1.1. Cơ sở lý luận
1.1.4. Nội dung và vai trò của người dân tham gia xây dựng NTM
Phát huy vai trò của người dân là nâng cao thể chế quản lý, tự quản của cộng đồng người dân như: xây dựng và thực hiện các hương ước, quy ước, nội quy,…. Phát huy vai trò của trưởng thôn, trưởng làng, trưởng dòng họ và các tổ chức tôn giáo tại địa phương; thực hiện đoàn kết trong toàn dân, xây dựng các mối quan hệ tốt trong thôn, xóm, bản, làng. Phát huy tinh thần thương yêu đùm bọc, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, phòng chống và đấu tranh chống lại các tệ nạn xã hội; Đào tạo việc lập và thực hiện các dự án phát triển, cũng như việc vận hành và bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ; Đào tạo quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; Thành lập các tổ, nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn
quy mô nhỏ, hình thành các tổ nhóm tiết kiệm, tín dụng nông thôn. [5]
Để phát huy vai trò của người dân trong xây dựng và PTNT, người dân cần được sự hỗ trợ từ các cán bộ thôn, ấp.. hay cán bộ phát triển nông thôn giúp họ nâng cao tính tự chủ, tự lực và đoàn kết thống nhất cao các quyết định xây dựng và PTNT. Vai trò của cán bộ phát triển là giúp đỡ và tư vấn cho người dân nông thôn xác định các mục tiêu và xây dựng kế hoạch phát triển nông thôn hội tụ các tiêu chuẩn: có kiến thức về phát triển, có kỹ năng và am hiểu công tác xã hội, có sức khoẻ tốt và sẵn lòng tham gia công việc PTNT.
Vai trò người dân ở cộng đồng nông thôn đóng rất quan trọng trong các hoạt động PTNT. Vì vậy, người dân cần đổi mới nhận thức, cách nghĩ PTNT là hoạt động được khởi xướng và bắt đầu từ bên ngoài, do người ngoài làm hộ, làm thay sang nhận thức, cách nghĩ năng động, chủ động hơn là mọi việc phải được bắt đầu và khởi xướng từ người dân, do dân đề xuất, bên ngoài chỉ hỗ trợ và tư vấn khi cần thiết thì việc xây dựng phát triển nông thôn mới đem lại hiệu quả thiết thực và bền vững.
\
Hình 1.1: Tam giác phối kết hợp 3 nguồn lực trong phát triển nông thôn Như vậy, phát huy vai trò của người dân trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó nông dân là một lực lượng sản xuất, là lực lượng lớn gìn giữ, bảo lưu và phát triển nền văn hoá
1) Động lực của người dân trong cộng đồng nông
3) Sự thúc đẩy và hỗ trợ từ bên ngoài 2) Ủng hộ của Nhà nước
và chính quyền địa
dân tộc. Với vai trò đó, nông dân là người trực tiếp tham gia, đồng thời là đối tượng trực tiếp thụ hưởng thành quả. Phát huy vai trò của người dân là “một quá trình động”, các yếu tố quyết định quá trình đó không thể tách rời sự quản lý của Nhà nước.
1.1.4.2 Phát huy vai trò của người dân trong xây dựng NTM
Vai trò của người dân trong xây dựng NTM văn minh, hiện đại, được thể hiện là: (1) chủ thể tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM; (2) chủ thể chủ động và sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn; (3) chủ thể trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn; (4) chủ thể tích cực, sáng tạo trong xây dựng và gìn giữ đời sống văn hoá – xã hội, môi trường ở nông thôn; (5) là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự xã hội ở cơ sở.
Xây dựng NTM là nhiệm vụ chiến lược, cần tập trung nỗ lực của Nhà nước và nhân dân, giải quyết những vấn đề cấp bách, đồng thời tạo ra tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo. Chính vì vậy, phát huy vai trò tham gia của người dân trong xây dựng NTM ở nước ta hiện nay cần tập trung làm tốt một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, đẩy mạnh CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn, tích cực xoá đói giảm nghèo. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định, do đó cần thực hiện rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng NTM, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng phát triển nền nông nghiệp sạch, từng bước hình thành các chuỗi liên kết giá trị nông nghiệp bền vững. Đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; ưu tiên hỗ trợ tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, như: giao
thông, thuỷ lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hoá, chợ, bưu điện và nhà ở dân cư nông thôn. Tiếp tục thực hiện tốt chính xoá đói, giảm nghèo; tạo việc làm nhằm ổn định đời sống cho người dân ở nông thôn.
Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn; giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng NTM; nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức địa phương; tăng cường hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền cơ sở. Củng cố, đổi mới hình thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là tổ chức Hội Nông dân; tạo điều kiện thuận lợi để nông dân phát huy vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM.
