Thực trạng tạo động lực cho giáo viên thông qua kich thích tinh thần

Một phần của tài liệu Các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 75 - 79)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON LÝ THÁI TỔ 2, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI

2.5. Thực trạng việc tạo động lực cho đội ngũ giáo viên nhà trường

2.5.6. Thực trạng tạo động lực cho giáo viên thông qua kich thích tinh thần

Bên cạnhviệc quan tâm đếnđời sống vật chất thì ban lãnh đạo nhà trường cũng rất chú trọng và quan tâmđến đời sống tinh thần của tất cả giáo viên để góp phần nâng cao việc tạo động lực cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

* Đề bạt, thăng tiến giáo viên

Việc phấn đấu vươn lên một vị trí cao hơn trong nhà trường là điều mà mỗi giáo viên đều nỗ lực và cố gắng để đạt được, do đó mà đề bạt thăng tiến giáo viên có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích đội ngũ giáo viên giảng dạy có hiệu quả đồng thời tạo động lực cho họ trong quá trình giảng dạy.

Hiểu được tầm quan trọng đó nên nhà trường đã rất quan tâm đến hoạt động đề bạt, thăng tiến giáo viên. Trong quá trình giảng dạy người quản lý luôn giám sát, theo dõi sự cố gắng, không ngừng nỗ lực học hỏi của từng giáo viên một…qua đó phát hiện ra những giáo viên có tiềm năng, có năng lực đáp ứng những vị trí công việc cao hơn, tạo cơ hội cho họ thăng tiến trong nghề nghiệp. Chính vì vậy mà đa số giáo viên được đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí công việc việc cao hơn thường có đủ trình độ , kiến thức, kỹ năng để thực hiện công việc của mình giúp họ luôn cảm thấy yêu thích với công việc, hứng thú với công việc, không có cảm giác nhàm chán vì mọi nỗ lực, cố gắng đã được lãnh đạo nhà trường và mọi người công nhận. Một số giáo viên trước khi được bổ nhiệm vào vị trí công việc mới thường được nhà trường cử đi học nâng cao để trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết khi vào làm ở vị trí mới, giúp họ thấy tự tin hơn, yên tâm làm việc và tạo động lực để làm việc hiệu quả. Một số vị trí lãnh đạo còn khuyết do sự thuyên chuyển đã được nhà trường đề bạt, thăng tiến những giáo viên có đủ năng lực, trình độ chuyên môn đảm nhiệm. Qua đó nhà trường luôn giữ gìn và thu hút được đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ chuyên môn cao.

Hoạt động đề bạt, thăng tiến này đã giúp cho đội ngũ giáo viên nhà trường không những luôn có ý thức phấn đấu khi giảng dạy nhằm nâng cao

chất lượng cho nhà trường mà còn không ngừng nâng cao kiến thức, học hỏi, sáng tạo, hoàn thiện bản thân để góp phần phục vụ tốt cho sự phát triển ngày càng vững mạnh của nhà trường. Tuy nhiên, một số giáo viên có tư tưởng an phận, không phấn đấu và không quan tâm đến cơ hội thăng tiến khiến họ làm việc một cách hời hợt, không hiệu quả. Chính vì thế mà CBQL cần kích thích họ bằng cách giao cho họ những công việc có tính thử thách và trách nhiệm cao, ghi nhận mỗi khi họ làm tốt công việc của mình tạo động lực cho họ làm việc và phán đấu vươn lên.

* Văn hóa nhà trường

Văn hóa nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến tạo động lực cho đội ngũ giáo viên bởi nó có tác động đến đời sống tinh thần của tất cả mọi người trong nhà trường. Bất kỳ một nhà trường nào cũng có một nét văn hóa riêng, đặc trưng riêng và nhà trường cũng đã xây dựng và duy trì được một nền văn hóa nhà trường đặc thù riêng, phát huy năng lực, thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể giáo viên nhằm đạt được mục tiêu của nhà trường.

