3.1. Tình hình xây dựng NTM ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
3.1.1. Kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011 –
3.1.1.1. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM
Đã hình thành bộ máy chỉ đạo và quản lý chương trình xây dựng NTM ở các cấp huyện, xã.
Cấp huyện đã thành lập BCĐ huyện do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban. Bộ phận giúp việc là văn phòng Điều phối đặt tại Phòng NN&PTN.
Cấp xã thành lập BCĐ do Bí thư Đảng uỷ xã làm Trưởng ban và BQL xây dựng NTM do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban. Ở ấp đã thành lập Ban phát triển ấp.
Bộ máy chỉ đạo và quản lý chương trình xây dựng NTM ở các cấp huyện, xã là yếu tố quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên, thành viên ở các bộ máy trên chủ yếu là kiêm nhiệm, việc thiếu cán bộ chuyên trách ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện chương trình.
* Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành:
Tổ chức quán triệt Nghị quyết 26 của Trung ương, Kế hoạch 97 của Tỉnh ủy, Chương trình hành động số 10 của Huyện ủy, Kế hoạch của UBND huyện về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đến cán bộ chủ chốt và toàn thể cán bộ, đảng viên trên địa bàn. Riêng đối với ấp thông qua các hội nghị lồng ghép, bằng hình thức trả lời hỏi đáp để triển khai đến Đoàn viên, Hội viên, nông dân
các ấp dân trên địa bàn huyện. Hiện nay đã có 17/17 xã có Chương trình hành động và Kế hoạch tổ chức thực hiện về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2009-2015.
* Công tác tuyên truyền vận động:
Công tác tuyên truyền được chú trọng, đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng (thông qua các hội nghị, hệ thống đài phát thanh của huyện, xã, thông qua sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể xã hội,…); thường xuyên đưa thông tin về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM đến tận người dân, nhất là tuyên truyền 19 tiêu chí của tỉnh về xây dựng NTM; mở các lớp tập huấn về xây dựng NTM cho các đối tượng là cán bộ, công chức từ huyện đến xã, ấp. Trong 5 năm đã phát hành 136 đĩa CD tuyên truyền, 3.048 cuốn sổ tay về các chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM; đào tạo bồi dưỡng kiến thức xây dựng nông thôn mới cho 262 đồng chí là hành viên Ban chỉ đạo huyện, xã, Ban phát triển ấp.
Nhờ đó, nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân về xây dựng NTM đã có chuyển biến rõ rệt, người dân ngày càng tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, tích cực, chủ động xây dựng nông thôn với nhiều cách làm sáng tạo, góp phần huy động được nhiều nguồn lực đóng góp cho xây dựng NTM.
Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”, Huyện tân phú đã cụ thể hoá thành phong trào thi đua xây dựng NTM trong cán bộ, đảng viên, cơ quan, đơn vị của huyện. Các tổ chức chính trị - xã hội tích cực vận động các thành viên, hội viên tham gia thực hiện chương trình.
Uỷ ban MTTQ các cấp lồng ghép thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM. Kết quả, đã tổ chức tuyên truyền các chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn được 55.619 người; trong đó: UB.MTTQVN tổ chức tuyên truyền được 25.630 người, Ban Dân vận 2.450 người, Hội Cựu chiến binh 2.200 lượt cán bộ, hội viên, Hội phụ nữ đã 9.909 lượt cán bộ, hội viên, Huyện đoàn 15.430 lượt đoàn viên thanh niên.
Công tác tuyên truyền, vận động đã góp phần rất quan trọng giúp cán bộ và nhân dân có nhận thức đúng về chương trình, thay đổi suy nghĩ, khắc phục dần tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân, tạo động cơ lớn biến chương trình thành một phong trào ngày càng lan rộng.
