Những mặt mạnh trong công tác tạo động lực

Một phần của tài liệu Các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 79 - 87)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON LÝ THÁI TỔ 2, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI

2.6. Đánh giá chung về thực trạng tạo động cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Lý Thái Tổ 2, quận Cầu Giấy, Hà Nội

2.6.1. Những mặt mạnh trong công tác tạo động lực

Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội thể hiện rõ sự quan tâm đến các biện pháp tạo động lực nhằm kích thích đội ngũ giáo viên bậc mầm nonnói chung và đội ngũ giáo viên Trường mầm non Lý Thái Tổ 2 nói riêng. Những biện pháp hành chính – tổ chức, biện pháp kinh tế và kinh tế và các biện pháp tâm lý xã hội của lãnh đạo nhà trường đă góp phần không nhỏ trong việc động viên, khích lệ đội ngũ giáo viênTrường mầm non Lý Thái Tổ 2. Nhờ vậy đời

sống vật chất của đội ngũ giáo viên nhà trường đã được cải thiện, đời sống tinh thần từng bước được nâng cao, tạo được sự đoàn kết, nhất trí không chỉ trong hội đồng sư phạm mà còn trong toàn trường.

Thực hiện các cuộc vận động lớn của Sở GD&ĐT, Công đoàn giáo dục nhà trường phối hợp với Liên đoàn lao động thành phố thực hiện việc chỉ đạo xây dựng cơ quan văn hoá, trường học văn hoá, gia đình cán bộ, giáo viên văn hoá. Đó là môi trường công tác tốt giúp cho cán bộ, giáo viên yên tâm công tác, tận tuỵ trong việc giảng dạy học sinh.

Đa số giáo viên nhà trường có tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp mặc dù đời sống vật chất cũng như tinh thần của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế xă hội chung. Mặc dù vậy đội ngũ giáo viên nhà trường đều có quyết tâm, có khát khao muốn giảng dạy và giáo dục học sinh với hết khả năng cũng như năng lực sẵn có của mình nhằm giúp cho thế hệ trẻ có thể phấn đấu, tu dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội.

Nhà trường thực hiện việc đổi mới trong công tác thi đua khen thưởng đảm bảo tính công khai, dân chủ, công bằng theo tinh thần chung của Sở. Thông qua đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào thi đua nói riêng và hiệu quả đào tạo của đơn vị nói chung ngày một nâng cao. Nhờ việc triển khai kịp thời đồng bộ các phong trào thi đua với nhiều hình thức phong phú, sinh động mà đã tạo ra những tác động tích cực tới tinh thần đội ngũ giáo viên nhà trường.

2.6.2. Những mặt yếu trong công tác tạo động lực

Lãnh đạo nhà trường chưa có điều kiện để đầu tư nghiên cứu một cách khoa học những biện pháp mang tính chất phi kinh tếcũng như những biện pháp kinh tế để tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên nhà trường mà mới chỉ sử dụng những biện pháp mang tính thói quen như: tổ chức thi đua, xây dựng mối đoàn kết tương trợ, động viên khích lệ kịp thời,...

Cán bộ quản lýcòn chưa thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ giữa những biện pháp tâm lý xã hộivới những biện pháp mang tính hành chính và những biện pháp mang tính kinh tế để cùng tạo động lực làm việc cho đội ngũ

giáo viên nhà trường. Thông qua cách làm đó sẽ thúc đẩy tập thể nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bởi nếu chỉ quan tâm đến việc động viên tinh thần thôi hoặc vật chất thôi tht́ì cũng chưa đủ, hay nếu chỉ quan tâm đến những biện pháp hành chính thôi tht́ì hiệu quả sẽ không được như mong muốn.

Một số cán bộ quản lý nhà trường chưa chú trọng đến việc thực hiện các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên mặc dù nhận thức được mức độ cần thiết, chưa đảm bảo toàn diện cả đủ về vật chất và tinh thần.

Việc tạo động lực làm việc đối với đội ngũ giáo viên nhà trường chưa đi vào chiều sâu, chưa huy động tối đa sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ giáo viên, chưa kích thích được đầy đủ vào những nhu cầu từ thấp đến cao đặc biệt là những nhu cầu về tinh thần của họ.

Do một số khó khăn về kinh tế nên CBQL nhà trường chưa thể tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt.

CBQL nhà trường đôi khi không chú ý đến những mâu thuẫn, những vấn đề nảy sinh trong nội bộ cơ quan, đoàn thể hay những nhóm nhỏ dẫn đến nội bộ còn có những biểu hiện thiếu tính tích cực. Thậm chí ngay cả trong những cơ quan văn hoá vẫn chứa đựng những vấn đề nảy sinh mà nếu không khéo léo xử lí, uốn nắn có thể sẽ dẫn đến những hậu quả lớn. Trong khi đó, vấn đề nội bộ đoàn kết nhất trí cao lại là tiền đề, là yếu tố quyết định đến việc nhà trường có hoàn thành nhiệm vụ hay không.

