Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.4. Thực trạng về công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Lạng Giang số 1, tỉnh Bắc Giang hiện nay
2.4.2. Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên
2.4.2.1. Quản lý việc lập kế hoạch và h sơ chuyên môn.
Trong công tác QL, lập kế hoạch là chức năng quan trọng. Muốn chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra tốt đều phải dựa vào việc lập kế hoạch. Việc QL lập kế hoạch, hồ sơ chuyên môn của giáo viên có vai trò quan trọng trong công tác QL HĐDH.
Vào mỗi đầu năm học, Hiệu trưởng căn cứ vào các công văn chỉ đạo của cấp trên để xây dựng kế hoạch giáo dục của trường trong năm học. Các Phó hiệu trưởng theo phân công nhiệm vụ, xây dựng các kế hoạch về các công việc được giao. BGH triển khai nhiệm vụ năm học mới của các cấp QL giáo dục và nhiệm vụ năm học của nhà trường. Từ đó tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân, BGH duyệt kế hoạch cá nhân và kế hoạch tổ chuyên môn.
Bảng 2.12: Thực trạng quản lí hồ sơ chuyên môn của giáo viên
TT Nội dung
Mức độ
Điểm TB
Thứ Rất bậc
tốt Tốt Bình thường
Chưa tốt 1 Qui định nội dung, số lượng
cụ thể của hồ sơ chuyên môn 52 36 12 0 3.40 1 2 Kiểm tra đột xuất hồ sơ
chuyên môn 12 59 25 4 2.79 5
3
Lập kế hoạch và chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên môn
41 46 13 0 3.28 2
4 Nhận xét, đánh giá yêu cầu
điều chỉnh sau kiểm tra 31 57 12 0 3.19 3
5 Sử dụng kết quả KT hồ sơ
chuyên môn để ĐGGV. 22 50 21 7 2.87 4
Nhận xét: BGH nhà trường đã coi trọng và làm khá tốt việc qui định nội dung, số lượng cụ thể của hồ sơ chuyên môn và việc lập kế hoạch, chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên môn. Bên cạnh đó, việc QL chuyên môn thông qua kiểm tra đột xuất hồ sơ cá nhân và sử dụng kết quả kiểm tra hồ sơ chuyên môn để đánh giá giáo viên còn chưa làm tốt. Về nhận xét, đánh giá, yêu cầu điều chỉnh sau kiểm tra cũng đã được quan tâm song chưa triệt để.
Trong quản lý kế hoạch và hồ sơ chuyên môn của GV, BGH chưa kiểm tra chi tiết được kế hoạch của giáo viên có sát thực tế đối tượng học sinh không, biện pháp đưa ra trong kế hoạch có cụ thể và hiệu quả không. Vì vậy nhiều giáo viên xây dựng kế hoạch chỉ để chống đối việc kiểm tra của BGH bằng cách sửa kế hoạch cũ hoặc sao chép kế hoạch của người khác, chứ chưa phải lập kế hoạch để nâng cao chất lượng công việc của mình. Làm việc không theo kế hoạch cũng là một điểm yếu mà bản thân mỗi cán bộ, giáo viên của trường phải nhìn nhận lại và khắc phục.
2.4.2.2. Quản lý việc soạn giáo án và chuẩn bị lên lớp
Cùng với việc lập kế hoạch chuyên môn, công tác chuẩn bị cho giờ dạy của giáo viên cũng đóng vai trò quyết định. Thực tiễn không thể phủ nhận được là GV nào có ý thức chuẩn bị tốt khâu soạn giáo án, chuẩn bị các điều kiện lên lớp thì chất lượng giảng dạy của giáo viên đó sẽ tốt hơn vì giáo án cũng được ví như “kịch bản”
của vở kịch.
Ý thức được tầm quan trọng của soạn giáo án và chuẩn bị lên lớp của giáo viên, nhà trường đã đề ra một số biện pháp QL cơ bản đối với nội dung này. Thực trạng QL việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên qua việc điều tra ý kiến của cán bộ QL và giáo viên về mức độ thực hiện thể hiện trong bảng số liệu 2.13 sau:
Bảng 2.13: Đánh giá thực trạng quản lý việc soạn giáo án và chuẩn bị lên lớp của giáo viên
TT Các biện pháp
Mức độ
Điểm TB
Thứ Rất bậc
tốt Tốt Bình thường
Chưa tốt 1
Đưa ra những qui định cụ thể về soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp theo yêu cầu đổi mới PPDH.