* Công tác tổ chức cho người dân tham gia bàn bạc, đóng góp, kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng NTM:
Sự tham gia quyết định các vấn đề xây dựng NTM thông qua góp ý kiến quy hoạch, kế hoạch xây dựng NTM; quyết định lựa chọn cái gì làm trước cái gì làm sau trong các hoạt động xây dựng NTM; Huy động nguồn lực tham gia đóng góp vốn ( Tiền, đất đai, tài sản, công lao động….); Việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, quản lý sử dụng nguồn đầu tư, các dự án đầu tư, nguồn vốn từ cộng đồng, các công trình nhân dân tự góp vốn… chỉ giới hạn ở mức độ tham gia là cử đại diện tham gia tham gia họp, thảo luận, bàn bạc và quyết định thay cho cộng đồng. Vì vậy, để thu hút sự tham gia tích cực của người dân vào các hoạt động xây dựng NTM ở cộng đồng nông thôn, các cấp chính quyền địa phương cẩn đổi mới, đa dạng các hình thức triển khai nhằm phát huy được sự chủ động, sáng tạo, quyền tự quyết định của cộng đồng.
Xây dựng NTM là một quá trình, xuất phát từ việc đánh giá hiện trạng ở địa phương (xã), kế tiếp là xây dựng quy hoạch, đề án NTM, sau đó đến giai đoạn triển khai thực hiện đề án và nghiệm thu, bàn giao cho cộng đồng dân cư quản lý, sử dụng. Xây dựng NTM là một quá trình diễn ra liên tục, thường xuyên, theo từng kế hoạch định kỳ và không có điểm kết thúc. Quá trình này vai trò
chủ thể của người dân trong xây dựng NTM là tất yếu. Mặt khác, trong quá trình xây dựng NTM ý kiến tham gia và kiến thức bản địa; kinh nghiệm và hiểu biết của người dân; phong tục tập quán và những giá trị truyền thống của cộng đồng dân cư cũng cần được phát huy vào từng hoạt động xây dựng NTM.
3.1.1.2 Kết quả thực hiện các nội dung chủ yếu của chương trình xây dựng NTM
Về quy hoạch và lập đề án NTM: Quy hoạch được xác định là nội dung phải triển khai thực hiện trước một bước để định hướng cho xây dựng NTM.
Đến nay 100% xã của Huyện đã hoàn thành công tác lập quy hoạch và đề án xây dựng NTM. Tuy nhiên chất lượng công tác quy hoạch các xã còn thấp, chủ yếu mới lập quy hoạch chung, thiếu cụ thể hoá cần thiết. Nhiều đề án nặng tính toán đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức đến phát triển sản xuất, văn hoá, bảo vệ môi trường, giải pháp thực hiện chưa cụ thể được khả năng huy động nguồn lực địa phương, còn thiếu tính thực tiễn.
Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Huyện đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực cho xây dựng hạ tầng, là yếu tố quan trọng nhất để đổi mới bộ mặt nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng hưởng lợi trực tiếp cho người dân. Tỉnh đã ban hành cơ chế đầu tư trong xây dựng giao thông nông thôn để huy động nguồn lực từ người dân 20-30% giá trị công trình; những công trình có quy mô nhỏ như đường ngõ xóm thì giao cho người dân tự thực hiện theo thiết kế mẫu tỉnh quy định. Sau 5 năm thực hiện, chương trình đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn, nổi bật là đầu tư phát triển giao thông, thuỷ lợi. Tuy nhiên, phát triển kết cấu hạ tầng cấp xã chưa đồng bộ, tốc độ phát triển còn chậm do điều kiện địa hình đồi núi, nhiều, đầu tư lớn, trong khi nguồn lực còn hạn chế nhưng việc huy động nguồn lực từ người dân gặp khó khăn, nhiều địa phương
chưa áp dụng cơ chế đặc thù do ngại khó, chưa quy động được nguồn lực dân đóng góp bằng ngày lao động từ hộ nông dân nghèo. Việc quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình hạ tầng còn nhiều bất cập, chưa có cơ chế tài chính để thực hiện.
