Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động cho đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 41 - 49)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNMẦM NON

1.8. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động cho đội ngũ giáo viên

1.8.1. Các yếu tố chủ quan - Về phía cán bộ quản lý nhà trường

Muốn tạo động lực cho giáo viên, CBQL phải là người có hiểu biết, có kiến thức và cơ sở khoa học về nhu cầu và cách thức tạo động lực cho người khác. Mặt khác, đòi hỏi mỗi CBQL phải là người có năng lực nắm bắt tâm lí, mong muốn và nhu cầu của cấp dưới; gương mẫu, đi đàu, có kinh nghiệm quản lí, lãnh đạo nhà trường. Bản thân mỗi CBQL phải là những người có động lực làm việc thì mới có thể tạo được động lực cho người khác.

- Về phía giáo viên

Đội ngũ giáo viên trong nhà trường là lực lượng nòng cốt, có ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo chất lượng và uy tín cho nhà trường. Trước hết, muốn công việc có hiệu quả cao thì bản thân mỗi giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực tự học và tự bồi dưỡng để ngày càng nâng cao hơn nữa tay nghề. Mặt khác, muốn có động lực làm việc thì bản thân mỗi giáo viên phải tự tạo động lực cho bản thân, tìm thấy niềm vui trong công việc, tự thấy nghề của chúng ta lựa chọn là đáng tự hào từ đó thêm yêu nghề, yêu

công việc. Nhưng trên thực té động lực của mỗi giáo viên lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố gia đình. Trong một tập thêt mỗi giáo viên có một hoàn cảnh gia đình khác nhau, có những người có hoàn cảnh gia đình thuận lợi để họ yên tâm công tác nên nhiều khi chưa càn tác động họ đã có động lực cao để cống hiến cho công việc. Song trên thực tế cũng có những giáo viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, con nhỏ, phải lo nhiều chi phí cho gia đình và việc học của con cái. Chính vì vậy ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ.

Hệ thống nhu cầu của giáo viên: Nhu cầu là những đòi hỏi, mong muốn của con người xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau để đạt được mục đích nhất định. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, hệ thống nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phong phú. Tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà con người có những nhu cầu khác nhau. Khi nhu cầu của con người xuất hiện thì điều tất nhiên là sẽ xảy ra ý muốn thỏa mãn nhu cầu đó. Khi nhu cầu này được thảo mãn thì nhu cầu khác lại xuất hiện. Tuy nhiên giữa nhu cầu và thảo mãn nhu cầu luôn tồn tại một khoảng cách và chính khoảng cách này là động lực thôi thúc người giáo viên giảng dạy. Do vậy một nhà trường muốn tồn tại và phát triển cần phải hiểu rõ nhu cầu được các nhu cầu của đội ngũ giáo viên từ đó tạo điều kiện để thỏa mãn từng mức độ nhu cầu đó. Bên cạnh đó cũng phải tạo ra các nhu cầu cho người giáo viên để họ giảng dạy tích cực hăng say, hiệu quả và sáng tạo trong công việc.

Khả năng hay cũng gọi là năng khiếu là những thuộc tính cá nhân giúp người giáo viên có thể tiếp nhận một công việc, một loại kiến thức nào đó dễ dàng và khi họ được hoạt động ở lĩnh vực, chuyên môn đó thì khả năng của họ sẽ được phát huy tối đa, kết quả thu được sẽ cao hơn người khác.

Năng lực vừa là yếu tố di truyền vừa là kết quả của sự rèn luyện. Năng lực là cơ sở để tạo ra khả năng cho con người. Đánh giá đúng năng lực của đội ngũ giáo viên là cơ sở để nhà quản lý sử dụng tốt nhất họ trong nhà trường.

Vì vậy trong quá trình làm việc các nhà quản lý luôn thiết kế công việc, bố trí người giáo viên vào công việc phù hợp với năng lực, khă năng của họ để có điều kiện duy trì và phát triển năng lực chuyên môn của mình.

- Về phía học sinh

Trường mầm non Lý Thái Tổ 2 nằm trong khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, nơi tập trung dân cư có trình độ dân trí cao. Đa số các gia đình có học sinh theo học tại trường đều khá giả, phụ huynh rất quan tâm, thường xuyên phối hợp và trao đổi với nhà trường và giáo viên lớp trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Bản thân học sinh cũng phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, có hứng thú say mê trong các hoạt động của trường của lớp.

Hầu hết các gia đình chỉ có 1 đến 2 con nên sự quan tâm đến con cái là rất lớn, họ sẵn sàng đầu tư, ủng hộ cả về vật chát lẫn tinh thần cho những hoạt động ngoại kháo của nhà trường. Song cũng gây không ít áp lực đối với giáo viên khi quan tâm thái quá đến con em mình và đòi hỏi cao đối với giáo viên.