27 62 11 0 3.16 1
2 Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ giáo án
của giáo viên 19 66 15 0 3.04 2
3 Tổ chức kiểm tra thường xuyên hoặc
đột xuất giáo án của giáo viên 14 39 34 13 2.54 4
4
Bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực cho giáo viên về phương pháp tiến hành và cách soạn bài theo hướng phát huy năng lực của người học
11 32 48 9 2.45 5
5
Góp ý nội dung và phương pháp soạn bài, việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học. Việc sử dụng các tài liệu tham khảo.
8 32 51 9 2.39 6
6 Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá,
xếp loại giáo viên 17 61 22 0 2.95 3
Qua bảng 2.13 ta thấy: BGH nhà trường đã chú trọng đưa ra các qui định cụ thể về giáo án và chuẩn bị lên lớp, đồng thời có kế hoạch cụ thể để kiểm tra định kỳ.
Tuy nhiên, việc tiến hành kiểm tra đột xuất GV vẫn còn hạn chế. Điều đáng nói là công tác triển khai bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ cho GV về cách soạn bài cũng như góp ý nội dung, phương pháp soạn bài, việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học, việc sử dụng các tài liệu tham khảo đối với GV chưa được coi trọng.
Qua thực tế làm công tác quản lý tại trường, tác giả thấy rằng giáo viên chủ yếu sử dụng giáo án cũ nhưng được in mới; việc kiểm tra giáo án của tổ trưởng, nhóm trưởng chỉ là ký xác nhận; trong ba năm qua chưa có trường hợp nào giáo
viên phải soạn lại vì giáo án không đạt yêu cầu. Thực tế này chỉ được giải quyết khi bản thân giáo viên có nhu cầu soạn để dạy chứ không phải soạn để kiểm tra giáo án và hiện tại cách giải quyết tốt nhất là phải triệt để đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.
2.4.2.3. Quản lý việc th c hiện đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học không phải là điều hiện nay mới bàn tới mà đã là điều trăn trở từ nhiều năm qua của các cấp quản lý giáo dục và ngay cả giáo viên. Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay, thì đổi mới PPDH lại càng trở lên cấp thiết. Cũng như các trường THPT khác, trường THPT Lạng Giang số 1 rất quan tâm đến vấn đề này. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện ở bảng 2.14 sau:
Bảng 2.14: Thực trạng quản lí việc thực hiện đổi mới PPDH
TT Nội dung
Mức độ
Điểm TB
Thứ Rất bậc
tốt Tốt Bình thường
Chưa tốt 1 Yêu cầu thực hiện qui định về đổi
mới phương pháp dạy học. 10 64 15 11 2.73 1
2 Tổ chức các hội thảo đổi mới
phương pháp dạy học. 3 41 44 12 2.34 3
3 Bồi dưỡng kiến thức về đổi mới
PPDH. 3 34 48 15 2.25 4
4 Tổ chức dự giờ thao giảng áp dụng
phương pháp giảng dạy mới. 9 50 36 5 2.63 2
Qua bảng điều tra 2.14, chúng tôi nhận thấy BGH nhà trường đã nhận thức tốt về nhiệm vụ đổi mới PPDH, đã có những quy định cụ thể về thực hiện đổi mới PP và tổ chức tốt hoạt động chuyên môn nhằm tạo cơ hội để GV thực hiện đổi mới PPDH. Tuy nhiên, dù đã được bồi dưỡng nâng cao năng lực về phương pháp dạy học, tổ chuyên môn cũng thường có các hoạt động như giao lưu chuyên môn cụm, tổ chức dạy thể nghiệm đổi mới PPDH, tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi,...song hiệu quả vẫn còn rất hạn chế. Điều này có nhiều nguyên nhân như: chương trình và
sách giáo khoa còn nhiều bất cập, giáo viên chưa có động lực để đổi mới PPDH, quản lý đổi mới chưa bài bản, chưa coi đây là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, cơ sở vật chất và sĩ số học sinh chưa đảm bảo,...Trong rất nhiều nguyên nhân đó, tác giả cho rằng động lực để giáo viên đổi mới và quyết tâm đổi mới của lãnh đạo quản lý là quan trọng nhất. Hiện tại trường chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý tốt vấn đề này.