CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆNPHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON LÝ THÁI TỔ 2, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI
3.2. Những nguyên tắc khi đề xuất những biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Lý Thái Tổ 2
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Nói đến nguyên tắc đảm bảo tính khoa học khi đề xuất những biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên Trường mầm non Lý Thái Tổ 2là chúng ta
phải dựa vào những kiến thức của khoa học quản lí nói chung và khoa học quản lí giáo dục nói riêng, kiến thức về tâm lí học quản lí.
Mặt khác, những biện pháp ấy phải phù hợp với thực tế khách quan, phù hợp với xu thế của cuộc sống và bám sát mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ của giáo dục bậc mầm non.
Nếu như đáp ứng được nguyên tắc đảm bảo tính khoa học khi đề xuất những biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên Trường mầm non Lý Thái Tổ 2thì sẽ có được những biện pháp thể hiện tính hợp lí cao về nhiều khía cạnh. Thông qua đó các nhà quản lí sẽ động viên, khích lệ đúng mức đến đội ngũ giáo viên nhà trường và họ sẽ cảm thấy hứng thú, hăng say làm việc, năng suất, chất lượng giảng dạy sẽ được nâng lên đáng kể.
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp đề xuất phải có khả năng thực thi trong thực tiễn, phù hợp với nội dung, khả năng quản lý cũng như phù hợp đặc thù riêng mang tính chất vùng miền và của địa phương. Vì thế các biện pháp đề ra phải đảm bảo tính thực tiễn, tính phát triển, tính cân đối hài hòa của nội dung quản lý, coi trọng đúng mức đến tình hình, điều kiện cụ thể của từng đơn vị, tâm lý của giáo viên, nguồn lực hiện có của nhà trường.
Tính thực tiễn cũng cần đảm bảo sự kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống, phát huy giá trị tốt đẹp của xã hội, của nhà trường. Ngoài ra điều cần thiết để các biện pháp đưa ra được thực thi thì các biện pháp đó phải phù hợp với các quy định trong Luật giáo dục, điều lệ trường mầm non cũng như các quy định của ngành.
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Khi thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính khả thi,khi đề xuất những biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên Trường mầm non Lý Thái Tổ 2yêu
cầu chúng ta phải xem xét một cách đầy đủ về các điều kiện để thực hiện những biện pháp đó. Cụ thể là:
Các biện pháp đó phải phù hợp với khả năng của CBQL nhà trường và các cấp quản lí có liên quan.
Các biện pháp đó phải được đội ngũ giáo viên nhà trường thực hiện một cách thoải mái, không mang tính ép buộc hay mệnh lệnh.
Nội dung của các biện pháp nêu trên phải phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường đảm bảo có đủ các điều kiện về con người, về cơ sở vật chất, tài chính.
Khi xây dựng những biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên nhà trường cần phải xem xét đến tất cả những yếu tố nêu trên thì mới đảm bảo những biện pháp ấy có thực hiện được hay không. Kết quả của việc tạo động lực cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào việc những biện pháp đưa ra có tính khả thi hay không.
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Nói đến nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ khi đề xuất các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên Trường mầm non Lý Thái Tổ 2là nói đến sự thống nhất tương đối từ lãnh đạo quản lí đến đội ngũ giáo viên nhà trường, thống nhất từ những người cùng cấp, cùng tổ.
Các biện pháp đưa ra cđ̣ũng phải thể hiện tính thống nhất từ nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức, hình thức và các điều kiện để thực hiện các biện pháp đó một cách tốt nhất.
Tính đồng bộ cđ̣òn được thể hiện ở việc các biện pháp và nhóm biện pháp được xây dựng không mâu thuẫn nhau, biện pháp này cản trở biện pháp kia. Tất cả những biện pháp hay nhóm biện pháp đưa ra đều phải thực hiện chung một mục đích là nhằm tạo động lực kích thích đội ngũ giáo viên nhiệt tình hơn, hăng say hơn trong công tác.
Thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ trong việc xây dựng các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên nhà trường sẽ giúp cho lãnh đạo nhà trường thực hiện tốt việc động viên, khích lệ đội ngũ giáo viên hăng hái thi đua dạy tốt nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học cũng như giáo dục học sinh.
3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Khi làm bất cứ một việc gì, chúng ta đều chú ý đến tính hiệu quả của nó. Những việc làm đó có được duy trì và phát triển hơn trong tương lai hay không là phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả mà chúng mang lại.
Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả trong việc xây dựng các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên nhà trường được thể hiện ở việc trước khi xây dựng phải xem xét đến mục đích cụ thể cần đạt được của những biện pháp ấy là gì. Đồng thời, để đạt được mục đích đó chúng ta phải đầu tư về mọi mặt như thế nào sao cho ít tốn kém nhất và những gì ta đạt được lại là cao nhất có thể.