Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp tạo động lực

Một phần của tài liệu Các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 106 - 120)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆNPHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON LÝ THÁI TỔ 2, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI

3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp tạo động lực

3.5.1. Các bước khảo nghiệm

Để khẳng định giá trị, tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nộitác giả đã lập phiếu điều tra xin ý kiến đối với CBQL và Giáo viên trường Mần non Lý Thái Tổ 2.

Bước 1: Lập phiếu điều tra, xin ý kiến

Đề tài đánh giá các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội theo 2 tiêu chí: Tính cần thiết và tính khả thi.

Tính cần thiết theo 3 mức độ: Chưa cần thiết, bình thường và cần thiết Tính khả thi theo 3 mức độ: Chưa khả thi, bình thường và khả thi Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra

01 người là hiệu trưởng trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội.

02 người là hiệu phó trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội.

03 người là tổ trưởng các tổ.

54 giáo viên nhà trường mầm non Lý Thái Tổ 2.

Tổng cộng các ý kiến là: 60 Bước 3: Phát phiếu điều tra

Bước 4: Thu phiếu điều tra và định hướng kết quả nghiên cứu 3.5.2. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết

- Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết cho từng biện pháp ở mục 3,3 để

tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội như sau:

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ tính cần thiết của các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên

TT Các biện pháp

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

SL % SL % SL %

1 Biện pháp 1 34 56,6 26 43,4 0 0

2 Biện pháp 2 23 38,3 31 51,7 6 10

3 Biện pháp 3 12 20 38 63,3 10 16,7

4 Biện pháp 4 18 30 40 66,7 2 3,3

5 Biện pháp 5 10 16,7 38 63,3 12 20

Ghi chú:

Biện pháp 1: Biện pháp nâng cao đời sống vật chất cho giáo viên

Biện pháp 2: Biện pháp tạo môi trường thuận lợi để giáo viên yên tâm công tác

Biện pháp 3: Biện pháp hoàn thiện công tác đánh giá giáo viên

Biện pháp 4: Tăng cường chia sẻ thông tin và quyền lợi nhiều hơn đối với giáo viên

Biện pháp 5: Biện pháp hoàn thiện chính sách đào tạo, phát triển và cơ hội thăng tiến.

Với các số liệu thống kê nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy mức độ rất cần thiết và cần thiết của mỗi tác động trong từng biện pháp có tần suất rất cao, chỉ có một số ít cho là không cần thiết.

Trong năm biện pháp đề xuất, biện pháp được đánh giá là cần thiết nhất là: “Biện pháp nâng cao đời sống vật chất cho giáo viên” ( Số người cho rằng rất cần thiết là 56,6%). Số cán bộ giáo viên được khảo sát cho rằng tiền lương có vai trò quan trọng trong việc duy trì, kích thích nỗ lực làm việc của người giáo viên, sự hài lòng về tiền lương của giáo viên có ảnh hưởng đến sự gắn bó của họ với nhà trường.

Những biện pháp còn lại cũng rất cần thiết, tất cả đều được đánh giá ở mức độ cần thiết cao.Điều này chứng tỏ sự đồng tình, nhất chí cao, cần được áp dụng vào quản lý tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non hiện nay.

3.5.3. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi

Trên cơ sở lấy ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp, tác giả tiến hành khảo nghiệm tính khả thi bằng cách xin ý kiến qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các Cán bộ giáo viên trường Mầm non Lý Thái Tổ 2 và thu được kết quả sau:

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên

TT Các biện pháp

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

SL % SL % SL %

1 Biện pháp 1 15 25 37 61,7 14 13,3

2 Biện pháp 2 15 25 36 60 9 15

3 Biện pháp 3 12 20 37 61,7 11 18,3

4 Biện pháp 4 13 21,7 37 61,7 10 16,6

5 Biện pháp 5 10 16,6 38 63,4 12 20

Ghi chú:

Biện pháp 1: Biện pháp nâng cao đời sống vật chất cho giáo viên

Biện pháp 2: Biện pháp tạo môi trường thuận lợi để giáo viên yên tâm công tác

Biện pháp 3: Biện pháp hoàn thiện công tác đánh giá giáo viên

Biện pháp 4: Tăng cường chia sẻ thông tin và quyền lợi nhiều hơn đối với giáo viên

Biện pháp 5: Biện pháp hoàn thiện chính sách đào tạo, phát triển và cơ hội thăng tiến.