2.6.3. Những thuận lợi trong công tác tạo động lực

Tất cả CBQL và GV đều nhận thức được rằng nguồn lực mang lại uy tín, chất lượng và thương hiệu cho nhà nhà trường đó chính là đội ngũ giáo viên có động lực làm việc; việc tạo động lực cho đội ngũ giáo viên là công việc hết sức thiết thực và quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.

Bản thân đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên của nhà trường có truyền thống đoàn kết, tương trợ, khắc phục khó khăn và có nỗ lực phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Đôi lúc nhà trường còn gặp nhiều khó khăn khó khăn nhưng

điều đó không ảnh hưởng đến việc các giáo viên đều hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Trường mầm non Lý Thái Tổ 2luôn nhận được được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở, của các cấp chính quyền,các ban ngành, đoàn thể đóng trên địa bàn thành phố, đặc biệt là sự quan tâm từ Tổng công ty cổ phần Vinaconex đơn vị chủ quản. Chất lượng giáo dục nhà trường ngày càng được nâng lên và đi vào thực chất hơn. Chất lượng mũi nhọn của nhà trường (giáo viên giỏi) được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh những đầu tư về cơ sở vật chất, tài chính, Sở và các cấp chính quyền còn quan tâm đến đời sống tinh thần của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên , cán bộ nhân viên nhà trường. Mặc dù điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng nhà trường đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các lực lượng cùng tham gia vào giáo dục, đóng góp công sức, tâm huyết của phụ huynh, xây dựng cơ sở vật chất, đáp ứng tốt điều kiện làm việc cho giáo viên, tạo tâm lý yên tâm thoải mái khi đến trường.

Trường được xây dựng khang trang, hiện đại, mĩ quan nhà trường được quan tâm tạo nên một môi trường sạch đẹp và an toàn.

Đội ngũ CBQL nhà trường tuy còn trẻ nhưng lại có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức về quản lí. Họ đều được đào tạo qua các lớp quản lí giáo dục, có kiến thức về tâm lí học quản lí và tích cực học hỏi ở những đồng nghiệp đi trước đồng thời thể hiện được năng lực quản lí nhà trường tốt, biết động viên, khích lệ đội ngũ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đội ngũ giáo viên nhà trường chủ yếu là giáo viên có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc và giáo dục học sinh là rất cao.

Họ sẵn sàng hợp tác với đồng nghiệp để xây dựng trường học, xây dượng tổ chức, đoàn thể vững mạnh. Đây là một trong những thuận lợi cơ bản trong việc tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở quận Cầu Giấy cũng như trong toàn thành phố.

Chế độ thưởng và các khoản phúc lợi xã hội đã được thực hiện, cơ bản phần nào đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của giáo viên. Nhu cầu An toàn được đảm bảo như chế độ bảo hiểm, khen thưởng, phúc lợi, thai sản, hiếu, hỷ…được thực hiện tốt do có sự quan tâm của cấp trên và CBQL nhà trường.

Lãnh đạo nhà trường quan tâm đến kết quả đánh giá, quan tâm đến sự công bằng trong đánh giá, có xây dựng tiêu chí đánh giá nên việc đánh giá có cơ sở.

Các cơ quan, ban ngành, các tổ chức chính trị, xă hội đóng trên địa bàn thành phố cũng nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực và có những đóng góp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đơn vị mình đồng thời cỗ vũ, độngviên về mọi mặt cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường.

2.6.4. Những khó khăn trong công tác tạo động lực

Mức thu nhập của đội ngũ giáo viên chưa cao bởi lẽ số lượng học sinh nhà trường còn ít do quy mô chưa mở rộng. Nguyên nhân do sự cạnh tranh của các trường mầm non khác trong địa bàn và nhà trường chưa xin được kinh phí đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất. Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại mức chi phí cho cuộc sống hàng ngày của mỗi giáo viên ngày một đòi hỏi ở mức cao. Do vậy, tinh thần của họ có những thời điểm chưa thực sự an tâm với công việc mình làm, có những người phải tranh thủ làm thêm nghề khác để có thêm thu nhập góp phần đảm bảo cuộc sống gia đình. Nếu muốn tạo động lực cho đội ngũ trong những thời điểm đó cần phải có chính sách vừa đảm bảo mức sống vật chất đồng thời vừa nâng cao đời sống tinh thần và động viên, khích lệ họ nỗ lực vượt qua khó khăn trước mắt.

Trong công tác tạo động lực làm việc cho giáo viên của Hiệu trưởng ta thấy tính kinh nghiệm được thể hiện nổi trội hơn tính khoa học, chưa thấy rõ sự vận dụng lý luận khoa học vào quản lý. CBQL nhà trường nhiều lúc chỉ chú ý đến những biện pháp quản lí mang tính hành chính hoặc là chỉ mang tính vất

chất mà chưa đáp ứng được việc tạo động lực công tác cho đội ngũ bằng các chế độ đãi ngộ về tinh thần như tổ chức thi đua sôi nổi, cơ hội học tập, thăng tiến trong công việc, giúp họ tự tin trong công tác. Những hạn chế đó xuất phát từ việc đội ngũ cán bộ quản lí thiếu kiến thức về tâm lí học quản lí.

Bản thân một số giáo viên nhà trường đ̣có tư tưởng bình quân chủ nghĩa, ngại thay đổi, chậm đổi mới, thiếu trách nhiệm. Các biện pháp tạo động lực của các CBQL không được họ quan tâm hoặc quan tâm không nhiều.

2.6.5. Nguyên nhân

2.6.5.1. Nguyên nhân khách quan

Về chính sách tiền lương của giáo viên thì phải tuân thủ theo quy định và cơ chế của Nhà nước và quy chế lương của đơn vị chủ quản. Nhiều công việc còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên như: tuyển dụng, triển khai xây thêm phòng học mới mở rộng quy mô nhà trường, đầu tư thêm trang thiết bị. Do những quy định về quản lý các khoản chi tiêu do cơ quan cấp trên ban hành mà nhiều chính sách hỗ trợ về mặt vật chất và cải thiện điều kiện làm việc cho CBGV không được thực hiện.

Lương của giáo viên mầm non hiện nay vẫn thấp, ngoài lượng thì giáo viên không có khoản thu nhập nào thêm khiến động lực làm việc của giáo viên bị giảm sút.

2.6.5.1. Nguyên nhân chủ quan

Từ phía CBQL nhà trường thì chính sách đãi ngộ đối với CBGV phụ thuộc vào cái tâm, cái tài của người đứng đầu. Khi người lãnh đạo quan tâm đến tâm tư nguyện vọng, đời sống của CBGV thì họ sẽ cải tiến công việc nhừm hỗ trợ thêm thu nhập cho nhân viên mà vẫn phù hợp với quy định.

Người Hiệu trưởng tài giỏi, có phương pháp quản lý và điều hành khoa học mọi việc thì đời sống vật chất, tinh thần cũng như công tác chuyên môn được thực hiện tốt và ngược lại. Bên cạnh đó vai trò của Hiệu phó, Tổ trưởng

chuyên môn cũng góp phần quan trọng trong việc động viên, khuyến khích giáo viên thông qua sự phân công công việc, nhận xét đánh giá và tạo không khí làm việc tích cực trong tập thể.

Một nguyên nhân quan trọng nữa chính là bản thân giáo viên, có những giáo viên không hài lòng với chính sách của nhà trường do họ đòi hỏi quá nhiều, có những giáo viên năng lực làm việc còn nhiều hạn chế, thiếu khoa học dẫn đến hiệu quả làm việc thấp sinh ra chán nản và giảm động lực làm việc.

Tiểu kết chương 2

Trường mầm non Lý Thái Tổ 2 là một trường mầm non dân lập nhưng có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm từ các

ban ngành và các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo của cán bộ quản lý. Vì vậy, trường Mầm non Lý thái Tổ 2 đã đạt được những thành công nhất định, trong đó có vấn đề tạo động lực làm việc cho giáo viên nhà trường.

Từ việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng nhu cầu của giáo viên đã được thực hiện và trình bày trong chương 2 chúng ta thấy các ý kiến đánh giá chung của các đối tượng được khảo sát đếu cho rằng hiện nay trong trường đã chú ý và thực hiện những công việc nhằm góp phần tạo động lực làm việc cho giáo viên. Các biện pháp hiện nay cũng phần nào đem lại hiệu quả nhất định.

Tuy nhiên, chưa có sự thống nhất giữa các nhu cầu của giáo viên và mức độ hài lòng đối với từng loại nhu cầu; cũng như các biện pháp tạo động lực của Hiệu trưởng nhận được sự đồng thuận cao của giáo viên song hiệu quả của các biện pháp chưa nhận được sự hài lòng của giáo viên.

Trên cơ sở các vấn đề tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến thực trạng, để khắc phục những hạn chế đã phân tích những nguyên nhân dẫn đến thực trạng, để khắc phục những hạn chế đã phân tích ở trên không chỉ đòi hỏi có sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ những người làm công tác giáo dục mà cần có sự đổi mới căn bản để thúc dẩy công tác xây dựng văn hóa nhà trường nhằm tạo động lực làm việc cho giáo viên thig CBQL cũng như các thành viên khác trong trường,

Một phần của tài liệu Các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w