Ba là, đổi mới hoàn thiện chính sách đối với nông dân, bảo đảm lợi ích, phát huy dân chủ và mọi tiềm năng của nông dân trong xây dựng NTM. Thực hiện có hiệu quả giữa chính sách kinh tế, chính sách xã hội, an sinh xã hội trong quá trình phát triển kinh tế. Phát huy dân chủ ở cơ sở, giải quyết tốt những bức xúc trong nhân dân trong quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hoá, bảo đảm lợi ích cho người nông dân; sử dụng và phát huy tốt mọi tiềm năng của nông dân, như: nguồn nhân lực tại chỗ, ngành nghề đa dạng, kinh nghiệm trong sản xuất.
Bốn là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề, nâng cao dân trí. Nâng cao chất lượng đời sống văn hoá - xã hội ở nông thôn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức người dân tích cực tham gia xây dựng NTM. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo các bậc học, nhất là giáo dục phổ thông nhằm nâng cao trình độ dân trí, trí thức hoá đội ngũ cán bộ cơ sở ở nông thôn. Nâng cao chất lượng và hiệu quả các thiết chế văn hoá; phê phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội; xây dựng đời sống văn hoá mới lành mạnh, bảo vệ thuần phong mĩ tục ở
nông thôn. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái xanh - sạch - đẹp, hiện đại ở nông thôn; giữ vững an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Xây dựng thành công NTM sẽ làm hiện đại bộ mặt nông thôn và nông dân chính là người được hưởng lợi đầu tiên. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; xây dựng NTM, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân cần phải chủ động phát huy vai trò tham gia của mình để xây dựng NTM phù hợp với thực tiễn ở địa phương. Vì vậy, sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM là nhân tố quyết định và rất quan trọng; khi xem xét quá trình tham gia của người dân trong các hoạt động xây dựng NTM, vai trò của người dân được thể hiện: “dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi và quản lý sử dụng” . Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trật tự nhất định, hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng là “lấy dân làm gốc”. Các nội dung tham gia của người dân trong việc tham gia xây dựng NTM được hiểu:
Dân biết: là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người nông dân về những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, khảo sát thiết kế xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn. Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình thực hiện. Người dân nắm được thông tin đầy đủ về nội dung các quy hoạch, các công trình mà họ tham gia như: mục đích quy hoạch, xây dựng công trình, quy mô công trình, sự tham gia đóng góp từ người dân, trách nhiệm và quyền lợi của người dân và cộng đồng được hưởng lợi.
Dân bàn: sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến quy hoạch, đề án, kế hoạch phát triển, giải pháp thực hiện các hoạt động của cộng đồng như:
bàn luận về quy hoạch NTM, đề án xây dựng NTM, quy hoạch định hướng sản xuất, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi, các giải pháp thiết, tổ chức
quản lý và khai thác các công trình, các mức đóng góp và định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính,... trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi.
Dân đóng góp: là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc, công sức mà còn ở cả phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng tính tự giác của người dân trong cộng đồng. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ.
Dân làm: là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt động xây dựng NTM như: Người dân trực tiếp tham gia xây dựng công trình cơ sở hạ tầng có quy mô nhỏ, những công việc liên quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình cơ sở hạ tầng, tham gia các hoạt động văn hoá, xã hội, khuyến nông, khuyến lâm, tín dụng tiết kiệm, phát triển sản xuất… tạo cơ hội có việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người dân.
Dân kiểm tra: Thông qua các chương trình, hoạt động có sự giám sát và đánh giá của người dân để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và nâng cao hiệu quả chất lượng công trình cơ sở hạ tầng xây dựng NTM. Việc kiểm tra có thể tiến hành ở tất cả các công đoạn của quá trình như: Vốn đầu tư, kỹ thuật, tài chính... Những công trình có sự tham gia giám sát của người dân được hưởng lợi sẽ tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng công trình, tính minh bạch trong việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và của người dân.
Dân hưởng lợi và quản lý sử dụng: Các thành quả của các hoạt động mà người dân đã tham gia; các công trình cơ sở hạ tầng xây dựng NTM sau khi xây dựng xong cần được quản lý trực tiếp của một cộng đồng hưởng lợi lập ra để quản lý, sử dụng, duy tu và bảo dưỡng công trình nhằm nâng cao tuổi thọ và phát huy tối đa hiệu sử dụng công trình. Hưởng lợi của người dân từ các hoạt động xây dựng NTM mang lại, gồm nhóm hưởng lợi trực tiếp và nhóm hưởng lợi gián tiếp. Nhóm hưởng lợi trực tiếp là nhóm thụ hưởng các
lợi ích từ các hoạt động như: Tiếp cận thông tin và khoa học kỹ thuật, tín dụng, thu nhập tăng, giao thông thuận tiện, đời sống vật chất tinh thần được cải thiện… Nhóm hưởng lợi gián tiếp là nhóm thụ hưởng thành quả của các hoạt động đó, để hưởng lợi từ mức độ cải thiện môi trường sinh thái, học hỏi nhóm hưởng lợi trực tiếp từ các mô hình nhân rộng, mức độ tham gia vào thị trường để tăng thu nhập.
