Phương pháp xử lý số liệu & phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát huy vai trò của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới ở huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 68 - 73)

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu & phân tích số liệu

Xử lý số liệu đã công bố: Dựa vào các số liệu được công bố, tiến hành tổng hợp, đối chiếu chọn những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu đề tài.

Xử lý số liệu điều tra: Toàn bộ số liệu điều tra được xử lý trên máy tinh, sử dụng phần mềm hỗ trợ Excel, Spss; Sử dụng phương pháp thống kê, hồi quy tuyến tính là chủ yếu trong nghiên cứu đề tài.

2.2.3.2. Phân tích sliệu

* Phương pháp thống kê mô tả:

Phương pháp này được sử dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu, thực trạng nguồn lực tham gia xây dựng NTM của huyện và các xã nghiên cứu. Bằng phương pháp này chúng ta có thể mô tả được sư tham gia tích cực hay chưa tích cực của các nhóm điều tra.

Số liệu điều tra sẽ được xử lý theo nhóm đối tượng điều tra và nhóm nội dung điều tra.

Đối tượng điều tra: Người dân ở nông thôn.

Nội dung điều tra:

Thông kê mô tả những công việc người dân tham gia vào xây dựng NTM tại địa phương (n = 216); chỉ tiêu thống kê: số lượng hộ tham gia cho từng nội dung cụ thể và tỷ lệ % tham gia của từng nội dung.

Thống kê mô tả giá trị đóng góp (tiền mặt, tài sản, lao động) cho xây dựng các công trình hạ tầng thuộc chương trình xây dựng NTM.

Thuận lợi, khó khăn trong việc huy động nguồn vốn của người dân tham gia chương trình xây dựng NTM.

* Phương pháp thống kê so sánh

Đánh giá thực trạng tình hình thực hiện, huy động nguồn vốn… có sự tham gia của người dân và các hoạt động của mô hình; so sánh với mục tiêu đề ra tại Quyết định 800/QĐ-TTg phê duyệt chương trình xây dựng NTM, từ đó xác định kết quả đạt được từ sự tham gia tích cực của người dân.

* Phân tích nhân tố khám phá:

Phân tích nhân tố khám phá – EFA(Explorary Factor Analisys): Được sử dụng xử lý các ý kiến của người dân được phỏng vấn để nhận diện và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM ở địa bàn nghiên cứu.

Mô hình EFA giúp sắp xếp các biến có tương quan vào trong nhân tố độc lập, để xác định các nhân tố hình thành sự sẵn lòng tham gia của người dân trong xây dựng NTM.

Xây dựng bảng câu hỏi trên cơ sở sử dụng thang đo likert với 5 mức độ để phản ánh: (1) Không đồng ý, (2) Đồng ý một phần, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, (5) Rất đồng ý.

Các Nhân tố dự kiến đưa vào bản câu hỏi:

I/- Điều kiện hộ gia đình:

1. Hộ Dân có thu nhập thấp (nghèo) sẵn lòng tham gia đóng góp vốn xây dựng NTM.

2. Hộ Dân có thu nhập trung bình (khá) sẵn lòng tham gia đóng góp vốn xây dựng NTM.

3. Hộ Dân có thu nhập cao (giàu) sẵn lòng tham gia đóng góp vốn xây dựng NTM.

II/- Tiếp cận thông tin:

1. Người Dân được phổ biến đầy đủ chủ trương, chính sách về chương trình XD NTM.

2. Người Dân biết và rõ nội dung 19 tiêu chí xây dựng NTM.

3.Người Dân được thông tin nội dung các công việc thực hiện xây dựng NTM ở địa phương mình.

III/- Tham gia người dân:

1. Người Dân được tham gia họp, thảo luận, góp ý kiến về quy hoạch NTM.

2. Người Dân được tham gia họp, thảo luận, góp ý kiến về quy hoạch SXN

3. Người Dân được tham gia họp, thảo luận, góp ý kiến về xây dựng đề án NTM.

4. Người Dân được huy động tham gia đóng góp vốn ( tiền, tài sản…..) xây dựng NTM.

5. Người Dân được tham gia cử đại diện giám sát các công trình xây dựng NTM.

6. Người Dân được tham gia quản lý và sử dụng các công trình xây dựng NTM.

IV/- Hưởng lợi người dân:

1. Kinh tế địa phương phát triển.

2. Đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện.

3. Năng suất cây trồng vật nuôi tăng.

4. Thu nhập hộ gia đình tăng.

5. Hộ nghèo giảm.

6. Điện, Nước, Giao thông thuận tiện.

7. Môi trường được cải thiện.

8. An sinh, xã hội tốt( giáo dục, y tế ....).

9. An ninh, trật tự ở thôn(ấp) được ổn định.

V/- Nhận thức người dân:

1. Người Dân biết rõ chủ thể trong trong xây dựng NTM là “ Người dân ở nông thôn”.

2. Xây dựng NTM là rất cần thiết.

3. Xây dựng NTM do người dân và nhà nước cùng đầu tư.

VI/- Cấp chính quyền địa phương:

1. Công tác vận động, tuyên tuyền về xây dựng NTM được thực hiện thường xuyên.

2. Nhà văn hóa ấp được tổ chức, sinh hoạt thường xuyên.

3. Ban phát triển ấp hoạt động tích cực.

4.Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã hoạt động tích cực.

5. Việc huy động các nguồn vốn xây dựng NTM( Điện, đường, thủy lợi….) được Dân chủ, công bằng.

VII/- Chính sách xây dựng NTM:

1. Được đầu, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (Điện, đường, trường, trạm y tế, thủy lợi…).

2. Được chuyển giao khoa học kỹ thuật ( Khuyến nông, BVTV…).

3. Được hỗ trợ các mô hình khuyến nông ( chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi) tại địa phương (ấp).

4. Được đào tạo nghề nông thôn.

5. Được vay vốn ưu đãi phát triển sản suất.

6. Được liên kết sản với doanh nghiệp (sản xuất – chế biến – tiêu thụ).

VIII/- Đánh giá chung

1. Người Dân sẵn lòng tham gia tiếp cận thông tin về NTM.

2. Người Dân sẵn lòng tham gia họp, thảo luận, góp ý kiến về quy hoạch, đề án…xây dựng NTM.

3. Người Dân sẵn lòng tham gia đóng góp vốn trong xây dựng NTM.

4. Người Dân sẵn lòng tham gia giám sát, quản lý và sử dụng các công trình trong xây dựng NTM.

Thông kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu; kiểm định Cronback Alpha, kiểm định Barlett….; Lập tương quan tuyến tính nhiều lớp biểu hiện sự phụ thuộc của sự sẵn lòng tham gia của người dân (biến phụ thuộc) với các nhân tố ảnh hưởng ( các biến độc lập).

Tương quan tuyến tính biểu hiện mối quan hệ này có dạng:

Y = B + a1X1 + a2X2 + …. + aiXi

Trong đó:

Y: là mức sẵn lòng tham gia của người dân trong xây dựng NTM;

Xi (i = 1÷ n) là yếu tố ảnh hưởng thứ i;

ai (i = 1÷ n) là hệ số ảnh hưởng của nhân tố Xi tới biến phụ thuộc Y;

B là hệ số tự do của tương quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát huy vai trò của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới ở huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)