Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp phát huy vai trò của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới ở huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 45 - 50)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới

1970, Chính phủ Hàn Quốc phát động phong trào làng mới (Saemaul Undong (Phong trào đổi mới nông thôn).

Mục tiêu của phong trào này là "nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng NTM: mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng nông thôn mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn". Để xây dựng thành công NTM, Hàn Quốc đã áp dụng những giải pháp chính sau:

Đoàn kết nhân dân, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường trong nhân dân để xây dựng NTM: Để đoàn kết, tập hợp nhân dân trong sự nghiệp chung, phong trào Saemaul Undong đề cao ba nguyên tắc đó là “Sự cần cù, tự lực và hợp tác”. Cần cù mang lại tính chân thật, không cho phép sự giả tạo. Tính tự lực giúp cho con người tự quyết định vận mệnh của chính mình, không phải nhờ cậy đến bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài. Hợp tác dựa trên mong muốn phát triển chung cả cộng đồng để nỗ lực vì mục tiêu chung.

Kích thích sự tham gia bằng những lợi ích thiết thực: Giai đoạn đầu của sự nghiệp xây dựng NTM, Chính phủ Hàn Quốc không có nhiều kinh phí; do đó, Chính phủ đã khéo léo sử dụng chính sách kích cầu đầu tư, huy động nguồn lực của người dân. Chính phủ chỉ hỗ trợ một phần nguyên vật liệu còn nông dân mới chính là đối tượng ra quyết định và thực thi mọi việc. Kết quả là sau 8 năm (1971-1978), nhờ khơi dậy nội lực của nông dân mà nông thôn Hàn Quốc đã có những biến đổi to lớn. Cuối những năm 80, nông thôn Hàn Quốc đã có dấu hiệu của sự phát triển và đô thị hóa.

Phát triển kinh tế hộ và các loại hình kinh tế có sức cạnh tranh cao như:

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ. Ông Lee Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về Nông - lâm - ngư nghiệp cho biết: “Quan điểm của Hàn Quốc là không kêu gọi đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, vì lo ngại lợi nhuận các công ty nước ngoài hưởng, còn nông dân suốt đời làm thuê”. Vì

vậy, Chính phủ Hàn Quốc chủ trương hỗ trợ để nông dân tự mình đứng lên trở thành người chủ đích thực. Thành lập các khu liên hiệp nông nghiệp trồng các sản phẩm như: nấm, thuốc lá, rau sạch quanh năm… đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân. Chính phủ cho xây dựng các nhà máy ở nông thôn để tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhiều phụ nữ. Kết quả là thu nhập ở nông thôn tăng đều đặn. Năm 1977, có 98% các xã đã có thể độc lập về kinh tế.

Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao KHKT cho nông dân: Đi kèm với việc phát triển hạ tầng và tăng cường các kết cấu đào tạo nghề nông thôn, đưa tiến bộ KHKT, các loại giống mới như nấm, cây thuốc lá… vào sản xuất. Các làng xã và xí nghiệp đều được trang bị thư viện Saemaul và các phương tiện vui chơi giải trí khác. Khi đất nước đã giàu, Chính phủ Hàn Quốc có thêm nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn như: thành lập các trung tâm chuyên về nông nghiệp nhằm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, giúp người nông dân tiếp cận nhanh nhất với các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và marketing.

Sau 6 năm thực hiện phong trào Saemaul Undong mà Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia có nền kinh tế phát triển, thu nhập trung bình hộ tăng gấp 3 lần từ 1.025 USD năm 1972 lên 2.061 USD năm 1977, mức thu nhập các hộ ở nông thôn và thành thị tương đương nhau. Hiện nay Hàn Quốc trở thành một quốc gia có nền kinh tế phát triển đứng thứ 12 trên thế giới, với thu nhập bình quân đầu người vượt trên 20.000 USD.

Đầu tư phát triển nông thôn là quá trình lâu dài và tốn kém, để tìm ra biện pháp phát triển rút ngắn được khoảng cách thời gian, đồng thời hạn chế nguồn kinh phí hạn hẹp thì mô hình phong trào Làng mới Saemaul là một

trong số những mô hình phát triển nông thôn cần được nghiên cứu và áp dụng một cách có chọn lọc, phù hợp với tình hình thực tế tại nước ta.