Hình 1.2: Nội dung phát huy vai trò của người dân tham gia xây dựng mô hình NTM
1.1.4.3 Sự cần thiết phải có sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM
Trong chiến lược phát triển nông thôn, sự tham gia của người dân ở cộng đồng là một trong những nhân tố chính quyết định. Theo Cohen và Uphoff
NGƯỜI DÂN
Biết
Bàn
Đóng góp
Làm
Kiểm tra
Hưởng lợi và QL sử dụng
(1977), tham gia bao gồm sự can dự của người dân trong tiến trình ra quyết định, trong thực hiện chương trình, chia sẽ quyền lợi của chương trình phát triển cũng như trong đánh giá những chương trình này. Paul (1987), sự tham gia của cộng đồng là một tiến trình chủ động qua đó người thụ hưởng hay nhóm thân chủ ảnh hưởng định hướng và sự thực hiện một dự án phát triển với quan điểm nâng cao chất lượng cuộc sống về thu nhập, tăng trưởng cá nhân, tự tin hoặc những giá trị khác mà họ mong ước.
Từ các nhận định trên, tham gia không chỉ là một quyền cơ bản mà nó còn là một nhu cầu không thể thiếu được của con người để đáp ứng được khát vọng nhằm đạt được sự tự do và nhân phẩm lớn nhất có thể có với tư cách là một cá nhân và là thành viên của xã hội.
Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng NTM là sự đóng góp một phần hoạt động của cộng đồng được hưởng lợi để tham gia quá trình PTNT tại địa phương và là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực cộng đồng và do người dân làm chủ trong xây dựng NTM. Khi tham gia vào chương trình xây dựng NTM với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân ở cộng đồng nông thôn sẽ từng bước nâng cao kỷ năng, năng lực về quản lý nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài.
Trong nông thôn, nông dân giữ vị trí là “chủ thể”, đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn cả về kinh tế, văn hóa và xã hội đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng của họ.
Hiện nay, cơ cấu ngành ở nông thôn chậm đổi mới. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn, trình độ hiểu biết của người dân nông thôn còn hạn chế họ chưa biết phát huy hết các tiềm năng của địa phương mình trong phát triển kinh tế nông thôn. Khả năng áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuấ còn hạn chế, vì vậy cần phải phát huy vai trò của người dân trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần vào xây dựng và PTNT.
Sự đầu tư cho PTNT của nhà nước còn hạn chế. Mặt khác, cơ sở hạ tầng nông thôn không đồng bộ nên chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư về khu vực nông thôn. Chính vì vậy, sự tham gia đóng góp người dân để nâng cao cơ sở hạ tầng của địa phương và tạo môi trường thu hút sự đầu tư của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp để phát triển địa phương là cần thiết.
1.1.4.4. Hình thức và mức độ tham gia của người dân trong xây dựng NTM
Trong chiến lược phát triển cộng đồng là "sự tham gia của người dân".
là một trong những yếu tố chủ yếu của phát triển. Một là, sự tham gia của người dân là phương tiện hữu hiệu để tổ chức, huy động nguồn lực, tài nguyên, năng lực, sáng tạo của người dân vào các hoạt động phát triển. Hai là, giúp cộng đồng xác định nhu cầu tiên khởi và thực hiện những hoạt động phát triển để đáp ứng những nhu cầu này.
Sự tham gia của người dân mặc dù được xem là một yếu tố chủ yếu trong phát triển, vẫn bị chi phối bởi những điều kiện của bối cảnh diễn ra hoạt động phát triển. Hơn nữa, mức độ tham gia khác nhau tùy theo tính chất của dự án phát triển. Ở hầu hết các nước, sự tham gia của người dân vào phát triển diễn ra từ mức độ cao cho tới chỉ tham gia một cách hình thức.
Mức độ tham gia khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: mô hình phát triển, phong cách quản lý, mức độ nâng cao quyền lực và bối cảnh văn hoá xã hội của đất nước hay cộng đồng. Khả năng vận động người dân tham gia và năng lực tham gia của nhóm đối tượng cũng là những yếu tố quyết định.
* Hình thức tham gia: