2.1. Đặc điểm tình hình huyện Tân Phú
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số năm 2015 là: 167.019 người,tốc độ tăng bình quân là 0,98%, ở nông thôn 144.551 người; số hộ dân cư là: 40.364 hộ, tốc độ tăng bình quân là 0,95%, ở nông thôn là 35.277 hộ, hộ nghèo là 3.791 hộ ( chiếm 9,39%). Số người trong độ tuổi lao động tăng từ 99.249 người năm 2010 lên 103.989 người năm 2015( chiếm 71,94% so dân số năm 2015). Lao động làm việc trong các ngành kinh tế – xã hội tăng từ 71.846 người năm 2010 và lên 80.207 người năm 2015.
Cơ cấu sử dụng lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhưng sự chuyển dịch còn chậm, lao động sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, cụ thể như sau:
Lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 53.007 người năm 2010 giảm còn 52.417 người năm 2015. Tỷ lệ lao động năm 2015 giảm 1,01%
so với năm 2010.
Lao động trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng từ 3.884 người năm 2010 lên 7.817 người năm 2015. Tỷ lệ lao động năm 2015 tăng 101,26% so với năm 2010.
Lao động trong các ngành thương mại, dịch vụ tăng từ 14.055 người năm 2010 lên 19.971 người năm 2015. Tỷ lệ lao động năm 2015 tăng 42,09% so với năm 2010.
Huyện Tân Phú có tỷ lệ giảm dân số cơ học khá cao, chủ yếu là giảm cơ học những người trong độ tuổi lao động. Năm 2015, số người trong độ tuổi có khả năng lao động, nhưng không có nhu cầu làm việc và thiếu việc làm còn khá lớn. Rất cần thiết phải đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp, tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động và nâng cao chất lượng nguồn lao động.
2.1.2.2. Phát triển kính tế
Tân Phú vào thời điểm mới thành lập là một huyện thuần nông; Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính chiếm trên 85% tổng sản phẩm xã hội, thu hút 90% lao động, song trình độ sản xuất thấp, chưa hình thành được các vùng nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ, chưa phát triển. Hạ tầng kinh tế nghèo nàn, giao thông nông thôn hầu hết là đường tạm, không có điện, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục thiếu, tiểu thủ công nghiệp manh mún, nhỏ lẽ, thương mại - dịch vụ không đáng kể, đời sống một bộ phận nhân dân còn rất khó khăn … Mặt khác, tình hình di dân tự do, gây biến động tăng cơ học dân số lớn, tranh chấp diễn biến đất đai diễn biến phức tạp, rừng bị tàn phá nghiêm trọng đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, môi sinh và sản xuất; an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội còn phức tạp.
Hơn hai 20 năm kể từ ngày thành lập; kinh tế huyện Tân Phú đạt mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) giai đoạn 2011-2015 (theo giá CĐ 1994) đạt bình quân 11,12% năm; trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp - thủy sản tăng 5,24%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 26,86%/năm;
dịch vụ tăng 13,79%/năm. Cơ cấu GRDP (giá thực tế) khu vực nông, lâm nghiệp - thủy sản chiếm 49.51%; công nghiệp - xây dựng chiếm 15,47%; dịch vụ chiếm 35,03%. GRDP bình quân đầu người (giá thực tế) đạt 34,35 triệu đồng, tăng 22,99 triệu đồng.
Năm 2015 Giá trị sản xuất xã hội đạt 5.964 tỷ đồng, tăng bình quân/năm 6,65%. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 1.038 tỷ đồng, tăng bình quân /năm 35,65%. Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ đạt 1.860 tỷ đồng, tăng bình quân/năm 17,5%. Giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản đạt 2.501 tỷ đồng, tăng bình quân/năm 5,73%; trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp là 2.372 tỷ đồng, tăng bình quân /năm là 5,86% (Trồng trọt là 1.651 tỷ đồng, tăng 4,71%; chăn nuôi là 686 tỷ đồng, tăng 9,16% và dịch vụ nông nghiệp là 69,8 tỷ đồng, tăng 6,9%). Giá trị sản xuất lâm nghiệp là 9 tỷ đồng, tăng 10,2%. Giá trị sản xuất thủy sản là 234 tỷ đồng, tăng 17,84%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực, theo định hướng (tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp). Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, đã hình thành các vùng chuyên canh tập trung với các loại cây trồng chủ lực như Tiêu, Cà phê, Bưởi, Sầu riêng, Lúa, Bắp và đang từng bước hình thành các cánh đồng lớn, chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm; quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch 24 vùng phát triển chăn nuôi và giết mổ tập trung với diện tích 1.334 ha tạo điều kiện cho việc chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô trang trại;
các tiến bộ khoa học kỹ thuật từng bước được chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp như sử dụng giống mới, phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, tưới nước tiết kiệm; năng suất, chất lượng một số cây trồng, vật nuôi chủ lực của huyện được nâng lên, giá trị sản phẩm trồng trọt bình quân trên một đơn vị diện tích năm 2015 đạt 125 triệu đồng/ha, tăng 84% so với năm 2011 (67,8 triệu đồng/ha). Các hoạt động kinh doanh thương mại được cải thiện, tổng mức bán lẻ tăng trưởng bình quân 17,25%, trên địa bàn huyện có 11/16 chợ hoạt động thường xuyên, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Khu công nghiệp huyện đã đi vào hoạt động, diện tích cho thuê xây dựng nhà xưởng đạt 18%, giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao động. Bước đầu
hình thành tuyến du lịch sinh thái vườn Quốc gia Cát Tiên gắn với du lịch cộng đồng ấp 4 xã Tà Lài, khu du lịch Suối Mơ đi vào hoạt động, góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho nhân dân trong và ngoài huyện.
Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân dần được cải thiện, thu nhập của cư dân nông thôn được nâng lên (năm 2015 đạt 33,8 triệu đồng/người/năm); người dân được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin và truyền thông, nước sạch và vệ sinh môi trường,... Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên; công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được quan tâm; 100% trạm y tế có bác sỹ phục vụ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 0,89%; tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 97,13%. Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao có nhiều chuyển biến tích cực cả về nội dung và hình thức hoạt động; dạy nghề cho lao động nông thôn, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 86%, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đạt 53,13%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của tỉnh cuối năm 2015 giảm còn 6,68%. Vai trò, vị thế của người nông dân ngày càng được nâng lên, nhất là nhận thức được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM.
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với quy hoạch sản xuất và quy hoạch cơ sở hạ tầng nông thôn. Tập trung đầu tư nâng cấp, nhất là hệ thống giao thông, điện, trường học, y tế, thủy lợi...Đến năm 2015 tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường huyện quản lý đạt 75,23% (tăng 10,23% so với năm 2011), đường xã quản lý đạt 69,58% (tăng 42,88% so với năm 2011); 100% số xã được sử dụng điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện an toàn đạt 99,5%;
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt 73,7% (42/57 trường); đầu tư xây dựng 14/17 trung tâm văn hóa xã đạt 82,3%; 58/133 ấp có trung tâm học tập cộn đồng đạt 43,6%; huyện có 18 công trình thủy lợi (gồm 1 hồ chứa, 4 đập dâng, 10 trạm
bơm và 3 công trình tiêu thoát, ngăn lũ), năng lực phục vụ tưới 4.278 ha đất sản xuất, tiêu 2.200 ha.
Hệ thống chính trị được quan tâm củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, xây dựng nông thôn mới đã thực sự trở thành phong trào sâu rộng có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng dân cư.