Đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động quản trị vốn luân chuyển của công ty

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển tại công ty xăng dầu Quảng Bình (Trang 81 - 87)

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.2. Đánh giá các nhân tố tác động đến hoạt động quản trị vốn luân chuyển của công ty

a. Đánh giá môi trường kinh doanh trong năm 2015 - Môi trường toàn cầu

Kinh tế thế giới năm 2015 sẽ tiếp đà phục hồi, song chưa thật vững. Trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm 2015 [13]. Cũng theo như dự báo của IMF, trong năm 2015, nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng tốc với mức tăng trưởng 3,1%, trong khi đó nền kinh tế khu vực Eurozone sẽ chật vật, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm tốc, kinh tế Nhật sẽ thoát suy thoái dự báo tăng 1% trong năm 2015. Tình hình chính trị một số khu vực trên thế giới hiện đang trong giai đoạn bất ổn và rủi ro cao.

Năm 2015, giá dầu thế giới vẫn diễn biến khó lường và dự báo khó phục hồi trong ngắn hạn. Từ đầu năm 2015 đến nay, giá dầu thế giới vẫn ở mức thấp so với 3 năm trước đây (45,59 USD/thùng giao tháng 3 và 60,48 USD/thùng giao tháng 4) [16]. Giá dầu dự kiến sẽ có thể tiếp tục chịu sức ép trong quý II/2015, đặc biệt do việc đồng USD có thể tiếp tục lên giá, trong khi cung dầu thô nhìn chung vẫn vượt nhu cầu. Tuy nhiên, từ quý III trở đi, giá dầu có thể phục hồi và tăng lên, do đây là thời điểm ước tính sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ bắt đầu bị ảnh hưởng và sẽ sụt giảm. Chưa kể đây cũng là thời điểm OPEC họp để đưa ra mức sản lượng cho cả nhóm trong thời gian tiếp theo.

- Kinh tế Việt Nam

 Tăng trưởng kinh tế: Theo dự báo của Ngân hàng thế giới WB, nền kinh tế trong nước bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc so với năm 2014. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức 5.6% trong năm 2015 [17]. Trong khi đó, nền kinh tế tỉnh Quảng Bình vẫn đang trong tình trạng phát triển chậm so với cả nước về quy mô và tốc độ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

 Về chỉ tiêu lạm phát: Dự đoán trong năm 2015, tỉ lệ này sẽ ở mức thấp.

Hình 3.1. Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2011 – 2014

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, http://www.gso.gov.vn/) Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) của Liên hợp quốc đã công bố báo cáo khảo sát kinh tế xã hội khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó dự báo tỉ lệ lạm phát tại Việt Nam trong năm 2015 ở mức 2,5% [15].

 Lãi suất ngân hàng: Trong năm 2014, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 7-9%/năm đối với ngắn hạn và 9,5-11%/năm đối với trung và dài hạn [19].

Trong năm 2015 lãi suất dự báo sẽ ổn định và có xu hướng giảm nhẹ. Theo

18,58

6,81 6,04

4,09

2011 2012 2013 2014

Tỉ lệ lạm phát (%)

định hướng mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại Chỉ thị số 01 ngày 27/1/2015 là toàn hệ thống phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn thêm từ 1%/năm đến 1,5%/năm trong năm 2015, đạt mức dưới 10%/năm [20].

 Về tỉ giá hối đoái: Dự báo tỉ giá đồng USD sẽ tăng lên. Với việc Mỹ dự kiến sẽ điều hành thắt chặt chính sách tiền tệ bằng công cụ lãi suất trong tháng 6/2015 có thể gây ra áp lực nhất định lên tỷ giá hối đoái đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đồng USD mạnh lên sẽ đòi hỏi việc điều hành chính sách tỷ giá phải linh hoạt hơn. Trong hai tháng đầu năm 2015, thị trường ngoại hối ghi nhận sự ổn định. Trong tháng 2, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được duy trì ở mức 21,458 VND/USD. Tuy nhiên từ đầu tháng 3 đến nay tỷ giá VND/USD bất ngờ tăng. Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là điều chỉnh tỷ giá tối đa 2% trong năm 2015, tuy nhiên điều này khá khó khăn do giá đồng USD đang mạnh lên. Xăng dầu ở nước ta nhập khẩu khoảng gần 70% từ nước ngoài, việc tỉ giá đồng USD tăng lên là một rào cản lớn.

