Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.3. Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT
1.3.1. Hoạt động dạy học ở trường THPT
Các hoạt động giáo dục trong trường THPT được quy định tại điều 26 Điều lệ trường THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo là:
1. Các hoạt động giáo dục bao g m hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng l c cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây d ng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
2. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và t chọn trong chương tr nh giáo dục của cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao g m các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và b i dư ng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường;
hoạt động t thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Hoạt động giáo dục ở trên được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp. Nội dung của luận văn này chỉ đề cập đến hoạt động dạy học.
Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm giúp cho người học lĩnh hội những tri thức khoa học, kỹ năng hoạt động nhận thức và thực tiễn, phát triển các năng lực hoạt động sáng tạo trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và các phẩm chất nhân cách của người học theo mục đích giáo dục.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích luỹ được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng l c cá nhân" [19].
Tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt cho rằng: "Quá tr nh dạy học là một quá tr nh sư phạm bộ phận, một phương tiện để trau d i học vấn, phát triển giáo dục và giáo dục phẩm chất, nhân cách thông qua s tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội một cách có hệ thống những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo, nhận thức và th c hành".
Theo tác giả Hà Thế Truyền: “Quá tr nh dạy học là một quá tr nh dưới s lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học t giác, tích c c, chủ động tổ chức, t điều khiển hoạt động nhậ thức – học tập của m nh nhằm th c hiện những nhiệm vụ dạy học”. [31]
Còn theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: Dạy học được nghiên cứu theo quan điểm là một quá trình. Dạy học bao gồm hai quá trình đó là quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò. Hai quá trình này có mối quan hệ biện chứng, tồn tại vì nhau, sinh ra vì nhau và thúc đẩy nhau phát triển.
Quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bản trong quá trình dạy học – hoạt động dạy và hoạt động học. Dạy và học là hai hoạt động tác động và phối hợp với nhau, nếu thiếu một trong hai hoạt động đó thì quá trình dạy học không diễn ra. Chẳng hạn nếu thiếu hoạt động dạy của giáo viên thì quá trình đó chuyển thành quá trình tự học. Còn nếu thiếu hoạt động của người học thì hoạt động dạy không diễn ra, do đó không diễn ra quá trình dạy học. Quá trình dạy và học liên hệ mật thiết với nhau, diễn ra đồng thời và phối hợp chặt chẽ tạo nên sự cộng hưởng của hoạt động dạy và hoạt động học, từ đó sẽ tạo nên hiệu quả của quá trình dạy học.
Hoạt động dạy của người giáo viên:
Đó là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của học sinh, giúp học sinh tìm tòi phám phá tri thức, qua đó thực hiện có hiệu quả chức năng học của bản thân. Hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của người học sinh thể hiện như sau
- Đề ra mục đích, yêu cầu nhận thức, học tập
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của mình và dự tính hoạt động tương ứng của người học.
- Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học của mình với hoạt động nhận thức – học tập tương ứng của người học.
- Kích thích tính tự giác, tính tích cực , độc lập, chủ động sáng tạo của người học bằng cách tạo nên nhu cầu, động cơ hứng thú, khêu gợi tính tò mò, ham hiểu biết của người học làm cho họ ý thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ học tập của mình
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, qua đó mà có những biện pháp điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những thiếu sót, sai lầm của họ cũng như trong công tác giảng dạy của mình.
Như vậy, dạy học là sự tổ chức điều khiển quá trình HS chiếm lĩnh, lĩnh hội tri thức để hình thành và phát triển nhân cách. Quá trình dạy học có vai trò chủ đạo được thể hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển sự học tập của HS, giúp HS nắm kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ. Dạy học có chức năng kép là truyền đạt thông tin và điều khiển hoạt động học.
Hoạt động DH là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạt động khác trong nhà trường. Đó là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất để giúp HS lĩnh hội tri thức của loài người. Hoạt động này làm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, hình thành những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động của HS, hình thành ở các em thế giới quan khoa học, lòng yêu tổ quốc, yêu CNXH. Đó chính là động cơ và định hướng học tập theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Hoạt động học của học sinh:
Học là quá trình tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của mình nhằm thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên
ngoài thành tri thức của bản thân, qua đó người học thể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của mình.
Tính tự giác nhận thức trong quá trình dạy học thể hiện ở chỗ người học ý thức đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập, qua đó họ nỗ lực nắm vững tri thức trong việc lĩnh hội tri thức.
Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể thông qua huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập. Tính tích cực nhận thức vừa là mục đích, phương tiện, kết quả hoạt động vừa là phẩm chất hoạt động của cá nhân. Tùy theo sự huy động của những chức năng tâm lý nào và mức độ sự huy động đó mà có thể diễn ra tính tích cực tái hiện, tính tích cực tìm tòi, tính tích cực sáng tạo.
Tính chủ động nhận thức là sự sẵn sàng tâm lý hoàn thành những nhiệm vụ nhận thức – học tập, nó vừa là năng lực vừa là phẩm chất tự tổ chức hoạt động học tập cho phép người học tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động học tập của mình. Qua đó, cho phép người học sẵn sàng tâm lý nhằm hoàn thành những nhiệm vụ nhận thức - học tập.
Học là một trong những loại hình nhận thức, đó là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người, sự phản ánh đó diễn ra trong quá trình hoạt động tích cực của các bộ phận vỏ não. Sự phản ánh bản chất của đối tượng được đòi hỏi phải trải qua hoạt động tư duy phức tạp dựa trên những thao tác lôgic, nó đòi hỏi phải có sự tập chung chú ý, sự lựa chọn từ vô số sự vật, hiện tượng của hiện thực; chủ thể nhận thức phải tích cực chú ý và lựa chọn chỉ những cái trở thành đối tượng phản ánh. Vì vậy hoạt động học của học sinh không phải bằng sự tiếp nhận những kết quả có sẵn mà phải bằng hoạt động nhận thức tích cực, chủ động của họ. Học sinh là chủ thể nhận thức, tính chất hành động của họ có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng tri thức mà họ tiếp thu.
Quá trình học của người học có thể diễn ra dưới sự tác động trực tiếp của người giáo viên như diễn ra trong tiết học, hoặc dưới sự tác động gián tiếp của giáo viên như hoạt động tự giác, tích cực, chủ động nhận thức học tập của học sinh thể hiện ở các mặt.
- Tiếp nhận những nhiệm vụ, kế hoạch học tập do giáo viên đề ra.
- Tiến hành thực hiện những hành động, thao tác nhận thức – học tập nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập được đề ra.
- Tự điều chỉnh hoạt động nhận thức – học tập của mình dưới tác động kiểm tra, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của bản thân.
- Phân tích những kết quả hoạt động nhận thức – học tập dưới tác động của giáo viên, qua đó mà cải tiến hoạt động học tập.
Trong trường hợp quá trình hoạt động học tập thiếu sự quản lý trực tiếp của giáo viên thì điều đó được thể hiện như sau:
- Tự lập kế hoạch hoặc cụ thể hóa các nhiệm vụ học tập của mình
- Tự tổ chức hoạt động bao gồm việc lựa chọn các phương pháp và phương tiện của mình.
- Tự kiểm tra, tự đánh giá và qua đó tự điều chỉnh trong tiến trình hoạt động học tập của mình.
- Tự phân tích các kết quả hoạt động nhận thức – học tập mà cải tiến phương pháp học tập của mình
Học sinh vừa là đối tượng điều khiển của giáo viên (đối tượng, khách thể của hoạt động dạy), với tư cách này học sinh chịu các tác động sư phạm; vừa là chủ thể nhận thức, với tư cách này, quá trình nhận thức của học sinh là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức. Cũng như hoạt động dạy, hoạt động học có hai chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển. Nội dung của hoạt động học bao gồm toàn bộ hệ thống khái niệm của môn học, bằng phương pháp đặc trưng của môn học, của khoa học đó, với phương pháp nhận thức độc đáo, phương pháp chiếm lĩnh khoa học để biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân.
Hoạt động học của học sinh cần phải diễn ra trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với hoạt động dạy của thầy, kết quả của hoạt động này phụ thuộc vào hoạt động kia và ngược lại. Mối quan hệ này có thể diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo mức độ tự lực của người học, để đạt được mục đích cuối cùng của người học, đó là: Nắm vững tri thức khoa học, phát triển tư duy và hình thành thái độ, đạo đức, nhân cách và lý tưởng sống.
KHÁI NIỆM DẠY HỌC
DẠY HỌC Truyền đạt
Điều khiển
Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học:
Hoạt động dạy học mang tính chất hai chiều, gồm dạy và học, đó là hai mặt của một quá trình luôn tác động qua lại và bổ sung cho nhau, phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau. Hoạt động dạy học diễn ra trong những điều kiện xác định, nhằm đạt hiệu quả theo mục tiêu giáo dục đã chỉ rõ: “Chỉ trong s tác động qua lại giữa thày và trò th mới xuất hiện bản thân quá tr nh dạy – học. S phá v mối liên hệ tác động qua lại giữa dạy và học sẽ làm mất đi s toàn vẹn đó”.
Giáo viên đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu nhận thức, những nhiệm vụ, yêu cầu này có tác dụng đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích tư duy của học sinh, học sinh tự đưa ra nhiệm vụ học tập cho mình. Học sinh ý thức được nhiệm vụ cần giải quyết, có nhu cầu giải quyết nhiệm vụ, biến các nhiệm vụ khách quan thành yêu cầu chủ quan, giải quyết nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của giáo viên ở các mức độ khác nhau. Giáo viên thu các tín hiệu ngược từ học sinh để giúp cho học sinh điều chỉnh hoạt động học, đồng thời giúp cho giáo viên tự điều chỉnh hoạt động dạy của mình. Học sinh cũng thu tín hiệu ngược (tín hiệu ngược trong) để tự phát hiện, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình. Trên cơ sở xử lý những tín hiệu ngược, giáo viên đưa yêu cầu mới với học sinh và học sinh cũng tự đưa ra yêu cầu cho bản thân để hoàn thành những nhiệm vụ học tập nhất định.
Sơ đồ 1.1: Quá trình dạy học
(Ngu n: “Quan hệ tương tác giữa thầy và trò trong quá tr nh dạy học”, tác giả Nguyễn Trọng Thuyết)
Tự điều khiển Lĩnh hội
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy học ở nhà phổ thông là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạt động khác trong nhà trường. Hoạt động dạy học làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học cơ bản một cách có hệ thống; hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo; hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách nói chung cho học sinh. Vì vậy, có thể nói, hoạt động dạy học trong nhà trường là hoạt động quan trọng nhất, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường;
muốn nâng cao chất lượng nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì phải nâng cao chất lượng dạy và học.