Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Lạng Giang số 1, tỉnh Bắc Giang trong đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 89 - 94)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Lạng

3.2.1. Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Giáo viên và cán bộ quản lý là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Giáo dục (năm 2009) đã khảng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất

lượng giáo dục”. Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) yêu cầu: “Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục, góp phần hoạch định chủ trương, chính sách, đề án, chiến lược và các nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông; là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục phổ thông. Do vậy, nâng cao năng lực, phẩm chất cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được xác định là khâu then chốt trong đổi mới giáo dục hiện nay.

Thực tế cho thấy năng lực quản lý, trình độ của cán bộ quản lý và giáo viên của trường THPT Lạng Giang số 1 chưa đồng đều, một số chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với việc đổi mới hiện nay. Việc nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên nhà trường là hết sức cần thiết, cần được chú trọng và phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài.

*Mục tiêu của biện pháp

Phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; bổ sung kịp thời các kiến thức, kỹ năng, phương pháp, các kỹ thuật quản lý, giáo dục, dạy học mới, giúp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà giáo và đáp ứng triển khai tốt đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

* Nội dung cách thức th c hiện

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay

Nhận thức có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng và chi phối mọi hoạt động của mỗi cá nhân cũng như toàn thể bộ máy nhà trường. Vì vậy, mỗi cán bộ quản lý và giáo viên phải có nhận thức đúng về đổi mới giáo dục hiện nay: tại sao phải đổi mới, nội dung của đổi mới là gì, làm thế nào để đổi mới được.

+ Tổ chức cho các cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường học tập các Nghị quyết của Đảng như Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội

nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW...

+ Cử cán bộ quản lý và giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về đổi mới giáo dục do Bộ, do Sở tổ chức.

+ Nhà trường tố chức lớp bồi dưỡng, mời các chuyên gia về giảng dạy, nói chuyện chuyên đề về nội dung của đổi mới giáo dục THPT hiện nay, cách thức thực hiện đổi mới.

+ Cung cấp tài liệu về đổi mới giáo dục THPT hiện nay để cán bộ quản lý, giáo viên tự nghiên cứu, trao đổi thảo luận trong tổ bộ môn, viết bài thu hoạch về các nội dung được tập huấn, nghiên cứu.

- Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Với cán bộ quản lý:

+ Không ngừng học tập về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ; bố trí sắp xếp công việc để có thể tham gia các khoá học bồi dưỡng về chuyên môn, về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục. Ngoài việc tạo điều kiện về thời gian và động viên tinh thần, Hiệu trưởng cần hỗ trợ kinh phí để các cán bộ quản lý có điều kiện học tập tốt hơn.

+ Tự nghiên cứu đầy đủ các văn bản, chỉ thị, những quy định hướng dẫn của các cấp quản lý; tự học về chuyên môn, về nghiệp vụ quản lý, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp với đặc điểm của nhà trường. Hiệu trưởng phải là người tiên phong, gương mẫu trong các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý.

+ Tăng cường các hoạt động giao lưu trao đổi, học tập kinh nghiệm với các trường có bề dày thành tích ở trong và ngoài tỉnh để cán bộ, giáo viên của nhà trường có cơ hội bổ sung kiến thức thực tế, học hỏi các mô hình, cách làm hay áp dụng vào đơn vị.

Với giáo viên:

+ Hàng năm trong kế hoạch của nhà trường, cần xác định rõ nội dung bồi

dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho giáo viên. Nó phải trở thành một nội dung chính trong kế hoạch của tổ chuyên môn, của mỗi giáo viên. Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn được lập một cách chi tiết, cụ thế về các nội dung. Mỗi giáo viên ngoài chương trình bồi dưỡng chung, có kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ cụ thể. Để công tác bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả, Hiệu trưởng phải tiến hành phân loại đánh giá đội ngũ giáo viên về các mặt, từ đó xác định được yêu cầu nội dung cần bồi dưỡng đối với từng giáo viên để tổ chuyên môn và cá nhân lập kế hoạch bồi dưỡng.

Có kế hoạch cho giáo viên đi học sau đại học để nâng tỷ lệ trên chuẩn, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán vững vàng, đầu tư cho mũi nhọn và làm nòng cốt chuyên môn. Mời các chuyên gia trực tiếp về trường để giảng, tập huấn về các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới.

+ Trong công tác tổ chức thực hiện thì việc bồi dưỡng hiệu quả nhất là tạo được động cơ, nhu cầu để giáo viên tự bồi dưỡng. Chúng ta đang yêu cầu học sinh tự học và dạy học sinh cách tự học, ngành có khẩu hiệu “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về tự học và sáng tạo”; thực tế qua nhiều năm công tác, tác giả cũng thấy rằng việc bồi dưỡng hiệu quả nhất là tự bồi dưỡng.

Hiệu trưởng phải tạo ra bầu không khí giáo dục lành mạnh, tạo nên nền nếp giảng dạy nghiêm túc để giáo viên tự giác thực hiện các yêu cầu đề ra.

Tố chức chỉ đạo thống nhất các tổ chuyên môn trong nội dung sinh hoạt tổ nhóm, nghiên cứu từng phần nội dung chương trình. Duy trì chế độ thăm lớp, dự giờ thao giảng tham dự hội thi để thể hiện năng lực sư phạm và tay nghề của giáo viên. Qua đó thấy được những mặt hạn chế của giáo viên để cùng góp ý trao đổi về nội dung kiến thức, phương pháp dạy học, năng lực quản lý, tố chức, điều khiển các hoạt động học tập của học sinh trong một giờ dạy.

Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề chuyên sâu về nội dung kiến thức, về phương pháp giảng dạy của từng thể loại hoặc từng bài.

+ Trong quá trình chỉ đạo, Hiệu trưởng nghiên cứu kỹ nội dung văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm, những yêu cầu về nội dung

chương trình, về phương pháp giảng dạy, về bồi dưỡng thường xuyên...

Chỉ đạo các tổ chuyên môn lên kế hoạch dự giờ. Qua dự giờ có thể nắm bắt chính xác hơn hoạt động giảng dạy của giáo viên để từ đó đánh giá, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi ý kiến nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp dạy học.

Chỉ đạo sát sao việc đánh giá giáo viên. Có đánh giá đúng thì mới có biện pháp bồi dưỡng phù hợp nhằm khắc phục những mặt còn yếu.

Xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh, bồi dưỡng tổ trưởng, đầu tư mũi nhọn, cốt cán làm nòng cốt cho nhóm, cho tổ. Phát huy vai trò chủ động, tự quản, sáng tạo của tổ nhóm chuyên môn trong việc tự bồi dưỡng chuyên môn. Mặt khác đề cao việc thực hiện các quy định, nền nếp sinh hoạt tổ nhóm có kỷ luật lao động.

+ Trong quá trình thực hiện biện pháp trên, Hiệu trưởng thường xuyên kiếm tra, đánh giá các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra là rất quan trọng và cần thiết. Qua kiểm tra phát hiện những tồn tại chưa thực hiện được, những điều bất hợp lý, chưa phù hợp của kế hoạch để từ đó kịp thời điều chỉnh, uốn nắn, sửa chữa để kế hoạch đạt được mục đích. Kiểm tra để duy trì kỷ luật lao động, thực hiện quy chế chuyên môn. Sau khi kiểm tra, đánh giá xếp loại động viên, khen thưởng kịp thời các giáo viên thực hiện tốt việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, có nhiều giờ dạy đạt loại giỏi.

- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá cán bộ quản lý và giáo viên theo Chuẩn (Chuẩn cán bộ quản lý và chuẩn giáo viên)

Đánh giá theo Chuẩn là một cách đánh giá khoa học với mục đích chính là để mỗi cán bộ quản lý và giáo viên tự đánh giá thường xuyên để phấn đấu, vươn lên. Chuẩn không phải chỉ là công cụ dùng để đánh giá xếp loại thi đua mà mục đích đầu tiên của Chuẩn là để giúp giáo viên và cán bộ quản lý tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Sau đó, Chuẩn làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hàng năm, phục vụ công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giáo viên. Vì lý do đó nên việc đánh

giá theo chuẩn phải được làm thực chất, đánh giá các tiêu chí cần có đầy đủ minh chứng kèm theo.

Như vậy, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo và cán bộ quản lý là vấn đề rất quan trọng cần được chú trọng và quan tâm hàng đầu trong quản lý chỉ đạo công tác giảng dạy của nhà trường. Trong đó, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là quan trọng nhất và nhiệm vụ của Hiệu trưởng là tạo ra nhu cầu và động cơ tự học thực sự cho giáo viên chứ không phải chỉ bắt làm theo kế hoạch để hoàn thành nhiệm vụ (những điều gì thích đều tìm được giải pháp, điều gì không thích đều tìm được lý do). Đánh giá đúng, công bằng, minh bạch;

động viên khen thưởng kịp thời; sử dụng lao động theo năng lực; môi trường làm việc cạnh tranh là những yếu tố trước mắt để tạo nhu cầu và động cơ đó.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Lạng Giang số 1, tỉnh Bắc Giang trong đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)