Phân tích hồi quy bội

Một phần của tài liệu Giải pháp phát huy vai trò của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới ở huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 102 - 106)

3.3. Đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại 06 xã nghiên cứu

3.4.3. Phân tích hồi quy bội

Sử dụng SPSS – Regression Analysis có kết quả được nêu trên bảng 3.183.19.

Bảng 3.18: Kiểm định hệ số hồi quy (Model Summary) Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

1 .821a 0.674 0.660 0.65552

a. Predictors: (Constant), F_CSXD, F_NTND, F_TGND, F_TCTT, F_CQDP, F_DKGD

Bảng 3.18 cho thấy mô hình có R2 điều chỉnh là 0,660. Điều này có nghĩa là 66,0% thay đổi của tới mức độ sẵn lòng tham gia của người dân trong xây dựng NTM được giải thích bởi các biến F_DKGD, F_TCTT, F_TGND, F_NTND, F_CQDP, F_CSXD.

Bảng 3.19: Hệ số hồi quy - Coefficientsa (Coefficients)

Coefficientsa Unstandardiz

ed Coefficients

Standardized Coefficients

Collinearity Statistics

Model B

Std.

Error Beta t Sig. Tolerance VIF (Constant) 0.890 0.350 2.546 0.000

F_DKGD 0.297 0.637 0.598 0.466 0.000 0.001 1.175 F_TCTT 0.043 0.055 0.071 0.776 0.009 0.283 1.528 F_TGND 0.620 0.068 0.538 0.076 0.000 0.673 1.487 F_NTND 0.033 0.089 0.022 0.376 0.008 0.659 1.517 F_CQDP 0.047 0.221 0.055 0.213 0.001 0.035 1.354 1

F_CSXD 0.506 0.791 0.597 0.134 0.004 0.001 1.811 a. Dependent Variable: F_DGC

Cả 6 biến: F_DKGD (Điểu kiện gia đình), F_TCTT (Tiếp cận thông tin), F_TGND (Tham gia người dân), F_NTND (Nhận thức người dân), F_CQDP (Chính quyền địa phương), F_CSXD (Chính sách xây dựng NTM) đảm bảo có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 95% (Significance < 0,05).

Độ phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 10. Như vậy các biến độc lập không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Biến F_DKGD (Điểu kiện gia đình) có hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,297. Điều này có nghĩa là khi tăng thêm 1 điểm đánh giá về điều kiện gia đình (thu nhập) thì mức độ sẵn lòng tham gia của người dân trong xây dựng NTM tăng thêm 0,297 điểm.

Biến F_TCTT (Tiếp cận thông tin) có hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,043. Điều này có nghĩa là khi tăng thêm 1 điểm đánh giá về chất lượng thông tin tuyên tuyền thì mức độ sẵn lòng tham gia của người dân trong xây dựng NTM tăng thêm 0,043 điểm.

Biến F_TGND (Tham gia người dân) có hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,620. Điều này có nghĩa là khi tăng thêm 1 điểm đánh giá về sự tham gia của người dân thì mức độ sẵn lòng tham gia của người dân trong xây dựng NTM tăng thêm 0,620 điểm.

Biến F_NTND (Nhận thức người dân) có hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,033. Điều này có nghĩa là khi tăng thêm 1 điểm đánh giá về nhận thức của người dân thì mức độ sẵn lòng tham gia của người dân trong xây dựng NTM tăng thêm 0,033 điểm.

Biến F_CQDP (Chính quyền địa phương) có hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,047. Điều này có nghĩa là khi tăng thêm 1 điểm đánh giá về chính quyền địa phương thì mức độ sẵn lòng tham gia của người dân trong xây dựng NTM tăng thêm 0,047 điểm.

Biến F_CSXD (Chính sách xây dựng NTM) có hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,506. Điều này có nghĩa là khi tăng thêm 1 điểm đánh giá về chính sách xây dựng NTM thì mức độ sẵn lòng tham gia của người dân trong xây dựng NTM tăng thêm 0,506 điểm.

Hệ số hồi qui được chuẩn hóa cho biết tầm quan trọng của các biến độc lập trong mô hình. Các hệ số hồi quy chuẩn hóa xác định vị trí quan trọng các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tham gia của người dân trong xây dựng NTM như bảng 3.20.

Bảng 3.20: Vị trí quan trọng của các nhân tố

TT Tên nhân tố Giá trị

tuyệt đối

Vị trí quan trọng

1 F_DKGD (Điểu kiện gia đình) 0.598

2 F_CSXD (Chính sách xây dựng NTM) 0.597

3 F_TGND (Tham gia người dân) 0.538

Thứ nhất

4 F_TCTT (Tiếp cận thông tin) 0.071

5 F_CQDP (Chính quyền địa phương) 0.055

6 F_NTND (Nhận thức người dân) 0.022

Thứ hai

Thông qua các kết quả trên có thể khẳng định vị trí quan trọng các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tham gia của người dân trong xây dựng NTM;

cụ thể như sau:

Tên nhân tố Vị trí

quan trọng 1. Điểu kiện gia đình (Người dân có thu nhập thấp)

2. Chính sách xây dựng NTM (Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao KHKT, đào tạo nghề; liên kết sản xuất với doanh nghiệp)

3. Tham gia người dân (Người dân được tham: họp, đóng góp ý kiến các quy hoạch, đề án xây dựng NTM, giám sát, quản lý và sử dụng)

Thứ nhất

4. Tiếp cận thông tin (Người dân biết và rõ nội dung 19 tiêu chí xây dựng NTM)

5. Chính quyền địa phương (Công tác tuyên truyền; hoạt động của ban phát triển ấp và BCĐ NTM cấp xã )

6. Nhận thức người dân (Vai trò chủ thể của người dân; xây dựng NTM là nhà nước và nhân dân cùng làm)

Thứ hai

Qua kết quả phân tích trên cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tham gia của người dân trong xây dựng NTM, cụ thể nhóm nhân tố:

Điều kiện gia đình; chính sách hỗ trợ xây dựng NTM; sự tham gia của người dân vào các hoạt động NTM có vị trí quan trọng thứ nhất, nhóm nhân tố: Sự tiếp cận thông tinh (chất lượng thông tin tuyên truyền); Cấp chính quyền địa phương; nhận thức của người dân về xây dựng NTM có vị trí quan trọng thứ hai. Vì vậy, để nâng cao sự sẵn lòng tham gia của người dân trong xây dựng NTM, hay để phát huy vai trò của người dân tham gia xây dựng NTM thì cần ưu tiên các giải pháp: Nâng cao thu nhập người dân ở nông thôn; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế; thu hút sự tham gia của người dân trong các hoạt động xây dựng NTM; nâng cao nhận thức về vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM; thực hiện tốt công tác vận động tuyên

tuyền về chủ trương, chính sách về NTM; nâng cao vai trò của cấp chính quyền ở địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát huy vai trò của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới ở huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)