- Bản thân công việc:

Bản thân đội ngũ giáo viên mầm non sẽ cảm thấy có động lực làm việc khi mà bản thân công việc chăm sóc và giáo dục học sinh khiến cho họ thực sự có nhu cầu được làm, mong muốn làm và làm thật tốt công việc. Nội dung công việc chăm sócvà giáo dục học sinh phải vừa đđ̣òi hỏi mức phấn đấu nhiều hơn, vừa thể hiện tính vừa sức, tính khoa học, tính hợp lí, có ý nghĩa và gây được hứng thú cho đội ngũ giáo viên.

Bản thân công việc đđ̣òi hỏi đội ngũ giáo viên mầm non phải có mức phấn đấu nhất định, không gây nên sự nhàm chán. Quá tŕnh công tác của họ là một chuỗi nối tiếp những công việc và hướng đến những hiệu quả cao hơn, chất lượng giáo dục cao hơn. Thông qua việc hoàn thành hay sự thành công của công việc, họ có cơ hội được các cấp quản lí biết đến thành tích. Từ đó họ có cảm giác vui mừng, phấn khởi khi hoàn thành công việc và có cơ hội được thăng

- Mức độ phức tạp của công việc

Dạy mầm non là công việc có những khó khăn mang tính đặc thù, buộc người giáo viên không thể không yêu trẻ, mong muốn những điều tốt nhất cho trẻ thì khó vượt qua những thử thách. Mỗi giáo viên đều có những mặt mạnh và những mặt hạn chế. Bên cạnh đó giáo viên mầm non còn như một chuyên gia tâm lý của trẻ vì không nắm bắt được tâm lý trẻ thì không thể đưa ra phương pháp giáo dục trẻ đúng đắn được. Do vậy khi phân công chuyên môn, người lãnh đạo cần phải căn cứ vào năng lực và trình độ của mỗi giáo viên trong nhà trường để có thể phân công công việc một cách hợp lý và khoa học.

- Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là cách thức mà người quản lý tạo dựng để tác động đến hoạt động của một tập thể giáo viên hay một cá nhân nào đó nhằm đạt được mục đích của mình trong một hoàn cảnh nhất định.

Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên chịu sự lãnh đạo của nhà quản lý và phong cách lãnh đạo có góp phần tạo động lực cho người giáo viên giảng dạy hay không? Nếu người lãnh đạo có cách thức quản lý người giáo viên một cách phù hợp, khoa học, có sự tin tưởng, quan tâm, và tôn trọng đến ý kiến riêng của người giáo viên thì sẽ tạo động lực giảng dạy cho họ.

- Văn hóa tổ chức

“ Văn hóa tổ chức là hệ thống những giá trị, những niềm tin, những quy phạm được chia sẻ bởi các giáo viên trong nhà trường và hướng dẫn hành vi của những giáo viên trong nhà trường”.

Mỗi một nhà trường có một nét văn hóa đặc trưng tạo nên bầu không khí, tâm lý riêng của nhà trường. Một nhà trường có nền văn hóa phù hợp sẽ tạo nên bầu không khí cởi mở, thân thiện, đầm ấm sẽ có tác dụng lôi cuốn người giáo viên tích cực giảng dạy một cách hăng say, thấy gắn bó hơn với nhà trường và tạo động lực giảng dạy cho giáo viên. Ngược lại nếu có một nền văn hóa không phù hợp sẽ tạo nên cảm giác chán chường, không hứng thú với việc giảng dạy.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuậtbao gồm những yếu tốnhư: môi trường làm việc, điều kiện giảng dạy, vấn đề về nhà trường nơi làm việc, máy móc, trang thiết bị,...của nhà trường có phù hợp với công việc và nó có tạo điều kiện thuận lợi cho người giáo viên trong quá trình giảng dạy hay không, qua đó góp phần tạo động lực cho người giáo viên.

1.8.2. Các yếu tố khách quan - Bối cảnh toàn cầu

Trong thời đại hiện nay với những bước phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại đã tạo ra những thay đổi mạnh mẽ đến toàn thế giới. Quốc tế hóa, toàn cầu hó trở thành xu thế chung với cả đất nước. Các quốc gia muốn phát triển kinh tế - xã hội của mình thì không thể đứng ngoài xu thế hội nhập và toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa là khái niệm miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới tạo ra bởi các mối liên hệ và trao đổingày càng tăng giữa các quốc gia, các tố chức hay các cá nhân ở góc độ vưn hóa, kinh tế…trên quy mô toàn cầu.

Đối với Việt Nam toàn cầu hóa không mang tính áp đặt mà mang tính tất yếu. Toàn cầu hóa mang đến cho Việt Nam những cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức và tiềm ẩn những nguy cơ. Về những cơ hội, toàn cầu hóa giúp VIệt Nam kết nối với nền giáo dục thế giới, mở rộng tầm nhìn và bạc thang giá trị hướng tới chuẩn mực chung của toàn nhân loại; hành trình tư duy co tính chất toàn cầu; phát huy tinh thần dân chủ; hình thành khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Tuy nhiên, các nguy cơ chúng ta phải đối mặt là bản sắc dân tộc có thể bị mất đi; các giá trị truyền thống tốt đẹp có thể bị mai một; giáo dục bị thương mại hóa. Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã đi tìm hướng giải quyết cho các vấn đề nêu trên và câu trả lời chính là nguồn lực con người. Nguồn lực con người của mỗi dân tộc sẽ hình thành nên màng lọc để giúp học hỏi những giá trị của văn hóa nhân loại, hình thành nên những công dân toàn cầu nhưng vẫn mang bản sắc văn hóa riêng của mỗi quốc gia.

