CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN TẠI DOANH NGHIỆP
1.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
Để đánh giá hiệu quả công tác quản lí và sử dụng vốn luân chuyển có nhiều phương pháp khác nhau. Một phương pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay là đánh giá bằng cách so sánh các chỉ tiêu tài chính qua từng giai đoạn, từng năm với nhau, hoặc so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hay bình quân ngành. Phần dưới sẽ tìm hiểu một số chỉ số phổ biến.
1.4.1. Kỳ luân chuyển bình quân vốn luân chuyển
Kỳ luân chuyển vốn luân chuyển (thời gian của một vòng luân chuyển) là chỉ tiêu phản ánh số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay vốn luân chuyển.
Công thức tính:
Kỳ luân chuyển bình quân vốn
luân chuyển
=
Vốn luân chyển bình quân x số ngày quy ước trong kỳ phân tích Doanh số trong kỳ phân tích
Chỉ tiêu này có ý nghĩa kỳ luân chuyển vốn luân chuyển càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn luân chuyển linh hoạt, tiết kiệm và tốc độ luân chuyển của nó càng lớn.
1.4.2. Hiệu suất sử dụng vốn luân chuyển
Hiệu suất sử dụng vốn luân chuyển (sức sản xuất của vốn luân chuyển) là chỉ số tính bằng tỉ lệ giữa tổng doanh thu tiêu thụ trong một kỳ chia cho vốn luân chuyển bình quân trong kỳ của doanh nghiệp.
Công thức tính:
Hiệu suất sử dụng vốn luân chuyển =
Doanh thu thuần Vốn luân chuyển bình quân
Nếu chỉ số này cao, tăng so với những kỳ trước thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động luân chuyển vốn có hiệu quả hơn và ngược lại.
1.4.3. Mức đảm nhiệm vốn luân chuyển
Nó cho biết để có được một đơn vị doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải chi bao nhiêu đồng vốn luân chuyển bình quân.
Công thức tính:
Mức đảm nhiệm vốn luân chuyển =
Vốn luân chuyển bình quân Doanh thu thuần
Hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển càng cao, số vốn luân chuyển tiết kiệm được càng lớn.
1.4.4. Mức tiết kiệm vốn luân chuyển
Mức tiết kiệm vốn luân chuyển là số vốn luân chuyển mà doanh nghiệp tiết kiệm được trong kỳ kinh doanh. Mức tiết kiệm là số vốn luân chuyển tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp tăng tổng mức luân chuyển mà không cần tăng thêm vốn luân chuyển hoặc tăng với quy mô không đáng kể.
Công thức tính:
𝑉𝑡𝑘 = 𝑀1
360 𝑥 (𝐾1 − 𝐾0) Trong đó: Vtk: Mức tiết kiệm vốn luân chuyển
K0 : Kỳ luân chuyển vốn luân chuyển kỳ gốc K1 : Kỳ luân chuyển vốn luân chuyển kỳ phân tích M1 : Doanh thu kỳ phân tích
Nếu thời gian luân chuyển vốn luân chuyển kỳ này ngắn hơn kỳ trước thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được vốn luân chuyển.
1.4.5. Tỷ suất lợi nhuận vốn luân chuyển
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn luân chuyển tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
Công thức tính:
Tỷ suất lợi nhuận vốn luân chuyển =
Lợi nhuận trước thuế Vốn luân chuyển bình quân
Tỷ suất lợi nhuận vốn luân chuyển càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển càng cao và ngược lại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong phạm vi quản trị tài chính tại doanh nghiệp thì vấn đề quản trị vốn luân chuyển luôn quan trọng và ngày càng được quan tâm nhiều. Nó gắn liền với chu kỳ sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái sinh lợi, rủi ro và từ đó tác động tới giá trị công ty.
Các mô hình lý thuyết, biện pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị vốn luân chuyển đã được nhiều tác giả khác đưa ra ở nhiều giáo trình, công trình nghiên cứu. Chương này đã tập trung khái quát và đưa ra một khung lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về quản trị vốn luân chuyển tại doanh nghiệp, có thể ứng dụng vào thực tiễn hoạt động tại công ty. Bao gồm các vấn đề chính như khái quát lý luận chung về quản trị vốn luân chuyển; công tác quản trị các yếu tố như tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho; các biện pháp tài trợ ngắn hạn cho vốn luân chuyển tại doanh nghiệp. Đây là cơ sở định hướng để công ty nghiên cứu và áp dụng những mô hình, biện pháp phù hợp với thực tế đặc điểm kinh doanh của công ty mình.
CHƯƠNG 2