Với bảng tổng hợp các phiếu tham khảo ý kiến ở trên, tác giả thấy mức độ rất khả thi và khả thi của mỗi tác động trong các biện pháp đã đề xuất có tần suất rất cao. Tuy nhiên vẫn còn có biện pháp mà cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng tính khả thi chưa cao như ở Biện pháp 5.

Qua hai bảng thống kê nêu trên cho ta thấy tần suất các ý kiến về mức độ rất cần thiết và cần thiết; mức độ rất khả thi và khả thi của các biện pháp đã được đề xuất là tương đối cao. Hi vọng rằng các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2 không chỉ áp dụng có hiệu quả trong trường mà còn có thể áp dụng được ở các trường mầm non khác trong và ngoài Quận Cầu Giấy.

Tiểu kết chương 3

Trước những yêu cầu đổi mới về công tác giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, vấn đề tạo động lực làm việc cho giáo viên là việc làm cần thiết và cấp bách. Những biện pháp đề xuất đã được kiểm chứng bằng phiếu khảo nghiệm về tính khả thi và tính cần thiết cho thấy có thể áp dụng vào quản lý tạo động lực làm việc cho giáo viên tại trường mầm non Lý thái Tổ 2 góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo. Điều này chứng tỏ các biện pháp đưa ra có thể áp dụng được vào công tác quản lý tạo động lực cho giáo viên ở các trường mầm non hiện nay.

Dựa trên căn cứ khoa học, bằng kinh nghiệm và lý luận thực tế, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội:

Biện pháp 1: Biện pháp nâng cao đời sống vật chất cho giáo viên

Biện pháp 2: Biện pháp tạo môi trường thuận lợi để giáo viên yên tâm công tác

Biện pháp 3: Biện pháp hoàn thiện công tác đánh giá giáo viên

Biện pháp 4: Tăng cường chia sẻ thông tin và quyền lợi nhiều hơn đối với giáo viên

Biện pháp 5: Biện pháp hoàn thiện chính sách đào tạo, phát triển và cơ hội thăng tiến.

Các biện pháp đề xuất ở trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau, biện pháp này là cơ sở, tiền đề cho biện pháp kia.

Mỗi biện pháp đều có vai trò, ảnh hưởng khác nhau đến công tác tạo động lực cho đội ngũ giáo viên nhà trường. Với việc thực hiện đồng bộ 5 biện pháp trên chúng tôi tin tưởng rằng hiệu quả công tác tạo động lực làm việc cho giáo viên sẽ cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường.

Các biện pháp quản lý đã đề xuất ở trên đều được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi. Hi vọng rằng những biện pháp quản lý tạo động lực làm việc cho giáo vieenjtaij trường mầm non Lý Thái Tổ 2 không chỉ áp dụng hiệu quả tại trường mà còn có thể áp dụng được với các trường mầm non khác trong quận Cầu Giấy.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nộicó ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, là một đòi hỏi tất yếu bởi nó tác động trực tiếp tới sự phát triển của ngành giáo dục. Động lực lao động của người giáo viên là sự khao khát và tự nguyện của bản thân nhằm phát huy mọi nỗ lực để đạt được mục tiêu cá nhân và mục tiêu của nhà trường. Để tạo động lực cho giáo viên cần vận dụng một hệ thống chính sách, các biện pháp, cách thức quản lí tác động tới người giáo viên nhằm làm cho họ có động lực trong công việc, thúc đẩy họ hài lòng hơn với công việc và mong muốn được đóng góp cho nhà trường.

Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên tại trường mầm non Lý Thái Tổ 2 là việc làm vì sự phát triển chung của nhà trường và người lao động. Công tác tạo động lực cho giáo viên được thực hiện tốt sẽ giúp họ hăng say làm việc. Tăng cường sự quan tâm động viên của lãnh đạo, sự hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, khai thác mọi điều kiện, tiềm năng trong mỗi cán bộ giáo viên là vì lợi ích lâu dài của mỗi cá nhân nói riêng và nhà trường nói chung.

Chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về tạo động lực cho người lao động và những vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu, hệ thống hóa các lý luận khoa học cơ bản về nhu cầu, động lực lao động và con đường tạo động lực cho người lao động; các học thuyết về tạo động lực, các nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động.

Chương 2, luận văn đã tiến hành nghiên cứu và phân tích thực trạng nhu cầu, động lực của giáo viên, đồng thời luận văn cũng đã chỉ ra những mặt còn hạn chế và tìm ra nguyên nhân trong công tác trả lương, công tác khen thưởng, phúc lợi, công tác đào tạo, đánh giá chất lượng công việc, điều kiện

làm việc và công tác lãnh đạo coa ảnh hưởng đến động lực làm việc của giáo viên tại các trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội

Chương 3, trên cơ sở lý luận đã đưa ra và thực trạng khảo sát động lực, nhu cầu của giáo viên ở chương 1, 2 tác giả đã đưa ra một số số biện pháp tạo động lực làm việc cho giáo, gồm có:

1. Nâng cao đời sống vật chất cho giáo viên

2. Tạo môi trường thuận lợi để giáo viên yên tâm công tác 3. Hoàn thiện công tác đánh giá giáo viên

4. Chia sẻ thông tin và quyền lực nhiều hơn đối với giáo viên 5. Hoàn thiện chính sách đào tạo, phát triển và cơ hội thăng tiến.

Các biện pháp được đề xuất đã xin ý kiến đánh giá và đã được khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi với kết quả cao. Như vậy, các biện pháp đưa ra phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện nay của trường mầm non Lý Thái Tổ 2 hiện nay, có tính khả thi cao và có thể đem lại hiệu quả như mong muốn.

1. Khuyến nghị

2.1.Đối với phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy

Phối hợp, tham mưu với Sở GD – ĐT Hà Nội, Công đoàn ngành giáo dục, UBND quận Cầu Giấy tạo điều kiện tốt nhất để cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên các trường mầm non được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ để

động viên, khích lệ họ liên tục cố gắng trong mọi công việc được giao.

Tăng cường các hoạt động tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm về những biện pháp có tính chất phi kinh tế để tạo động lực cho đội ngũ giáo viên mầm non của quận Cầu Giấy từ đó triển khai sử dụng có hiệu quả hơn những biện

pháp đó trong việc tạo động lực cho đội ngũ giáo viên các bậc học, ngành học trên địa bàn toàn thành phố.

Hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, phát huy quyền làm chủ của nhân dân nói chung và của đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân trường mầm non Lý Thái Tổ 2 nói riêng.

Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của nhà trường, của CBQL và của giáo viên.

2.2.Đối với Tổng công ty cổ phần Vinaconex

Tăng cường giao quyền chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Hiệu trưởng cũng như giáo viên nhà trường.

Quan tâm đến đời sống văn hoá, tinh thần của giáo viên nhà trường.

Tạo điều kiện tốt nhất để cho CBQL, giáo viên, nhân viên nhà trường được học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, có cơ hội để khẳng định bản thân.

Tham mưu với lãnh đạo Tổng công ty có kế hoạch đầu tư kinh phí, xây dựng CSVC nhằm từng bước hoàn thiện các điều kiện về cảnh quan, môi trường sư phạm, tạo môi trường làm việc thuận tiện, thân thiện, an toàn cho giáo viên và học sinh.

2.3. Đối với CBQL trường mầm non Lý Thái Tổ 2:

Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi cá nhân, nhóm giáo viên từ đó giúp họ có thái độ tự tin và suy nghĩ tích cực trước khi thực hiện nhiệm vụ.

Hạn chế tối đa những suy nghĩ, thái độ thiếu tích cực khi làm việc.

Tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên thẳng thắn trao đổi với đồng nghiệp về các vấn đề có liên quan đến công việc đồng thời trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp dù là nhỏ nhất.

