3.5. Giải pháp để phát huy vai trò của người dân trong xây dựng NTM ở huyện Tân Phú
3.5.1. Một số kết quả dạt được, hạn chế, nguyên nhân trong việc phát huy
Xây dựng NTM là cơ chế khuyến khích sự tham gia của người dân ở cộng đồng nông thôn vào các hoạt động phát triển. Mục đích là tạo cho người dân có đủ sự tự tin và năng lực để làm chủ thật sự, chủ động đứng ra tổ chức, thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đây là một quá trình phát triển dần dần, việc phát huy vai trò tham gia người dân trong việc huy động nguồn lực xây dựng NTM là quan trọng nhất, nhưng trong những năm đầu xây dựng NTM, khi điều kiện nguồn lực tham gia của người dân còn hạn chế, nguồn lực của Nhà nước là rất cần thiết và đồng thời là đòn bẩy phát huy vai trò của người dân tham gia xây dựng NTM.
Để phát huy vai trò của người dân tham gia xây dựng NTM cần tạo ra các điều kiện như: sử dụng nguồn lực tiết kiệm và có hiệu quả; khả năng hưởng lợi, linh hoạt, nhất là mức độ phân cấp, trao quyền cho người dân tổ chức thực hiện và quản lý sử dụng các hoạt động xây dựng NTM ở cộng đồng nông thôn.
3.5.1.1. Mặt đạt được
Các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân đã tích cực tham gia, chủ động trong thực hiện triển khai các chương trình NTM. Bộ máy hoạt động xây dựng NTM các cấp đã được thành lập, nhất là cấp cơ sở đã thực hiện được vai trò nồng cốt trong tổ chức triển khai các nội dung của chương trình xây dựng NTM.
Công tác vận động tuyên truyền về chủ trương chính sách xây dựng NTM đã có tác động đến sự quan tâm của người dân ở cộng đồng nông thôn;
hệ thống thông tin tuyên truyền về NTM hoạt động thường xuyên đã ảnh hưởng tích cực đến phong trào xây dựng NTM tại địa phương. Từ đó phần lớn cán bộ và người dân nhận thức về xây dựng NTM đã có chuyển biến rõ nét, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên, qua đó góp phần phát huy vai trò của người dân tham gia xây dựng NTM.
Công tác vận động tuyên truyền nhân dân hiến đất, đóng góp tiền, ngày công lao động tham gia xây dựng CSHT nông thôn gặp nhiều khó khăn nhưng đã có chuyển biến tích cực, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn ở địa phương, thu nhập và đời sống vật chất tinh thần của người dân được cải thiện và nâng lên.
Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư cho xây dựng NTM có hiệu quả thiết thực và trở thành động lực thúc đẩy quá trình triển khai xây dựng NTM.
3.5.1.2. Hạn chế chủ yếu
Trong thực hiện các nội dung xây dựng NTM, mới tập trung đầu tư nhiều cho xây dựng CSHT, các nội dung về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, phát triển văn hoá, cải thiện môi trường... đã được quan tâm nhưng chưa đầu tư đúng mức và đồng bộ, nên chậm có chuyển biến rõ nét.
Trong quá trình triển khai chủ yếu mới tập trung thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của cấp xã, lập quy hoạch, đề án, xây dựng công trình hạ tầng công cộng. Thiếu sự quan tâm và cơ chế thực hiện các nhiệm vụ của cộng đồng và người dân ở nông thôn. việc huy động nguồn lực người dân đóng góp đầu tư xây dựng CSHT nông thôn gặp nhiều khó khăn.Việc huy động sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp còn hạn chế.
3.5.1.2. Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân khách quan: Các xã xây dựng NTM có điểm xuất phát thấp nên khối lượng công việc về xây dựng CSHT, phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, an sinh xã hội,...; một số chính sách mới được triển khai nên
chưa phát huy tác dụng, chưa đem lại kết quả thực tế. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển toàn diện, tỷ lệ nhựa hóa đường huyện, đường xã quản lý đạt thấp so với mục tiêu của chương trình. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển; Đời sống nhân dân phần lớn còn khó khăn, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp, không có nhiều nguồn thu khác.
