Thực trạng nhu cầu làm việc của giáo viên

Một phần của tài liệu Các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON LÝ THÁI TỔ 2, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI

2.4. Thực trạng động lực làm việc của giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội

2.4.1. Thực trạng nhu cầu làm việc của giáo viên

Động lực làm việc xuất phát từ nhu cầu, vì thế để hiểu về động lực làm việc, tác giả khảo sát nhu cầu làm việc của giáo viên

Bảng 2.6. Thực trạng nhu cầu của giáo viên ST

T

Nhu cầu

Biểu hiện

Mức độ cần thiết Mức độ hài lòng

1 2 3 4 X 1 2 3 4 X

1 Sinh

học

Tiền lương

thỏa đáng 0 0 20 37 3,65 40 13 4 0 1,37

Điều kiện làm việc đảm

bảo 0 0 52 5 3,09 6 38 10 3 2,18

2 An Chế độ bảo 0 0 12 45 3,79 0 0 57 0 3

toàn hiểm đầy đủ Chế độ phúc lợi ( Thưởng, tham quan du lịch, chăm sóc sức khỏe...) tốt

0 0 7 50 3,88 4 19 34 0 2,53

Yên tâm về vị trí công

việc 0 0 6 51 3,89 9 38 10 0 2,02

Môi trường an ninh an

toàn 0 0 0 57 4 0 7 50 0 2,88

3 Qua

n hệ xã hội

Quan hệ đồng nghiệp thân thiện, yêu quý

0 0 26 31 3,54 0 18 32 7 2,81

Quan hệ tốt

với cấp trên 0 24 31 2 2,61 31 14 12 0 1,67 Được HS,

PHHS tin

tưởng 0 0 0 57 4 0 0 54 3 3,05

Tâm lý thoải mái nơi làm

việc 0 0 25 32 3,56 18 27 12 0 1,89

4 Tôn

trọng

Được lắng nghe, được

hỏi ý kiến 0 0 22 35 3,61 12 34 11 0 1,98

Cấp trên tin

tưởng 0 0 33 24 3,42 5 37 15 0 2,18

Được tham gia ra quyết

định 0 3 32 11 3,17 9 42 6 0 1,95

Được cung cấp thông tin

minh bạch 0 0 26 31 3,54 16 29 12 0 1,93

Được ghi nhận công lao, thành tích

0 0 0 57 4 25 27 5 0 1,65

5 Thể

hiện

Thử thách trong công

việc mới 0 7 18 32 3,44 0 46 11 0 2,19

Có cơ hội thăng tiến

0 15 32 10 2,91 9 32 16 0 2,12

Học tập nâng cao trình độ, phát triển nghề nghiệp

0 20 27 10 2,82 0 12 31 14 3,04

Có không gian để sáng

tạo 0 0 34 23 3,4 0 36 21 0 2,37

Được cống hiến

0 8 40 9 3,02 0 38 16 3 2,39

Điểm chung bình chung 3,47 2,26

Qua bảng trên chúng ta thấy nhìn chung các yếu tố tạo nên nhu cầu được giáo viên đánh giá ở mức độ tốt ( TB: 3,47). Yếu tố thúc đẩy giáo viên làm việc nhất là được HS, PHHS tin tưởng ( Thứ bậc 1), được ghi nhận công lao thành tích ( Thứ bậc 1), môi trường an ninh an toàn ( Thứ bậc 1). Trong khi đó những yếu tố bị đánh giá thấp nhất là quan hệ tốt với cấp trên, học tập nâng cao trình độ, phát triển nghề nghiệp và có cơ hội thăng tiến.

Cũng ở bảng trên, nếu như các yếu tố tạo nên nhu cầu của giao viên được đánh giá ở mức độ tốt ( TB: 3,47) thì tương ứng với các nhu cầu đó mức độ hài lòng của GV đối với các nhu cầu đó được đánh giá thấp hơn rất nhiều,

chỉ ở mức độ trung bình ( TB: 2,26). Hầu hết ở các nội dung mức độ hài lòng đều thấp hơn nhu cầu. Mức độ hài lòng thấp nhất là tiền lương, theo đánh giá của giáo viên thì lương của giáo viên mầm non hiện nay chưa thỏa đáng, chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của giáo viên, đặc biệt là những giáo viên hợp đồng trường và có thâm niên dưới 5 năm. Tiếp đến là nhu cầu được tôn trọng ( trong đó có nội dung được ghi nhạn công lao, thành tích) được giáo viên đánh giá thấp.

Bảng 2.7. so sánh thực trạng nhu cầu của GV và mức độ hài lòng STT Nhu cầu X mức độ cần thiết Thứ

bậc

X mức độ hài lòng

Thứ bậc

1 Sinh học 3,37 4 1,78 5

2 An toàn 3,89 1 2,61 2

3 QH xã hội 3,43 3 2,35 3

4 Tôn trọng 3,55 2 1,94 4

5 Thể hiện 3,14 5 2,99 1

Từ bảng trên, có thể thấy rằng nhu cầu An toàn của giáo viên được lựa chọn là nhu cầu cần thiết nhất ( thứ bậc 1), tiếp theo đó là nhu cầu được Tôn trọng; nhu cầu Quan hệ xã hội và Sinh học; nhu cầu được xác định là không cần thiết nhất là nhu cầu Thể hiện bản thân. Bên cạnh đó, mức độ hài lòng nhất là Thể hiện bản thân; mức độ không hài lòng nhất là nhu cầu Sinh học.

Mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và mức độ hài lòng của GV về các nhu cầu được thể hiện trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Đánh giá của GV về mức độ cần thiết và mức đọ hài lòng của 5 nhu cầu

Sinh h cọ An toàn QH xã h iộ Tôn tr ngọ Th hi nể ệ 0

0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

4 3.37

3.89

3.43 3.55

3.14

1.78

2.61

2.35

1.94

2.99

Mức độ cần thiết Column1

Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Theo đánh giá của giáo viên thì tất cả các nhu cầu đều cần thiết ở mức độ cao, song mức độ hài lòng ở mỗi nhu cầu đều thấp hơn mức độ cần thiết. Các mức độ hài lòng chủ yếu ở mức độ Trung bình, trong đó mức độ hài lòng thấp nhất là nhu cầu sinh học ( trong đó có vấn đề tiền lương). Khoảng cách giữa mức độ cần thiết và mức độ hài lòng xa nhất xuất hiện ở nhu cầu Sinh học ( khoảng cách chênh lệch là 1,59) và nhu cầu Tôn trọng ( khoảng cách chênh lệch là 1,61), điều đó cho thấy GV cho rằng họ cần được tôn trọng, lắng nghe, ghi nhận thành quả và tiền lương là rất cần thiết đối với họ để đảm bảo nhu cầu của cuộc sống. Nếu nhà quản lí nắm bắt được đặc điểm này và có tác động tích cực vào các nhu cầu đó thì sẽ tạo được động lức làm việc của giáo viên.

Một phần của tài liệu Các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w