- Chính sách nhà nước

Nhà nước điều hành kinh doanh xăng dầu theo Nghị định số 83/2014/NĐ- CP ngày 03/09/2014 của Chính phủ. Việc ban hành Nghị định số 83 thay thế cho Nghị định số 84 của Chính phủ đã có một số thay đổi trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh và thị trường xăng dầu, hướng tới thực hiện kinh doanh xăng dầu sát với cơ chế thị trường và có nhiều điểm mới về điều hành giá và hệ thống phân phối. Thứ nhất, hoạt động kinh doanh xăng dầu sẽ tăng mức độ cạnh tranh do số lượng thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối ngày càng tăng. Trước đây thị trường xăng dầu chỉ có 3 thành phần là thương nhân đầu mối, tổng đại lý và đại lý bán lẻ thì nay Nghị định số 83 quy định có thêm 2 thành phần tham gia bán lẻ nữa là thương nhân phân phối và thương nhân nhận quyền bán lẻ. Thứ hai, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP quy định tần

suất điều chỉnh giá là 15 ngày/một lần thay vì 10 ngày/một lần như Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, điều này sẽ đảm bảo giá bán lẻ trong nước gần sát hơn so với giá thế giới. Thứ ba, quy định mới hạn chế giá xăng dầu tăng mạnh, với biên độ lớn. Nghị định số 83 quy định, nếu giá cơ sở tăng từ 0-3% thì doanh nghiệp tự quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ tương ứng giá cơ sở tại thời điểm điều chỉnh giá, trường hợp giá cơ sở tăng từ 3-7% thì việc điều chỉnh giá có sự chỉ đạo của Bộ Công thương và Bộ Tài chính, nếu giá cơ sở tăng trên 7%

là do Chính phủ quy định. Quy định mới này hạn chế được sự tăng mạnh của giá xăng dầu. Bởi theo Nghị định số 84 thì doanh nghiệp được quyền tự quyết tăng giá cơ sở đến 7%. Thứ tư, trước đây chỉ có doanh nghiệp đầu mối được quy định giá bán xăng dầu trong hệ thống của mình, thì đến nay Nghị định 83 cho phép đối tượng mới là doanh nghiệp phân phối xăng dầu cũng được quy định giá bán xăng dầu trong hệ thống của mình, đồng thời doanh nghiệp phân phối xăng dầu được mua hàng từ nhiều đầu mối. Nói chung, Nghị định này đã tạo ra môi trường cạnh tranh hơn trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

Trong năm 2015, thuế môi trường tăng 300% (từ 1000 đồng lên 3000 đồng/lít xăng) từ 1/5. Trong khi đó từ ngày 14/4 thuế nhập khẩu xăng dầu điều chỉnh giảm từ 35% xuống 20% phù hợp với mức tăng của thuế môi trường [8].

b. Đặc điểm sản phẩm và hoạt động kinh doanh của công ty - Thị trường và đối thủ cạnh tranh

Thị trường xăng dầu Việt Nam hiện nay có khoảng trên 10 doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu, tuy nhiên Petrolimex vẫn nắm tới gần 60% thị phần. Trong đó tại Quảng Bình, các doanh nghiệp cung cấp xăng dầu chủ yếu vẫn là Petrolimex Quảng Bình, PV Oil Vũng Áng và một số đại lý của Công ty Xăng dầu Khu vực V. Trong những năm gần đây, tại thị trường Quảng Bình diễn ra cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp đầu mối, đặc biệt là PV

Oil Vũng Áng. PV Oil Vũng Áng đã mở rộng các CHXD ra địa bàn Quảng Bình như CHXD Quảng Hưng trên tuyến quốc lộ 1A ở huyện Quảng Trạch.

Dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn đi qua Quảng Bình cơ bản đã hoàn thành nên sẽ giảm nhu cầu xăng dầu trên địa bàn.

- Đặc điểm sản phẩm và hoạt động kinh doanh

 Về đặc điểm sản phẩm, xăng dầu có những đặc tính sau

Thứ nhất, xăng dầu là chất lỏng nguy cơ cháy nổ cao. Do đặc tính lí hóa, xăng dầu dễ bắt lửa, thậm chí những va chạm mạnh cũng có thể gây cháy nổ.