Nguyên nhân chủ quan: Một số cán bộ chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa, nội dung của chương trình xây dựng NTM, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện; vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên, nhất là trong bố trí nguồn lực cho chương trình. Một số cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm, sửa đổi bổ sung nhiều, nhất là cơ chế chính sách huy động sự tham gia của doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư và phát triển kinh tế ở nông thôn. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho chương trình còn thấp đối với các xã có điểm xuất phát thấp, khả năng đóng góp của nhân dân hạn chế. Cụ thể là:
Cơ chế, chính sách NTM còn nhiều bất cập, các cơ quan thực hiện chưa sáng tạo và linh hoạt vận dụng cho phù hợp với thực tiễn. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng thủ tục còn phức tạp, chưa thật sự trao quyền cho cấp xã chủ động về quản lý, sử dụng nguồn tài chính, tổ chức thực hiện các công trình xây dựng NTM; chưa tạo điều kiện cho ấp, xóm được tự chủ và trực tiếp thực hiện các công trình xây dựng có quy mô nhỏ. Đây là một khó khăn ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch, quyết định đề xuất, lựa chọn đầu tư và huy động nguồn vốn ở cộng động ấp, xóm và hạn chế cho việc phát huy vai tham gia của người dân.
Đội ngũ cán bộ cấp xã, ấp phụ trách xây dựng NTM, chủ yếu là kiêm nhiệm, được đào tạo, tập huấn ngắn hạn về chương trình xây dựng NTM, chưa được đạo tạo chuyên sâu và học tập kinh nghiệm nhiều về cách tổ chức
thực xây dựng NTM. Nên việc tổ chức triển khai xây dựng NTM ở cấp xã, ấp còn nhiều hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân tác động đến vai trò tham gia của người dân.
Hoạt động của ban phát triển ấp: không có kinh phí cho hoạt động cho ban và các thành viên, điều này ảnh hưởng và hạn chế sự tích cực tham gia các thành viên trong các hoạt động xây dựng NTM, đặc biệt là công tác vận động tuyên truyền.
Công tác vận động, tuyên truyền về nội dung 19 tiêu chí xây dựng NTM chưa được sâu rộng, dẫn đến phần lớn người dân chưa hiểu rõ các nội dụng 19 tiêu chí. Vì vậy, vai trò tham gia của người dân trong xây dựng NTM chưa được phát huy, tạo tâm lý trong chờ sự hỗ trợ từ bên ngoài, ỷ lại sự hỗ trợ của nhà nước; chưa tạo được cho người dân đầy đủ kiến thức về xây dựng NTM và thói quen quyết định đề xuất, lựa chọn thứ tự ưu tiên trong các hoạt động xây dựng NTM ở địa phương.
Tình trạng lao động thiếu việc làm vẫn còn, việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp thiếu đất sản xuất dịch chuyển sang lao động công nghiệp còn hạn chế. Nguyên nhân: do ngành công nghiệp ở địa phương chưa phát triển mạnh, cụm khu công nghiệp địa phương chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư.
Chính sách tín dụng ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp theo nghị định số 41/2003/NĐ-Tg nông dân tiếp cận chưa được nhiều, do cơ chế cho vay còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến việc đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp.
Các chương trình, dự án lồng ghép trong xây dựng NTM thiếu sự gắn kết với các công trình khác đã đầu tư ở địa phương. Vì vậy, các chương trình, dự án lồng ghép hiệu quả đạt được chưa cao, chưa khai thác tối đa các nguồn lực
sẵn có tại địa phương. Nguyên là do thiếu thông tin, thiếu tính quy hoạch đồng bộ.
Các hoạt động lập quy hoạch, đề án, kế hoạch chưa được thể chế hóa cụ thể trong cộng đồng dân cư. Vì vậy sự tham gia của người dân vào các hoạt động này chưa được nhiều, làm giảm lòng tin của người dân đối với nhà nước. Cụ thể, một dự án phát triển do việc lập dự án theo hình thức được định sẵn ( áp đạt từ trên xuống), việc làm này mâu thuẫn với phương pháp tiếp cận có người dân tham gia (PRA); sẽ làm giảm đi vai trò của cộng đồng tham gia chia sẽ, đóng góp, thực thi dự án; như vậy tính khả thi, bền vững của dự án không cao.
Chưa phát huy động được nguồn lực doanh nghiệp tham gia đóng góp đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn