, ý nghĩa nhân sinh, lẽ sống con người ở đời và sâu sắc hơn, coi con người là đối tượng

để khám phá, lí giải những bí ẩn trong đời sống xã hội.

Đọc những sáng tác của các nhà văn nữ thời kì đổi mới, trong đó có nhà văn Trần Thùy Mai, độc giả mới nhận ra đƣợc hết sự quan tâm sâu sắc của họ đến vấn đề số phận con người, nhất là với số phận người phụ nữ. Các nhà văn thường quan tâm và khắc họa những bi kịch của con người trên phương diện tâm lí và tình cảm với nhiều vẻ rất phong phú. Với Trần Thùy Mai, ám ảnh trên từng trang viết của chị là những số phận người phụ nữ với nhiều thiệt thòi, mất mát, đau khổ và bất hạnh bởi do thiếu sự đồng cảm và sẻ chia.

Trong sáng tác của mình, Trần Thuỳ Mai không quá chú trọng gọt rũa vẻ đẹp bên ngoài của nhân vật mà chị thường dụng công đi sâu vào vẻ đẹp bên trong. Song ở nhân vật nào của chị họ cũng vẫn là người phụ nữ hoàn hảo. Chỉ vài ba câu văn, người phụ nữ hiện lên với ngoại hình đẹp, sự kết hợp vẻ đẹp truyền thống và nét đẹp hiện đại, dịu dàng đa đoan, phúc hậu. Họ có nội tâm phong phú, khát khao tình yêu và hạnh phúc, giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Đó là những Trúc (Chị Hai ơi) “với cái nhìn xoáy buốt, khuôn mặt trái xoan, nước da rời rợi trắng”; là Lan (Thương nhớ Hoàng Lan) nhỏ nhắn, tinh nghịch, xinh xắn và rất đáng yêu; là Aphin (Nước Thề), Hơ Thuyền (Thuyền trên núi), với cánh tay mịn màng màu bánh mật, con mắt nhìn xoáy buôt mà hoang dã, nồng nàn của những cô gái miền núi xinh đẹp, khoẻ mạnh, hồn nhiên, yêu tin bằng tất cả tấm lòng trong sáng, thánh thiện của mình; Là Chăn Tha (Chăn Tha) với vẻ đẹp của những đường cong mềm mại và đôi mắt chứa đựng sự hoang dã, u uẩn của núi rừng Campuchia; họ Là Quyên, là Ni, là Na, là Vân, là Naoko, Akiko, ... Tất cả đều đẹp, bản lĩnh, đều có trái tim đa cảm và khát vọng đƣợc yêu, đƣợc sống hạnh phúc với tình yêu của mình. Song họ lại có một cuộc sống ít may mắn trong tình yêu và hạnh phúc gia đình. Đó là sự cô đơn, bất hạnh, nhận sự thiệt thòi về mình,

hoặc họ gặp những bi kịch trong sự lựa chọn và quyết định những việc lớn lao của cuộc đời, nhiều khi buộc họ phải hi sinh cái này để đƣợc cái kia nhưng rốt cục lại mất tất cả chẳng được gì để rồi tâm hồn trở nên tê dại trước cuộc sống. Thậm chí, họ phải tìm đến cái chết khi rơi vào ngõ cụt của sự chờ đợi mong manh. Những câu chuyện về cuộc đời của người phụ nữ ấy là nạn nhân của hoàn cảnh sống trong xã hội hiện đại, họ có một số phận thiếu may mắn cũng bởi khát vọng tình yêu bất tử trong họ quá lớn và nhân hậu quá giữa vòng xoáy bội bạc của cuộc đời. Bằng chính sự trải nghiệm cuộc đời và lòng nhân ái của mình, nhà văn Trần Thùy Mai đã cúi xuống để cảm thông, chiêm nghiệm, thấu hiểu, phát hiện và biểu đạt những rung động trong tâm hồn con người.

Viết về những người phụ nữ trẻ tuổi, những nhân vật chưa trải qua sự va vấp trong cuộc sống hôn nhân, Trần Thùy Mai cũng nhằm làm rõ những nạn nhân của hoàn cảnh cuộc sống xã hội hiện đại, bị chính người đàn ông phản bội, hay cũng chính do họ quá nhẹ dạ cả tin, do khát vọng đổi đời nhƣng hiện thực mong manh… để rồi khiến cuộc đời của mình rơi vào sự dở dang, bất hạnh đầy chua xót. Ở những nhân vật này, họ vẫn còn sự trong sáng, ngây thơ, đầy niềm đam mê và những khát khao cháy bỏng, khát khao đƣợc cháy tới cùng của tuổi trẻ. Vì thế khi đối diện với những tình huống trớ trêu cuộc đời, họ không chấp nhận sự nửa vời, thờ ơ, nguội lạnh của người đàn ông, họ dám hành động, cư xử có bản lĩnh và cương quyết. Đọc Người điên vì hoa, người đọc nhận ra Vân vốn là một cô giáo dạy văn, bỏ nghề để sống với tình yêu của mình. Vân yêu thương và chờ đợi đám cưới với Sơn, chờ đợi đến mệt mỏi trong một ảo tưởng về tình yêu trong khi “kế hoạch ly dị của Sơn kéo dài trong hai năm, ba năm rồi năm năm”, rồi Sơn “tiếp tục hẹn. Tháng sáu, rồi lại tháng mười, rồi lại tháng sáu sang năm, rồi lại tháng mười và tháng sáu...”. Cứ như thế, Vân trở thành nạn nhân của những ảo tưởng tốt đẹp về

hạnh phúc và tình yêu mà chính mình khao khát. Vân cứ chạy theo những lời hứa suông của Sơn. Đây không phải là sự mù quáng trong tình yêu mà đó là niềm tin, sự yêu hết mình trong tình yêu, nhƣng cuộc sống, hoàn cảnh xã hội không đơn giản nhƣ Vân nghĩ vì vậy trái tim của Vân dễ bị tan vỡ. Càng khao khát mãnh liệt Vân càng gặp bi kịch trong tình yêu bấy nhiêu.

Hay nhƣ Na trong Người bán linh hồn cũng yêu bằng trái tim trong sáng và sự hi sinh tất cả cho người mình yêu. Vì tình yêu, Na đã chấp nhận trong tủi nhục lời đề nghị bẩn thỉu của một đại gia kinh doanh tranh: cả bức tranh và cô giá ba ngàn đô. Đó là bức tranh do Tuấn, người yêu của Na, vẽ chân dung Na thời hai người mới yêu nhau. Là bức tranh mà Tuấn tâm đắc và yêu quí nhất trong suốt quãng đời cầm cọ của mình. Na chấp nhận đánh đổi một đời con gái vì trân trọng nghệ thuật, tài năng của Tuấn, và cũng muốn giữ lại căn hộ hai người đang ở vì có người muốn giành thuê với giá hai nghìn rưỡi đô. Cuộc sống đầy những thử thách, những cam go đòi hỏi con người đủ bản lĩnh và sự tỉnh táo để vƣợt qua. Đó có thể là sự hy sinh chứ không bao giờ là sự đánh đổi. Bởi vì khi đã đánh đổi thì mình không còn là chính mình. Sự hi sinh ấy quá lớn, Na rất đau khổ, nhƣng nàng đã tình nguyện bởi “nàng muốn gánh lấy cái phần tục lụy nghệ thuật để cho tâm hồn anh khỏi bị tổn thương” [45, 244]. Nhƣng rốt cục, tình yêu và sự hi sinh của Na không đƣợc đền đáp. Tuấn đã rơi vào vòng xoáy bội bạc của cuộc đời, trở thành “kẻ bán linh hồn”, phụ bạc niềm tin, tình yêu và lí tưởng nghệ thuật mà cả Tuấn và Na hằng ấp ủ bởi ánh hào quang của tiền tài và danh vọng. Trong cuộc sống hôm nay, không ít người đã ngã quỵ trước sự cám dỗ của đồng tiền, của những danh vọng cao sang. Họ chấp nhận đánh đổi, xem nhƣ một trò chơi: may nhờ rủi chịu. Cuối cùng, người phụ nữ luôn phải chịu sự thua thiệt, mất tất cả, để lại nhiều vết thương lòng khó phai.