Nhà trường đã xây dựng được một truyền thống tốt đẹp là tinh thần tập thể đoàn kết, mối quan hệ cởi mở, thân thiện, tin cậy giữa tất cả giáo viên trong nhà trường. Qua đó khuyến khích đội ngũ giáo viên giảng dạy, tốt, đạt hiệu quả cao, không ngừng sáng tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy…

Trong quá trình giảng dạy mọi người luôn trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt là những giáo viên trẻ mới vào nghề. Họ không chỉ giúp đỡ nhau trong công việc mà còn luôn quan tâm đến đời sống hàng ngày, luôn động viên thăm hỏi khi khó khăn. Mối quan hệ tốt đẹp này không chỉ tồn tại giữa các giáo viên mà còn được phát huy giữa các cán bộ công nhân viên nhà trường với các nhà lãnh đạo quản lý. Qua đó có thể thấy tinh thần tập thể

đoàn kết vững mạnh, tương thân tương ái giữa các giáo viên trong nhà trường đã thật sự trở thành nền văn hóa truyền thống, tốt đẹp. Nó đã tạo nên bầu không khí hòa đồng,vui vẻ, tôn trọng lẫn nhau, tạo động lực cho đội ngũ giáo

viên giảng dạy một cách hăng say, hiệu quả , góp phần xây dựng niềm tin với giáo viên.

Nét văn hóa nổi bật của nhà trường là phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đoán của các cấp lãnh đạo, quản lý. Họ là người luôn có trách nhiệm với công việc, tự tin, dám nghĩ, dám làm …đồng thời giữa những người quản lý và đội ngũ giáo viên luôn có mối quan hệ thân thiện, gần gũi, tin cậy, đó là động lực kích thích đội ngũ giáo viên Mầm non Lý Thái Tổ 2 luôn phát huy hết năng lực giảng dạy, sự sáng tạo , và lòng nhiệt tình với công việc.

Một nét văn hóa hết sức đặc trưng và không kém phần quan trọng là việc thực hiện nội quy, giờ giấc giảng dạy. Tại nhà trường vẫn còn một số giáo viên đi lên lớp chưa đúng giờ, trong giờ dạy thì nghe điện thoại, đến họp hội đồng sư phạm hay họp tổ chuyên môn còn muộn… ảnh hưởng tới kết quả giảng dạy, qua đó phần nào phản ánh lên dược công việc giảng dạy chưa thật sự thu hút được đội ngũ giáo viên, chưa tạo động lực cho họ. Ngoài ra trong cùng một hội đồng sư phạm , nếu một giáo viên thường xuyên lên lớp muộn được đánh giá như một giáo viên thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường sẽ gây nên bất bình, mất đoàn kết ành hưởng không tốt tới việc giảng dạy.

* Các phong trào thi đua đoàn thể

Nhà trường đã hưởng ứng và tham gia rất nhiều phong trào thi đua, đoàn thể như:

Hàng năm vào dịp cuối năm nhà trường tổ chức gặp mặt đầu xuân gia đình các cán bộ , giáo viên công nhân viên nhà trường nhằm mục đích thăm hỏi, động viên cũng như tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa đội ngũ giáo viên với lãnh đạo nhà trường.

Công đoàn nhà trường phát động nhiều chương trình ủng hộ như ủng hộ đồng bào bị lũ lụt hàng năm, ủng hộ người nghèo…

Tiếp tục phát động các phong trào thi đua tập trung và trọng tâm vào các đợt 20/11, 8/3 nhằm nâng cao chất lượng của việc dạy và học.

Các hoạt động trên không chỉ giúp cho đời sống tinh thần của giáo viên nhà trường được nâng cao mà còn tạo điều kiện cho họ gần gũi, thân thiết nhau hơn, đồng thời thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo , của nhà trường đối với đời sống của giáo viên.

Bảng 2.13. Mức độ quan tâm của lãnh đạo nhà trường đến đời sống tinh thần của đội ngũ giáo viên nhà trường

Phương án trả lời Số người trả lời

Tổng số người %

Quan tâm 47 82,4

Bình thường 10 17,8

Chưa quan tâm 0 0

Tổng 57 100

(Nguồn kết quả điều tra- giáo viên tổng hợp)

Qua bảng điều tra ta thấy có đến 82,4% đánh giá tốt mức độ quan tâm của nhà trường, chỉ 17,8% giáo viên cảm thấy bình thường và 0% giáo viên thấy chưa quan tâm. Tuy nhiên nhà trường vẫn cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tinh thần của họ nhằm tạo động lức cho họ tích cực hơn nữa trong công tác giảng dạy cho nhà trường.

Một phần của tài liệu Các biện pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Lý Thái Tổ 2, Cầu Giấy, Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w