Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Lạng Giang số 1, tỉnh Bắc Giang trong đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 117 - 122)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Lạng

3.2.7. Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Nghị quyết 29-NQ/TW đánh giá: “Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất” và yêu cầu: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo đảm bảo trung thực, khách quan”. Bộ đã xác định đây là vấn đề, là khâu đột phá, cần tập chung thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt để mở đường cho việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhanh chóng, có hiệu quả.

* Mục tiêu của biện pháp:

Bất kỳ một quá trình giáo dục nào mà một con người tham gia cũng nhằm tạo ra những biến đổi nhất định trong con người đó. Muốn biết những biến đổi đó xảy ra ở mức độ nào phải đánh giá hành vi của người đó trong một tình huống nhất định. Mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập là so sánh năng lực của học sinh với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng (năng lực) môn học ở từng chủ đề, từng lớp học, để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học.

Sự đánh giá cho phép chúng ta xác định, một là mục tiêu giáo dục được đặt ra có phù hợp hay không và có đạt được hay không, hai là việc giảng dạy có thành công hay không, người học biết được năng lực của mình ở mức độ nào, học tâp có tiến bộ hay không.Vì vậy, đổi mới quản lý KT – ĐG kết quả học tập của HS là nhân tố quan trọng của QTDH, góp phần tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của HS, làm cơ sở quan trọng cho việc GV tiếp tục thực hiện đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng giảng dạy.

* Nội dung và cách thức th c hiện của biện pháp

- QL công tác KT – ĐG kết quả học tập của HS cần tuân thủ theo đúng quy định của ngành GD và theo hướng dẫn của Sở. Trong đổi mới GD hiện nay, QL việc KT - ĐG kết quả học tập của HS phải căn cứ vào nội dung các kế hoạch cụ thể đã được xây dựng với mục đích đặt ra ở trên. QL việc KT – ĐG kết quả học tập là xác định kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu của chương trình môn học, tìm ra được nguyên nhân tồn tại trong việc tiếp thu, vận dụng kiến thức, giúp định hướng cho GV có biện pháp khắc phục thiếu sót trong QTDH. Ở nước ta, học để thi hiện vẫn là phổ biến do vậy đổi mới KT-ĐG tác động rất mạnh đến đổi mới phương pháp dạy học.

- Trước hết, phải làm cho mỗi cán bộ quản lý và giáo viên phải nắm rõ các đặc trưng và yêu cầu của đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay:

+ Đánh giá phải dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của học sinh của cấp học.

+ Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh. Chú trọng đánh giá quá trình: đánh giá trên lớp, thông qua sản phẩm dự án; bài thuyết trình...( Giáo viên cho điểm qua kết quả hoạt động của học sinh trên lớp; qua kết quả làm các dự án, bài tập lớn mà giáo viên giao cho học sinh làm ở nhà; qua bài thuyết trình của học sinh về lĩnh vực kiến thức mà thầy cô đã giao cho)

+ Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo. Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.

+ Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.

- Nguyên tắc đánh giá kết quả học tập môn học theo ba công đoạn cơ bản là thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, xác nhận kết quả học tập và ra quyết định điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học.

+ Thu thập thông tin: thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, nhiều hình thức và bằng nhiều phương pháp khác nhau (quan sát trên lớp, làm bài kiểm tra, sản phẩm học tập, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau,...); lựa chọn được những nội dung đánh giá cơ bản và trọng tâm, trong đó chú ý nhiều hơn đến nội dung kĩ năng; xác định đúng mức độ yêu cầu mỗi nội dung (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,...) căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng; sử dụng đa dạng các loại công cụ khác nhau (đề kiểm tra viết, câu hỏi trên lớp, phiếu học tập, bài tập về nhà,...); thiết kế các công cụ đánh giá đúng kỹ thuật (câu hỏi và bài tập phải đo lường được mức độ của chuẩn, đáp ứng các yêu cầu dạng trắc nghiệm khách quan hay tự luận, cấu trúc đề kiểm tra khoa học và phù hợp,...); tổ chức thu thập được các thông tin chính xác, trung thực.

Cần bồi dưỡng cho học sinh những kỹ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá và cải tiến quá trình dạy học.

+Phân tích và xử lý thông tin: các thông tin định tính về thái độ và năng lực học tập thu được qua quan sát, trả lời miệng, trình diễn,... được phân tích theo nhiều mức độ với tiêu chí rõ ràng và được lưu trữ thông qua sổ theo dõi hàng ngày; các thông tin định lượng qua bài kiểm tra được chấm điểm theo đáp án/hướng dẫn chấm – hướng dẫn đảm bảo đúng, chính xác và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật; số lần kiểm tra, thống kê điểm trung bình, xếp loại học lực,… theo đúng quy chế đánh giá, xếp loại ban hành.

+ Xác nhận kết quả học tập: xác nhận học sinh đạt hay không mục tiêu từng chủ đề, cuối lớp học, cuối cấp học dựa vào các kết quả định lượng và định tính với chứng cứ cụ thể, rõ ràng; phân tích, giải thích sự tiến bộ học tập vừa căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình và kết quả đánh giá tổng kết, vừa căn cứ vào thái độ học tập và hoàn cảnh gia đình cụ thể. Ra quyết định cải thiện kịp thời hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh trên lớp học; ra các quyết định quan trọng với học sinh (lên lớp, thi lại, ở lại lớp, khen thưởng,…); thông báo kết quả học tập của

học sinh cho các bên có liên quan (Học sinh, cha mẹ học sinh, hội đồng giáo dục nhà trường, quản lý cấp trên,…).

- Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra và ngân hàng câu hỏi:

Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra chính là một đợt thực hành đổi mới ra đề kiểm tra hiệu quả; đề kiểm tra phải có người thẩm định, có ma trân, có đáp án.

+Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra cho cả chương trình môn học gồm các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ, kiểm tra học kỳ, thi khảo sát, thi thử ĐH. Tổ trưởng phân công thành viên của tổ ra đề kiểm tra theo đối tượng học sinh, ra ngân hàng câu hỏi của các môn theo chương, theo học kỳ và theo 4 mức độ (Biết, hiểu, vận dụng và vận dụng cao). Đề kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; trong câu hỏi trắc nghiệm khách quan, có loại câu hỏi nhiều lựa chọn đúng; quan tâm xây dựng loại bài tập có phần dẫn hoặc tình huống, trong bài tập có nhiều câu hỏi.

Đề kiểm tra, đề thi các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học của lớp 10 và lớp 11 có 3 điểm trắc nghiệm (gồm 12 câu) và 7 điểm tự luận (gồm từ 4 đến 7 câu) hoặc nếu có 2 bài kiểm tra 45 phút trong một học kỳ thì một bài làm tự luận, một bài làm trắc nghiệm; của lớp 12 theo hình thức trắc nghiệm 100%, gồm 30 câu/45 phút, 40 câu/60 phút. Đề kiểm tra có câu hỏi về bảo vệ môi trường, về thí nghiệm thực hành, về vận dụng kiến thức vào thực tiễn

+ Tăng cường các câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, tăng khả năng thông hiểu, vận dụng và vận dụng vào thực tế nhằm phân loại được học sinh. Đối với các môn KHXH cần tăng cường ra các câu hỏi mở , gắn với thời sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.

+ Đề kiểm tra phải dựa theo chuẩn kiến thức kĩ năng bài học, môn học không đánh đố học sinh, đảm bảo tỷ lệ 2-6-2 (gồm 2 điểm dễ, 6 điểm trung bình, 2 điểm khó). Các bài kiểm tra (1 tiết trở lên bắt buộc khi ra đề giáo viên phải lập ma trận, nộp kèm theo đề thi và đáp án) duyệt qua tổ trưởng sau đó tổ trưởng nộp BGH

- Các bài kiểm tra mà giáo viên giảng dạy tự kiểm tra thường xuyên và định kỳ cũng được ra theo hướng dẫn ở phần xây dựng ngân hàng đề kiểm tra nhưng lưu ý đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh. Chú trọng đánh giá quá trình: đánh giá trên lớp, thông qua sản phẩm dự án; bài thuyết trình...( Giáo viên cho điểm qua kết quả hoạt động của học sinh trên lớp;

qua kết quả làm các dự án, bài tập lớn mà giáo viên giao cho học sinh làm ở nhà; qua bài thuyết trình của học sinh về lĩnh vực kiến thức mà thầy cô đã giao cho)

- Giáo viên coi thi, chấm, trả bài nghiêm túc, khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh.Giáo viên kiểm tra học sinh trong suốt quá trình tiết học, vừa kiểm tra kiến thức cũ, vừa kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức mới. Đánh giá đúng trình độ của HS với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá kết quả của mình và đánh giá cho bạn.

- Thực hiện kiểm định chất lượng ở các môn học với một số lớp ở cả ba khối, so sánh kết quả kiểm định với kết quả kiểm tra của giáo viên để phân tích đánh giá việc kiểm tra thường xuyên và định kỳ của giáo viên có đánh giá đúng năng lực học sinh không, đồng thời đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, chỉ ra những điều giáo viên chưa làm tốt để khắc phục. Một năm chia làm 4 đợt kiểm định, mỗi đợt kiểm định 03 môn, mỗi môn kiểm định 5 lớp. Để kết quả kiểm định tốt thì phải đặc biệt chú ý đến chất lượng đề kiểm định.

- Trường tổ chức thi học kỳ theo đề chung cho tất cả các lớp trong một khối ở ba môn Toán, Văn, tiếng Anh. Trộn các học sinh trong khối lại và ngồi theo số báo danh, phòng thi. Các môn khác kiểm tra theo nhóm lớp để phù hợp với định hướng nghề nghiệp của học sinh và nội dung dạy học sinh theo kế hoạch. BGH chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn thống nhất nội dung, kiến thức, kỹ năng trọng tâm; phân công ra đề kiểm tra học kỳ theo hướng: Đánh giá được năng lực của học sinh; đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, đúng trọng tâm; phân loại được học sinh; đồng thời kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm và tự luận; ra đề mở, có câu hỏi vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống,... Học sinh làm bài xong thì tổ chức dọc phách, chấm,

lên điểm. So sánh và phân tích giữa điểm trung bình kiểm tra và điểm thi học kỳ để đánh giá công tác KT-ĐG của giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Lạng Giang số 1, tỉnh Bắc Giang trong đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)