Trong bối cảnh hiện nay như vậy, nhà trường Việt Namhieenj nay càn có sự thay đổi phù hợp. Thay đổi có tính chất căn bản chính là từ người Hiệu trưởng.

Người Hiệu trưởng không chỉ là người có tri thức mà còn phải là người biết lắng nghe, không phải là người độc đoán mà là người trợ giúp, không phải chỉ là người quản lý mà phải là lãnh đạo.

- Bối cảnh trong nước

Toàn cầu hóa là quá trình các quốc gia, các nhóm người, các cá nhân trên toàn cầu qua cổng thông tin điện tử, các phương tiện giao thông hiện đại… tương tác với nhau trong hoạt động của đời sống xã hội và cá nhân, từ đó tạo ra những sự liên kết, giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia, các nhóm người, các cá nhân thuộc nền văn hóa, nền kinh tế, xã hội khác nhau. Dưới góc độ quản lý có thể hiểu, toàn cầu hóa là quá trình hình thành hệ thống các quan hệ liên kết giữa các tổ chức trong nhiều lĩnh vực vf trên phạm vi toàn cầu.

Sự thay đổi về bối cảnh xã hội đã tác động trực tiếp đến giáo dục. Giáo dục để chuẩn bị cho con người sống trong thế kỷ XXI diễn ra trên quy mô toàn cầu.

Điều này tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục từ quan niệm, triết lý, giá trị giáo dục đến phát triển hệ thống, xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Giáo dục cần phải góp phần quan trọng vào hình thành hệ thống giá trị và thang giá trị thích hợp , bồi dưỡng phẩm chất nhân cách mới, năng lực mới cho con người . Nền giáo dục của mỗi quốc gia coa trách nhiệm chuẩn bị để cho công dân quốc gia mình sống với các công dân khác trên toàn cầu.

- Bối cảnh nhà trường

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội nói trên, nhà trường nói chung và người Hiệu trưởng nói riêng đòi hỏi phải có những sự thay đổi để phù hợp với xu thế chung của thời đại. Toàn cầu và hội nhập đặt ra hai yêu cầu trong việc phất triển nguồn nhân lực. Một mặt phải giải quyết vấn đề làm thế nào để giữ vững được bản sắc văn hóa dân tộc, mặt khác phải làm thế nào để hòa nhập với nền văn hóa nói chung của nhân loại.

Trong bối cảnh hiện nay động lực làm việc của CBCNV nhà trường được xác định có vai trò quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến chất lượng giảng dạy và hiệu quả giáo dục của nhà trường; góp phần không nhỏ vào việc xây dựng một tổ chức học tập. Để xây dựng được một tổ chức học tập, Hiệu trưởng nhà trường là người có vai trò quyết đính. Hiệu trưởng là người lãnh đạo khởi xướng, tạo điều kiện để các cá nhân được học tập: đưa ra các chế độ, chính sách, quy định các nguyên tắc học tập, làm việc, xây dựng các điều kiện học tập mà trước hết là trang bị các cơ sở vật chất, đặc biệt là công nghệ thông tin để tạo thuận lợi cho việc nâng cao tay nghề của đội ngũ. Hiệu trưởng còn là người tư vấn, chỉ dẫn việc học tập, phts triển chuyên môn của giáo viên. Bản thân người lãnh đạo cũng phải tích cực học tập, thay đổi và cam kết thực hiện sự thay đổi của tổ chức.

Tiểu kết chương 1

Cơ sở lý luận về tạo động lực cho giáo viên mầm non đề cập đến lịch sử nghiên cứu vấn đề, một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Trong phần cơ sở lý luận cũng nêu ra được các yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc tạo động lực làm việc cho giáo nói chung và giáo viên mầm non nói riêng. Phần cơ sở lý luận cho ta cái nhìn khái quát , cơ bản về vấn đề nghiên cứu đồng thời cũng nêu được vai trò của nhà quản lý cũng như chỉ ra nội dung, cơ chế của nhà quản lý, giúp ta có cái nhìn sâu hơn, cụ thể hơn về vấn đề từ đó một lần nữa khẳng định tính cần thiết, tính mới, tính khả thi của đề tài nghiên cứu.

Hiểu được vấn đề nhưng đưa ra được các giải pháp quản lý của Hiệu trưởng trường mầm non cho công tác tạo động lực cho đội ngũ giáo viên thì phải đánh giá được tình hình thực teescuar việc tạo động lực một cách đúng đắn, chính xác. Chính vì vậy, ở chương 2 của luận văn sẽ đề cập và tập trung làm rõ thực trạng tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w