Tuyên truyền, tạo mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa Nhà trường – gia đình – xã hội, tạo sự ủng hộ cao của phụ huynh học sinh với các hoạt động của nhà trường.

Thường xuyên học hỏi để nâng cao hơn nữa kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kĩ năng cơ bản để tạo động lực thành công.

Tổ chức thi đua sôi nổi, đảm bảo công bằng, khách quan và ghi nhận đúng mức công sức hay sự đóng góp của giáo viên để tạo ra bầu không khí tâm lí - xã hội tốt trong nhà trường.

Tạo cơ hội học tập, sáng tạo, phát triển tốt cho đội ngũ giáo viên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và đào tạo, số: 3004/ CT, Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2015- 2016.

2. Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN, Chỉ thị 40/CTTW về "Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" ngày 15/6/2004, Hà Nội, 2004.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2014), “ Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non”

4. Báo giáo dục và thời đại Online (18/4/2013), Lương giáo viên và sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ đối với Giáo dục và đào tạo.

5. Công văn 496/ VPCP - KGVX, Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

6. Đỗ Thiết Thạch , Khái niệm; Tầm quan trọng của quản lý nhân sự.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Kết luận của Hội nghị TW 6 khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Phương hướng phát triển giáo dục- đào tạo, khoa học công nghệ .

8. Giáo dục 24h, Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, Nguồn Bộ Giáo dục và đào tạo.

9. Nguyễn Hữu Dũng,Viện Khoa học lao động và xã hội, Chính sách tiềnlương: Thực trạng, vấn đề và yêu cầu đặt ra cho giai đoạn 2015- 2020.

10. Ngô Đạt, Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, Công đoàn và vấn đề dân chủ trong trường học.

11.Nguyễn Hải Thập,Thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dụcvà những nội dung cần thiết khi xây dựng luật viên chức.

12. Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quản lý nhà nước về khoa họccông nghệ, Cổng thông tin điện tử.

13. Phươngpháp nghiên cứu khoa học,Nguồn:

http://kxhnv.duytan.edu.vn.

14. Phạm Văn Hiền, phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

15. Quốc hội, Luật số 22/2008/QH12, Luật cán bộ công chức.

16. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam số 8/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005,Luật giáo dục.

17. Thư viện pháp luật, Bộ giáo dục và đào tạo,Chỉ thị 3004/CT- BGDĐT năm 2013 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013 - 2014.

18. Trịnh Doãn Chính, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.

19. Trần Khánh Đức, Đại học quốc gia Hà Nội, Chínhsách quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực Việt nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

20. Tạp chí nghiên cứu, hướng dẫn công tác tổ chức xây dựng Đảng của Ban tổ chức Trung ương, Mấy ý kiến về giải pháp đổi mới chính sách lương đối với nhà giáo.

21. Viện khoa học giáo dục Việt Nam,Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam.

22. Website của bảo Việt: Chính sách và giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát đánh giá thực trạng nhu cầu, động lực của giáo viên

I. Thầy/ cô cảm thấy cần và hài lòng đến đâu đối với các nhu cầu sau?

ST T

Nhu cầu

Biểuhiện Mức độ cần thiết Mức độ hài lòng

1 2 3 4 1 2 3 4

1 Sinh

học

Tiền lương thỏa đáng 1 2 3 4 1 2 3 4

Điều kiện làm việc đảm bảo

1 2 3 4 1 2 3 4

2 An

toàn

Chế độ bảo hiểm đầy đủ 1 2 3 4 1 2 3 4

Chế độ phúc lợi

( Thưởng, tham quan du lịch, chăm sóc sức khỏe...) tốt

1 2 3 4 1 2 3 4

Yên tâm về vị trí công việc

1 2 3 4 1 2 3 4

Môi trường an ninh an toàn

1 2 3 4 1 2 3 4

3 Qua

n hệ xã hội

Quan hệ đồng nghiệp thân thiện, yêu quý

1 2 3 4 1 2 3 4

Quan hệ tốt với cấp trên 1 2 3 4 1 2 3 4

Được HS, PHHS tin tưởng

1 2 3 4 1 2 3 4

Một phần của tài liệu Các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 106 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w