Tình yêu, hạnh phúc dường như trở thành một giấc mơ, một hoài niệm

thường tan vỡ theo bọt của ảo ảnh. Dù cuộc sống có biến thiên, lòng người có thay đổi, người phụ nữ vẫn giữ trọn những kỉ niệm đẹp, vẫn thủy chung với người mình yêu. Thậm chí còn là sự hi sinh cho tình yêu. Điều này biểu hiện rõ nhất ở khuôn mặt của H’Thuyền trong truyện ngắn Thuyền trên núi. Nàng ôm trong mình một mối tình đơn phương với Y Đông, người thầy giáo từ miền xuôi lên miền ngƣợc dạy học, thực chất là trốn chạy bởi nỗi đau vì tình yêu tan vỡ, và sự nhẫn nại chờ đợi: “hai năm, ngày nào nó cũng lên núi chờ thầy giáo”. Chờ đợi trong mòn mỏi, cuối cùng nàng đã chọn cho mình cái chết. Cái chết vẫn ám ảnh theo lời hứa của thầy giáo“Yên tâm đi, rồi sẽ có dịp anh dẫn em về nhìn sóng biển Quy Nhơn”, “Khi chết, mắt nó cứ mở, nhìn về phía Quy Nhơn” [48, 75 – 77]. Đó là cái chết của thân xác trần tục để linh hồn đƣợc sống, đƣợc yêu và mãi yêu. Nhƣng đó là cái chất đầy ám ảnh, đầy nhức nhối. Đứng trước tượng mồ của H’Thuyền, Y Đông mới thấy đôi mắt tình yêu dữ dội của nàng, mà chỉ có thần linh mới tạc được, chứ người trần gian không thể nào làm nổi.

Khi viết về hạnh phúc gia đình, Trần Thùy Mai rất thành công trong việc tái hiện những bi kịch của những người phụ nữ bởi vì hơn ai hết họ là người thấu hiểu cuộc sống gia đình, họ nhẫn nhịn, hi sinh và lặng lẽ chịu đựng tất cả để rồi nhận lại, họ sống trong sự cô đơn, hẫng hụt, mất đi niềm tin, nghị lực vào cuộc sống, khô héo thể xác lẫn tâm hồn. Mặt khác, sự trải nghiệm và sự mẫn cảm của nữ giới đã giúp chị nhận ra rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn là người chịu thiệt thòi nhất, đau khổ nhất, dằn vặt nhất. Nhân vật Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng đƣợc miêu tả với cảm hứng mãnh liệt về thân phận người phụ nữ mà bất hạnh đến từ hạnh phúc và sự hi sinh. Cô Hạnh là mẫu người phụ nữ truyền thống, hết lòng chăm sóc chồng, người chồng mà cô yêu thương và tôn thờ như một thần tượng, như vị Thánh sống. Đối với chồng, có lẽ chỉ hai điều có thể dùng cho Hạnh đó là: cam chịu

và quên mình. Sự cam chịu trước những lời cay nghiệt của mẹ chồng; tất tả đi mua bún mỗi buổi sáng hầu hạ chồng – ngày nào cũng nhƣ ngày nào – bất kể trời mƣa hay trời nắng “Những bữa trời mưa lâm thâm, cô kéo chiếc nón che tô bún, quên cả che đầu” [48, 55]; hình ảnh Hạnh khéo léo gọt củ khoai ngọt, dẻo nhất, hấp với lá dứa để chồng ăn lúc thức khuya đọc sách… Sự quên mình khiến người đọc bất bình nhiều hơn là cảm phục. Hạnh quên mình trong cuộc sống hằng ngày để cung phụng Phương - chồng cô, để ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt miễn sao làm vui lòng chồng. Hạnh không thể sinh con, cô biết điều đó làm Phương buồn. Và chính Hạnh đã “quên mình” khi nhờ người giới thiệu Thắm, một cô gái quê để “xoá đi nét buồn trên khuôn mặt” Phương.