1.2.1.2. Xây dựng nông thôn ở Đài Loan

Đài loan là một nước thuần nông nghiệp bắt đầu thực hiện sách lược “lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp” tử năm 1949 – 1953.

Vấn đề cải thiện kinh tế nông nghiệp đã được Chính Phủ Đài loan thực hiện là “Chương trình PTNT tăng tốc”, “Tăng thu nhập của nông trại và tăng cường chương trình tái cấu trúc nông thôn”, “Chương trình cải cách ruộng đất giai đoạn II”. Được cụ thể hóa bằng 10 nội dụng: Cải cách ruộng đất; Quy hoạch và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên; Tăng cường nghiên cứu nông nghiệp và đổi mới kỹ thuật; Chuyển giao công nghệ mới; Tập huấn các nông dân hạt nhân; Cung cấp các đầu vào hiện đại; Tín dụng nông nghiệp; Điều chỉnh quy mô sản xuất nông nghiệp ứng với thay đổi lao động và đầu tư; Dịch chuyển cơ cấu thị trường; Cải thiện phúc lợi xã hội cho nông dân.

1.2.1.3. Mô hình “Mỗi làng một sản phẩm” trong xây dựng nông thôn ở Thái Lan

Thái Lan là một nước có truyền thống về nông nghiệp, chiếm khoảng 80% dân số là nông nghiệp. Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững, Thái Lan đã lựa chọn chiến lược phát triển nông nghiệp là xuất khẩu nông sản từ năm 1977. Mục tiêu làm cho những nông sản có ưu thế của Thái Lan có thể chiếm lĩnh được thị trường thế giới bằng chính sản phẩm nông nghiệp của mình đã qua chế biến; công nghiệp chế biến được chọn là khâu đột phá để thực hiện chiến lược ấy. Từ quan điểm đó, họ đã xúc tiến các hoạt động theo công thức 4 nhà: Nhà nước, Nhà doanh nghiệp, Nhà ngân hàng, Nhà nông.

Kết quả cuối cùng là Thái Lan có được một hệ thống các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nông nghiệp và hệ thống các vùng kinh tế nông nghiệp

chuyên môn hoá có quy mô hợp lý. Lúc đầu, Thái Lan làm mô hình này trong chăn nuôi, sau phát triển sang mô hình trồng trọt như gạo và đặc biệt là hoa quả nhiệt đới, năm 1998 Thái Lan đã có 14 loại nông sản phẩm xuất khẩu trên thế giới. Hiện nay Thái Lan đang là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.

Mô hình “Mỗi làng một sản phẩm” tại Thái Lan: thông qua mô hình OVOP, Chính phủ đã xây dựng dự án cấp quốc gia "mỗi xã, một sản phẩm"

(OTOP: One Tambon, one Product) nhằm tạo ra sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương có chất lượng, độc đáo, bán được trên toàn thế giới. Sản phẩm của OTOP được phân loại theo 4 tiêu chí: có thể xuất khẩu với giá trị thương hiệu; Sản xuất liên tục và nhất quán; Tiêu chuẩn hóa; Đặc biệt, mỗi sản phẩm đều có một câu chuyện riêng. Các tiêu chí trên đã tạo thêm lợi thế cho du lịch Thái Lan vì du khách luôn muốn được tận mắt chứng kiến quá trình sản xuất sản phẩm, từ đó có thể hiểu biết thêm về tập quán, lối sống của người dân địa phương.

Kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Thái Lan cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển mỗi vùng một sản phẩm lợi thế. Đây là yếu tố quyết định và có vai trò rất quan trọng đối với công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, làm nền tảng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta trong tương lai.

* Bài học từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước

Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn: Được Chính phủ các nước chú trọng trong các giai đoạn phát triển.

Nguyên tắc phát triển kinh tế là: Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Ngoài chính sách chung của Chính phủ mỗi địa phương cũng cần phải có những chính sách riêng tùy theo tình hình phát triển của mỗi địa phương và tùy theo tiềm năng, thế mạnh tạo tiền đề phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát huy vai trò của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới ở huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)