Thứ hai, xăng dầu là loại sản phẩm dễ hao hụt do khả năng bốc hơi rất mạnh. Việc đo lường tính toán khối lượng sản phẩm cần có phương pháp khoa học.

Thứ ba, xăng dầu là loại sản phẩm độc hại. Quá trình khai thác, chế biến cũng như vận chuyển, phân phối, bảo quản cũng có thể gây rò rỉ hoặc tai nạn.

 Về hoạt động kinh doanh xăng dầu

Mặt hàng xăng dầu chịu tác động mạnh từ các rủi ro từ môi trường kinh doanh trong nước và thế giới do đây là mặt hàng nhập khẩu đến 70%.

Xăng dầu là nguồn nhiên liệu của nhiều ngành kinh tế, là đầu vào không thể thiếu được của nhiều ngành kinh tế.

Kinh doanh xăng dầu là hoạt động chịu sự quản lí chặt chẽ của nhà nước đặc biệt dưới góc độ giá bán, chất lượng và sản lượng kinh doanh xăng dầu.

Kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chủ yếu là kinh doanh phân phối xăng dầu thông qua các tổng đại lí kinh doanh xăng dầu và các đại lí bán lẻ xăng dầu, không có sản xuất cũng như nhập khẩu xăng dầu.

Từ những phân tích về môi trường bên ngoài, Bảng 3.2 sẽ chỉ ra những cơ hội và đe dọa từ môi trường.

Bảng 3.2. Phân tích cơ hội và đe dọa từ môi trường đến hoạt động kinh doanh của công ty

CƠ HỘI ĐE DỌA

O1: Kinh tế toàn cầu sẽ tiếp đà hồi phục.

O2: Tình hình kinh tế trong nước có dấu hiệu khởi sắc, dự báo lạm phát ở mức thấp, lãi suất ngân hàng ổn định có xu hướng giảm nhẹ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn.

T1: Dự báo tỉ giá đồng USD sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến nhập khẩu.

T2: Cạnh tranh sẽ tăng lên do: Sự thay đổi trong việc ban hành nghị định mới về kinh doanh xăng dầu của nhà nước và sự gia nhập và sự mở rộng của các đối thủ cạnh tranh vào thị trường Quảng Bình.

T3: Nhu cầu xăng dầu có thể giảm do dự án mở rộng Quốc lộ 1A đã hoàn thành.

3.1.3. Mục tiêu công tác quản trị vốn luân chuyển của công ty trong năm 2015

- Vòng quay vốn luân chuyển: Trong giai đoạn từ 2010 đến 2014, chỉ số vòng quay vốn luân chuyển của công ty tăng với tốc độ bình quân khoảng 15%

mỗi năm. Kế hoạch trong năm 2015 sẽ phấn đấu giữ nguyên mức tăng này. Kế hoạch vòng quay vốn luân chuyển trong năm 2015 sẽ đạt 70 vòng mỗi năm.

- Tỉ suất sinh lời vốn luân chuyển: Trong giai đoạn gần đây, chỉ số tỉ suất sinh lời vốn luân chuyển của công ty đang ở mức thấp. Với những phân tích về kế hoạch kinh doanh và những cơ hội đe dọa về môi trường kinh doanh trong năm 2015, kế hoạch tỉ suất sinh lợi vốn luân chuyển đạt 7%.

- Về khả năng thanh toán: Mục tiêu của công ty là nên duy trì hệ số thanh toán ở mức hiện tại, đó là: Hệ số thanh toán hiện thời là 0,3 lần, hệ số thanh toán nhanh là 0,2 lần.

- Rà soát lại việc thực hiện công tác quản trị hàng tồn kho. Giảm mức hao hụt hàng tồn kho và giảm mức tồn kho các mặt hàng gas, dầu mỡ nhờn.

- Đẩy mạnh hoạt động thu tiền bán hàng, giảm tỉ lệ nợ quá hạn dài ngày.

- Kiểm soát chặt chẽ và giảm lượng tiền mặt bán hàng tồn quỹ tại các CHXD.

Một phần của tài liệu Quản trị vốn luân chuyển tại công ty xăng dầu Quảng Bình (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)