2.1. Đặc điểm tình hình huyện Tân Phú
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tân Phú
Huyện Tân Phú là huyện nông nghiệp, nông thôn miền núi của tỉnh Đồng Nai được thành lập theo quyết định số: 107/HĐBT ngày 10/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng về việc tách huyện Tân Phú (cũ) thành huyện Tân Phú (mới) và huyện Định Quán.
Vị trí địa lý nằm phía Bắc tỉnh Đồng Nai, trung tâm huyện cách TP. Biên Hòa 100km, cách TP.HCM 126 km. Tọa độ địa lý của Huyện từ 11010’37”
đến 11034’49” Vĩ độ Bắc. Từ 107011’15” đến 107031’42” Kinh độ Đông.
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía Nam giáp huyện Định Quán; phía Tây giáp huyện Vĩnh Cửu. Tổng diện đất tích tự nhiên: 77.692,85, chiếm 13,63% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, mật độ dân số khoảng 202 người/km2.
Ranh giới hành chính Huyện được chia thành 18 đơn vị hành chính gồm: 1 thị trấn Tân Phú và 17 xã: Phú Thịnh, Phú Bình, Phú Xuân, Phú Sơn, Phú Lộc, Đắc Lua, Nam Cát Tiên, Phú Điền, Trà Cổ, Phú Trung, Phú Lâm, Tà Lài, Phú Thanh, Phú An, Phú Lập, Thanh Sơn, Núi Tượng; với 145 khu, ấp; 911 tổ nhân dân; là huyện có mật độ dân số thấp, có vị trí địa lý nằm xa Tp. Biên Hoà (trung tâm tỉnh lỵ), tuy nhiên trên địa bàn huyện có Quốc lộ 20 nối liền Quốc lộ 1 (Hà Nội - TP. HCM) với thành phố Đà Lạt và các tỉnh vùng Tây Nguyên. Nên có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên
nhiên, điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật và , phát triển sản xuất hàng hóa, khá thuận lợi về giao thông và thông thương hàng hoá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là TP.HCM và Lâm Đồng (Nguồn: QH sủ dụng đất huyện Tân Phú 2015-2020).
Hình 2.1: Bản đồ vị trí huyện Tân Phú
2.1.1.2. Địa hình
Huyện Tân Phú có dạng địa hình bán sơn địa, với những dãy đồi thoải lượn sóng. Độ cao trung bình từ 150 - 300m so với mặt nước biển, nơi cao nhất lên đến 500m và có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Độ dốc <150 chiếm diện tích đa số; có thể phân chia địa hình của huyện thành 4 dạng như sau:
Núi thấp: Phân bố rải rác ở phía Bắc, Đông Bắc và tây Bắc, độ cao phổ biến từ 200 - 300m, nơi cao nhất gần 500m. Độ dốc khu vực này trên 150, khả năng sử dụng trong nông nghiệp rất hạn chế mà chỉ thích hợp phát triển lâm nghiệp để bảo vệ đất đai, chống xói lở.
Đồi thoải lượn sóng: Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện và hình thành những vùng có diện tích lớn, độ dốc phổ biến từ 5 – 150, rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế, hoặc kết hợp phát triển nông lâm nghiệp tuỳ theo điều kiện đất đai và nguồn nước.
Địa hình bằng: Có độ dốc từ 0 - 3º, phân bố tập trung ở lưu vực sông Đồng Nai, sông La Ngà và một số khu vực bằng cục bộ xen lẫn với các dãy đồi thoải. Đất đai thuộc khu vực này có độ phì nhiêu tốt thích hợp cho nhiều loại cây trồng như: cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây hàng năm.
Địa hình trũng: là sản phẩm dốc tụ của địa hình đồi núi, có nền móng yếu, thích hợp trồng lúa nước và nuôi thả cá.
Nhìn chung với các dạng địa hình phong phú như trên cho phép huyện Tân Phú đa dạng hoá các loại hình sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế tổng hợp Công nghiệp - Thương mại, dịch vụ, Du lịch; tuy nhiên cũng gặp hạn chế lớn trong bố trí xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở như: giao thông, thuỷ lợi, điện,... phục vụ sản xuất.