Hạnh dùng tất cả số tiền dành dụm đƣợc để mua nhà cho Thắm ở. Khi sống với Thắm, chức hiệu trưởng của Phương bị đe doạ, chính Hạnh là người bênh vực Phương, chấp nhận li hôn để bảo toàn công danh cho chồng, để thầy giáo Phương giữ được uy tín, thể diện. Hạnh dặn dò vợ mới của chồng chăm sóc chồng nhƣ mình từng chăm sóc vô điều kiện. Sự quên mình của Hạnh còn thể hiện ở sự chăm sóc Cu Nhứt, con của Phương và Thắm. Mãi đến khi biết được sự hi sinh của mình chẳng có ý nghĩa gì vì chính Phương và Thắm đã tìm đến nhau từ trước, rằng mình đã bị phụ bạc, nhất là khi chứng kiến Phương, người đàn ông sạch đến nỗi “không bao giờ đi qua dưới dây phơi”

dù Hạnh đã cất hết đồ lại “ngồi chò hõ bên vòi nước” giặt tã lót, thì Hạnh thực sự rơi vào bi kịch. Tình yêu không còn, hạnh phúc thì đã mất từ lâu, nhƣng tệ hơn nữa là thần tƣợng cũng đổ vỡ, niềm tin lung lạc. Bất hạnh, khổ đau là thế nhưng Hạnh không hề oán thù Phương và Thắm, những kẻ phản bội niềm tin và tình yêu của mình, những kẻ gây ra bất hạnh cho mình. Hạnh đã tìm đến một cuộc sống khác ở cõi tâm linh, tôn thờ một ông chồng và đứa con trong tưởng tượng. Cô Hạnh tôn thờ “ông chồng Hoàng Bảy” mũ áo xênh xang trên bàn thờ nghi ngút, trong ngôi nhà lạnh lẽo, ám ảnh những

bóng ma. Và giờ Hạnh lại phục dịch “ông chồng Hoàng Bảy” chẳng khác gì ông chồng bạc bẽo trong nửa cuộc đời trước. Cũng ướp trà sen, mua bún bò mỗi buổi sáng, thịt bò luôn nấu với hoa thiên lí, những đĩa ớt xanh với nước mắm sánh, thơm dù chỉ nhìn không ăn nhƣng bữa não cũng phải có… Với sự kết thúc truyện ngắn này, Trần Thùy Mai để lại bao sự trăn trở, day dứt về số phận người phụ nữ trong xã hội hiện nay. Hồn nhiên cho, chấp nhận và thứ tha tất cả là đặc điểm của nhân vật Hạnh nói riêng và những người phụ nữ nói chung trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Bao dung, độ lƣợng muôn đời vẫn là ưu điểm và phải chăng cũng là nhược điểm của người phụ nữ? Có lẽ phẩm chất ấy đã đem đến hạnh phúc và cũng mang đến cả khổ đau, bi kịch cho họ. Người phụ nữ trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai có số phận thiếu may mắn và hạnh phúc có lẽ bởi khát vọng tình yêu bất tử trong họ lớn quá và nhân hậu quá giữa vòng xoáy bội bạc của cuộc đời.

* Bi kịch của những người phụ nữ là nghệ sĩ

Người đọc biết đến những truyện ngắn của Trần Thùy Mai bởi quan niệm sáng tác của chị mang đậm tính nhân văn và sự đa dạng trong việc lựa chọn đối tƣợng để phản ánh cuộc sống. Ngoài những nhân vật nữ trong cuộc sống đời thường đóng vai trò trung tâm trong kết cấu tác phẩm thì những người phụ nữ làm nghệ sĩ đa tài, đa cảm cũng chiếm một vị trí khá quan trọng trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Họ là những nghệ sĩ xiếc, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, ca sĩ... Những người làm nghệ thuật trong các truyện của Trần Thuỳ Mai là những người có niềm đam mê rất mãnh liệt, họ sống chết vì nghệ thuật, hết mình vì nghệ thuật. Nhƣ phần đầu nội dung của luận văn đã trình bày, nhân vật người nghệ sĩ trong sáng tác của Trần Thùy Mai tưởng rằng họ có cuộc sống giàu sang, sung sướng, sẽ chỉ đầy mộng và đầy thơ. Nhưng hiện thực lại hoàn toàn khác. Họ đều rơi vào cảnh nghèo túng, mòn mỏi, luôn đau khổ, dằn vặt, vừa nhẫn nại, cam chịu, vừa mơ mộng trong tâm hồn và những

khát khao thăng hoa nghệ thuật để rồi đau xót khi ƣớc vọng không thành. Có lẽ khi xây dựng chân dung các nhân vật, Trần Thùy Mai đều muốn hướng đến khám phá cuộc sống theo góc riêng của mình và không dừng lại ở một đối tƣợng cụ thể, chị vẫn miệt mài kiến tạo để khẳng định phong cách của mình.

Khảo sát truyện ngắn của nhà văn, chúng tôi nhận thấy những nhân vật nghệ sĩ nhƣ vậy trong một loạt truyện ngắn: Thuốc ba màu, Đêm tái sinh, Dòng suối cạn nguồn, Khói trên Sông Hương, Chiếc phao cứu sinh, Qua các tác phẩm này, Trần Thuỳ Mai thể hiện tình người, lòng bao dung, sự đồng cảm với khát vọng của người nghệ sĩ và bộc lộ quan điểm của mình về nghệ thuật, về đời sống, về sự sáng tạo và thăng hoa nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ.

Bởi vậy trong sáng tác của mình, chị đã khắc họa thành công các nhân vật. Họ là bà Lài (Dòng suối cạn nguồn) với những câu hò Huế nuôi dƣỡng tình yêu suốt một đời tuổi trẻ; là Mi (Gió thiên đường), dù cuộc sống có khó khăn nhƣ thế nào cô vẫn căng tràn nhựa sống với những điệu nhảy và tình yêu cuồng si của Hiếu. Là Ngân (Đêm tái sinh), Trang (Khói trên sông Hương) đã khước từ tình yêu để âm thầm cháy một mình với những lao động nghệ thuật, với những bài ca Huế; một Tiểu Phƣợng (Huyền thoại về chim phượng) với một

“cử chỉ vuốt tác mềm mại…cử chỉ muôn đời của những cô gái Huế”, với cái mong muốn giới thiệu với du khách những cái đẹp của xứ Huế, nhất là cái đẹp ở phần hồn của đền đài lăng tẩm… Trần Thùy Mai viết về những nhân vật nghệ sĩ này với niềm cảm xúc chân thành, mãnh liệt và say mê biểu hiện nó trên các bình diện nghệ thuật.

Đam mê, cống hiến hết lòng cho nghệ thuật, tìm thấy ở nghệ thuật niềm tin và lẽ sống, những nhân vật nghệ sĩ của Trần Thùy Mai có cuộc sống, tình yêu không trọn vẹn. Đây chính là đặc điểm của kiểu nhân vật nghệ sĩ trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Truyện ngắn Khói trên sông Hương kể về nhân vật Trang với đoạn đời không hạnh phúc. Cô đã phải nếm trải những đau đớn,

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Trang 42 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)