Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Lạng Giang số 1, tỉnh Bắc Giang trong đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 113 - 117)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Lạng

3.2.6. Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh

*Mục tiêu của biện pháp

Để đạt được mục đích học tập tốt nhất, HS phải có thái độ học tập nghiêm túc, nhu cầu học tập thực sự. Biện pháp này giúp HS tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn, phù hợp với năng lực, định hướng nghề nghiệp và điều kiện của bản thân.

Bên cạnh đó, biện pháp này bồi dưỡng khả năng tự học cho HS, giúp HS tiến hành học tập với vai trò chủ động để đạt kết quả học tập mong muốn. Việc bồi dưỡng PP tự học cho HS cũng tạo cho các em niềm say mê, hứng thú, tìm tòi khám phá những tri thức mới, ngay từ đầu hình thành cho các em thói quen, ý thức chủ

động trong học tập.

* Nội dung và cách thức th c hiện của biện pháp

- Giáo dục nhận thức, thái độ và động cơ học tập cho học sinh

+Muốn giáo dục ý thức, thái độ học tập cho HS, GV phải định hướng cho HS một cách nghiêm túc, có lưu ý đến cả động cơ phổ quát chung của lứa tuổi cũng như động cơ riêng của từng HS. Học sinh hiện nay về cơ bản vẫn là học để thi hoặc học vì bố mẹ bắt học chứ chưa xác định đúng động cơ học tập. Điều này một phần cũng do lỗi của người dạy, chỉ quan tâm dạy những những điều để thi nên làm học sinh có nhận thức sai.

+ Trong quá trình giảng dạy môn học, bằng kinh nghiệm và uy tín của mình, GV phải chú ý bồi dưỡng cho HS động cơ và hứng thú học tập. Trước hết, GV cần giới thiệu cho HS về mục tiêu, nội dung môn học và PP làm việc giữa thầy và trò.

Giúp cho HS nắm được khái quát về môn học, hiểu cách làm việc của thầy và có tâm lý học tập thoải mái để tự xem xét và điều chỉnh hoạt động nhận thức của bản thân cho phù hợp. Qua đó tạo nên tâm thế có lợi cho việc lĩnh hội tri thức của người học. Với khả năng sư phạm và “nghệ thuật” của người thầy (thể hiện qua nội dung bài giảng với PPDH phù hợp, linh hoạt, với kiến thức thực tiễn sinh động, những tình huống có vấn đề được đặt ra,...; với cả tâm huyết, xúc cảm của người thầy), GV cần dẫn dắt từ những điều gần gũi trong cuộc sống, lôi cuốn các em vào môn học, vào những điều mới lạ cần khám phá, từ đó tạo cho các em lòng say mê, khát khao được khám phá, được học tập. Mặt khác, thông qua bài dạy, GV cần gợi lên ở HS lòng tự hào dân tộc, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ đó giúp HS xác định được trách nhiệm của bản thân với gia đình, với bạn bè, với quê hương.

+ GV không chỉ đặt mục đích truyền giảng kiến thức mà cần đặc biệt quan tâm đến thái độ, tâm lý HS trong giờ học, vừa dạy chữ, vừa dạy người. Thực tế hiện nay trong các cơ sở giáo dục, do cách truyền thụ một chiều, lối học thụ động, ngại suy nghĩ, quen sao chép đã triệt tiêu động lực và hứng thú học tập của HS đặc biệt với những môn học sinh không chọn thi THPT quốc gia. Xã hội hiện đại có quá

nhiều điều hấp dẫn các em cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc các em không say mê học tập.

+ Dạy những kiến thức gần gũi với cuộc sống, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, dạy để học sinh phát triển năng lực sẽ làm cho học sinh thấy việc học thật sự hữu ích ắt sẽ gây hứng thú và nảy sinh nhu cầu học tập cho học sinh, đặc biệt với những môn mà học sinh không chọn để thi THPT quốc gia.

+ Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn thanh niên vừa phải kiểm tra việc học của học sinh hàng ngày để học sinh nhận rõ rằng việc học là một nhiệm vụ của học sinh, vừa phải thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp để học sinh tự thấy được lợi ích từ việc học.

- Giáo dục học sinh ý thức tự học, bồi dưỡng khả năng tự học và phương pháp học tập chủ động, tích cực

+ Trong thời điểm hiện nay, xã hội hiện đại có quá nhiều tác động đa chiều đến HS. Kiến thức được đưa vào giảng dạy rất đa dạng phong phú nhưng thời lượng học trên lớp thì có hạn. Nếu HS không được hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu trong lứa tuổi THPT thì rất khó để đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn. GV phải coi việc bồi dưỡng khả năng tự học, PP học tập tích cực cho HS là một trong những nhiệm vụ dạy học. Việc này phải được làm thường xuyên đối với mọi tiết giảng của tất cả các môn.

+ Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, giáo viên bộ môn luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn.

+ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm chủ trì tổ chức diễn đàn về phương pháp tự học của học sinh vào giờ chào cờ, giờ sinh hoạt.

Lựa chọn những ý kiến giá trị đăng tải trên website của nhà trường để HS toàn trường cùng học tập, nghiên cứu. Thông qua hoạt động này HS có thể trao đổi ý

kiến, kinh nghiệm và có những định hướng đúng đắn trong việc tự tìm ra phương pháp tự học tích cực cho bản thân.

+ Để học sinh chủ động, tích cực học tập thì thầy phải đổi mới phương pháp dạy học, phải tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh.

+ GV hướng dẫn HS cách thức tự học thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau như: đưa ra các bài tập thực tế để yêu cầu HS làm sau khoảng thời gian tự tìm hiểu nhất định; giao cho học sinh làm bài tập lớn; khuyến khích HS có phương pháp tự học hiệu quả cùng chia sẻ và phổ biến kinh nghiệm bản thân ngay trong giờ học hoặc trao đổi qua email; hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập, xây dựng đề cương, thực hành thuyết trình và tranh luận, …Đánh giá kết quả làm việc của học sinh, cho điểm những học sinh làm tốt để khích lệ học sinh.

+ Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn phát động thi tìm phương án trả lời hay hoặc cách giải hay hàng tuần với một số môn học theo định hướng nghề nghiệp của học sinh. Mỗi tuần một chủ đề đưa ra vào thứ 2 và nộp chậm nhất vào thứ 6. Học sinh nào hoàn thành nhanh nhất và kết quả tốt nhất được khen, thưởng (nguồn thưởng lấy từ quỹ khuyến học của lớp)

+ Tổ chức nhóm bạn cùng học: GVCN kết hợp với GV bộ môn tạo cho các em từng nhóm học tập từ 4-5 em có đặc điểm: Cư trú gần nhau, trong nhóm có HS khá, HS giỏi và HS yếu. Yêu cầu đặt ra là các em khá, giỏi giúp các em yếu hơn về phương pháp học tập, bổ sung giảng giải kiến thức mà bạn chưa hiểu, tuyệt đối không làm thay, học thay.

+ Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội quy học tập của lớp trong đó có việc học và làm bài tập nhà. Mỗi buổi học, học sinh vào lớp trước giờ học tiết một 15 phút để các tổ kiểm tra việc học bài và làm bài cũ của các thành viên trong tổ. Đoàn thanh niên tự quản trong giờ này và chấm điểm thi đua cho các lớp. Làm như thế sẽ tạo ra không khí thi đua giữa các tổ, nhóm, giúp các em học tập tốt hơn.

GV thường xuyên giao nhiệm vụ tự học ở nhà một cách rõ ràng, chỉ rõ mục đích yêu cầu, thông báo các tiêu chí đánh giá và thời gian kiểm tra kết quả tự học. Đặc

biệt trong các kỳ thi, kiểm tra, nội dung tự học cũng là một nội dung bắt buộc có trong đề kiểm tra.

+ BGH chỉ đạo thư viện nhà trường làm tốt nhiệm vụ cung cấp đủ tài liệu, sách tham khảo, tài liệu ôn thi, …để hỗ trợ HS tự học và tự nghiên cứu.

+ GVCN có thể phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc tạo điều kiện về thời gian và vật chất và quản lý việc tự học ở nhà của con mình.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Lạng Giang số 1, tỉnh Bắc Giang trong đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)