Về phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo: Huyện đã tổ chức sản xuất thông qua các hình thức tổ chức sản xuất như: HTX, THT, trang trại trong nông nghiệp, toàn huyện hiện có 22 HTX và 64THT nông nghiệp, 62 trang trại. Mô hình cánh đồng lớn như: cây lúa, bắp, cà phê, tiêu, sầu riêng được xây dựng từng bước hình thành các vùng chuyên canh tập trung. Nhiều mô hình trang trại chăn nuôi hiệu quả được nhân rộng: chăn nuôi heo, chăn nuôi dê, chăn nuôi gà an toàn sinh học, nuôi vịt lấy trứng,... Các hoạt động trên đã góp phần tăng thu nhập bình quân khu vực nông thôn của huyện năm 2015 đạt 33,8 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2 lần so với năm 2011 (16,85 triệu đồng/người/năm). Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến cuối năm 2015 là 6,68% giảm so với năm 2011 (22,17%). Tính đến 12/2015 đã có 8 xã đạt tiêu chí thu nhập bình quân của tỉnh (34 triệu năm 2015); 6 xã đạt tiêu chí hộ nghèo( tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%); 17 xã đạt tiêu chí tỷ lệ người làm việc trên dân số trong dộ tuổi lao động (≥ 90) và 17 xã đạt tiêu chí lao động qua đào tạo (> 40%); giới thiệu được 12.500 lượt lao động đi làm việ ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh .
Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất ở địa phương còn lúng túng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để sản xuất hàng hoá tập trung; việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp về nông thôn chưa cao, phát triển sản xuất ngành nghề nông thôn và giải quyết việc làm chưa có mô hình định hướng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn; vốn đầu tư phát triển sản xuất còn ít; các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ nông thôn chưa có chuyển biến tích cực.
Văn hoá, xã hội, môi trường: Trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”
đã động viên, khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng NTM. Đến 12/2015 có 15 xã đạt tiêu chí văn hóa; 9 xã đạt tiêu chí giáo dục; 17 xã đạt tiêu chí y tế, 12 xã đạt tiêu chí môi trường.
Tuy nhiên, chất lượng gia đình văn hoá, ấp văn hoá nhiều nơi chưa đảm bảo. Các vấn đề về môi trường nông thôn chưa có chuyển biến rõ rệt; các hoạt động cải tạo cảnh quan vẫn chưa được chú trọng chỉ đạo thực hiện.
Kết quả thực hiện các tiêu chí: Qua khảo sát, đánh giá thực trạng vào năm 2011, Huyện Tân Phú có 17/17 xã chỉ đạt được 2 tiêu chí điều đó cho thấy huyện Tân Phú có mức xuất phát điểm rất thấp. Sau 5 năm triển khai thực hiện, với sự cố gắng của các cấp, các ngành và sự tham gia tích cự của người dân, mức đạt các tiêu chí tăng lên rõ rệt. Tính đến 12/2015, đã có 6 xã đạt 19 tiêu chí, chiếm 35,29%; 0 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, chiếm 0%; 11 xã đạt 10 đến 14 tiêu chí, chiếm 64,71. Toàn Huyện bình quân mỗi xã đạt 13,94 tiêu chí, tăng 13,94 tiêu chí so với năm 2011 ; so với Tỉnh bình quân mỗi xã đạt 17,5 tiêu chí, tăng 10,5 tiêu chí so với năm 2011.
Bảng 3.1: Mức độ đạt tiêu chí của huyện Tân Phú so với tỉnh Đồng Nai đến năm 2015
Huyện Tân Phú Tỉnh Đồng Nai Thực hiện các tiêu chí Số lượng
(xã)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (xã)
Tỷ lệ (%)
Tổng số xã 17 100 133 100
Số xã đạt 19/19 tiêu chí 6 35,29 91 68,42
Số xã đạt 15 – 18 tiêu chí 0 0 22 16,54
Số xã đạt 10 – 14 tiêu chí 11 64,71 20 15,04
Nguồn: Báo cáo sơ kết 5 xây dựng NTM huyện, tỉnh, 2015 Nếu so sánh kết quả đạt được với mức bình quân toàn tỉnh, huyện Tân Phú còn ở mức tương đối thấp. Đặc biệt là tỷ lệ xã đạt 15 -18 tiêu chí là 0% so
với Tỉnh là 16,54%; tỷ lệ xã đạt 10 -14 tiêu chí là 64% so với Tỉnh là 15,44%;
tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM của huyện còn thấp đạt 35,29% so với Tỉnh là 68,42%.