2.1.1.3. Khí hậu và thời tiết
Địa bàn huyện nằm trong vùng có lượng mưa tương đối cao, nhưng phân bố không đều, hình thành hai mùa trái ngược nhau: mùa mưa kéo dài trong 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10), mưa rất tập trung, lượng mưa chiếm 91 - 92% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô kéo dài trong 6 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 8 - 10% lượng mưa cả năm.
Nhiệt độ trung bình năm 250c; nhiệt độ trung bình cao nhất 33,40c (tháng 3); nhiệt độ trung bình thấp nhất 18,50c(tháng 1). Biên độ nhiệt ngày đêm khá cao, trung bình từ 3-50c do đó có lợi cho việc tích lũy dinh dưỡng của cây trồng. Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 2.174 mm; lượng mưa tháng cao nhất 409 mm (tháng 7); lượng mưa tháng thấp nhất 22,6 mm (tháng 1).
Nhìn chung, các yếu tố khí hậu thời tiết cơ bản thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, cho phép bố trí đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong mùa khô và lũ lụt trong mùa mưa ảnh hưởng rất lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội của Huyện.
2.1.1.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Tân Phú là một huyện nông thôn miền núi được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, thời tiết và thổ nhưỡng; với diện tích đất nông nghiệp(nông, lâm, ngư nghiệp) là là 72.650,08 ha, chiếm 93,51% diện tích tự nhiên; trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 24.968,1, đất lâm nghiệp: 45.927,0ha đất, Đất phi nông nghiệp 5.011,41ha, Đất chưa sử dụng 31,36 ha.
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Tân Phú
Đơn vị: ha
Hạng mục 2011 2022 2013 2014 2015
Tốc độ tăng
bq I. Đất nông nghiệp
(nông, lâm, ngư nghiệp)
72.242,7 72.634,5 72.650,1 72.621,5 72.650,8 0,1
1. Đất sản xuất
nông nghiệp 23.973,9 25.049,3 24.991,0 24.898,2 24.968,1 0,6 - Đất trồng cây
hàng năm 11.191,9 11.843,3 8.985,7 8.985,7 8.985,7 - 6,4 + Đất trồng lúa 7.438,3 7.164,2 7.164,2 7.163,9 7.160,6 - 1,0 + Đất trồng các loại
cây hàng năm khác 3.737,6 4.669,1 1.811,5 1.811,5 1.811,5 - 18,3 + Đất trồng cỏ 16,0 10,1 10,1 10,1 10,2 - 10,8 - Đất trồng cây lâu
năm 12.782,0 13.206,0 16.005,2 16.005,2 16.005,5 6,4 2. Đất lâm nghiệp 46.627,8 45.927,2 45.927,2 45.927,3 45.927,0 - 0,3 - Rừng phòng hộ 6.463,9 4.500,9 4.500,9 4.500,9 4.500,9 - 7,0 - Rừng đặc dụng 39.065,9 39.033,2 39.033,2 39.033,2 39.033,2 0,0 - Rừng sản xuất 1.098,0 2.393,1 2.393,1 2.393,2 2.392,9 15,0 3. Đất nuôi trồng
thủy sản 1.641,0 1.658,0 1.731,9 1.730,0 1.733,1 2,0 II. Đất phi nông
nghiệp 5.122,4 5.026,7 5.011,4 5.040,0 5.010,7 0,5 1. Đất ở 914,8 914,8 1.015,1 1.015,1 1.014,0 2,5 2. Đất chuyên dùng
(kể cả sông, suối, hồ chứa nước)
1.356,4 1.456,6 1.456,6 1.456,6 1.314,9 3,1
3. Các đất phi nông
nghiệp khác 2.851,2 2.655,3 2.539,7 2.568,3 2.681,8 - 1,6 III. Đất chưa sử
dụng 327,8 31,6 31,4 31,3 31,4 - 38,7
1. Đất bằng 215,0 22,0 22,0 22,0 22,0 - 38,5 2. Đất đồi, núi 107,3 3,6 3,4 3,4 3,4 - 49,7 3. Núi đá không có
cây rừng 5,5 6,0 6,0 5,9 5,9 3,6
(Nguồn: Báo cáo của huyện Tân Phú năm 2012).
Để tăng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, cần tập trung đầu tư theo hướng thâm canh cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh, nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất.