Thực trạng hoạt động dạy học của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Lạng Giang số 1, tỉnh Bắc Giang trong đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 62 - 68)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.3. Thực trạng về hoạt động dạy học ở trường THPT Lạng Giang số 1, tỉnh Bắc Giang hiện nay

2.3.1. Thực trạng hoạt động dạy học của giáo viên

* Xây d ng phân phối chương tr nh và lập kế hoạch, th c hiện kế hoạch giảng dạy

Xây dựng kế hoạch công tác là một khâu rất quan trọng của quá trình dạy học. Trên cơ sở nắm vững mục tiêu chung của cấp học, mục tiêu riêng của môn học, của đối tượng học sinh cụ thể mà mình được giao giảng dạy. Giáo viên phải xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm học, nhiệm vụ cụ thể của từng học kì, từng tháng,

tuần cho đến từng bài dạy trên lớp theo phân phối chương trình chi tiết mà bản thân mình xây dựng cho từng lớp theo chương trình khung của Bộ và đã được Hiệu trưởng phê duyệt (T năm học 2014-2015, giáo viên dạy theo phân phối chương tr nh chi tiết do m nh xây d ng với một đối tượng lớp cụ thể nhưng phải tuân thủ theo khung chương tr nh của Bộ và được Hiệu trưởng phê duyệt). Qua đó, các nhà quản lý cũng nắm rõ nội dung hoạt động của GV để thực hiện nhiệm vụ quản lý đạt hiệu quả tốt hơn.

Kế hoạch dạy học của GV đều được xây dựng dựa trên những căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn, qua những số liệu khảo sát đầu năm, được thống nhất trong tổ chuyên môn, được tổ trưởng duyệt và gửi BGH phê duyệt chính thức. Từ bản kế hoạch chuyên môn, mỗi GV đều chủ động và tự mình điều chỉnh, sắp xếp thời gian để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn một cách khoa học nhất.

Tuy vậy qua thực tế kiểm tra ở những năm qua việc xây dựng kế hoạch dạy học của nhiều giáo viên là hình thức, các kế hoạch sao chép của nhau hoặc lấy nguyên của năm học trước, không để ý đến đối tượng học sinh cụ thể, đến điều kiện cơ sở vật chất, đến thay đổi trong chỉ đạo dạy học và kiểm tra đánh giá của Bộ, của Sở. Chủ trương của Bộ để giáo viên trực tiếp xây dựng chương trình chi tiết là rất hợp lý vì với đối tượng học sinh khác nhau thì mục đích học khác nhau, trình độ khác nhau, điều kiện cơ sở vật chất khác nhau nên nội dung và phương pháp dạy cũng phải khác nhau. Nhưng thực tế khi triển khai giáo viên lại không muốn thay đổi chương trình, khi buộc phải thay đổi thì chỉ thay đổi rất ít vì thay đổi chương trình là phải thay đổi toàn bộ giáo án, đồng thời giáo án giữa các lớp trong cùng một khối cũng phải khác nhau, đó là điều mà giáo viên không bao giờ muốn.

* Chuẩn bị giáo án và quá tr nh lên lớp

Lập kế hoạch giảng dạy là việc xác định nhiệm vụ DH trong từng thời điểm thì khâu chuẩn bị trước khi lên lớp chính là thực hiện một phần nhiệm vụ DH. Giáo án được ví như kịch bản của một vở kịch, muốn có một vở kịch hay thì phải có một kịch bản tốt.

Để có một giáo án tốt, GV phải nắm vững được mục tiêu về nhận thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng bài học. Từ căn cứ đó, GV phải thiết kế các hoạt động học tập và có cách thức tổ chức, điểu khiển các hoạt động học tập sao cho phù hợp đối tượng HS. Trong giáo án, các nhiệm vụ học tập phải gây hứng thú với học sinh, nhấn mạnh được kiến thức trọng tâm của bài và liên hệ với thực tiễn cuộc sống, có như vậy giờ dạy mới thành công.

Để đánh giá khách quan thực trạng hoạt động giảng dạy của GV ở các khâu, từ chuẩn bị giáo án trước khi lên lớp đến việc tổ chức và điều khiển các hoạt động học tập của học sinh, tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của 100 giáo viên trường THPT Lạng Giang số 1. Kết quả thể hiện ở bảng 2.5 sau đây.

Bảng 2.5: Thực trạng hoạt động giảng dạy của GV

TT Nội dung hoạt động

Đánh giá mức độ thực hiện (%)

Thường xuyên

Đôi khi

Không bao giờ 1 Chuẩn bị giáo án chu đáo trước lên lớp 74 26 0 2 Cập nhật thông tin, gắn tình huống thực tiễn,

thời sự vào nội dung bài giảng. 32 68 0

3 Chuẩn bị đồ dùng và thiết bị dạy học 18 67 15 4 Chủ động thay đổi nhiệm vụ học tập khi học

sinh không còn hứng thú 31 54 15

5 Trao đổi với HS về phương pháp học tập 29 54 17 6 Yêu cầu và hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà 75 15 10

7 Kiểm tra việc tự học của HS 64 21 15

8

Lấy ý kiến phản hồi của HS sau vài tuần giảng dạy, rút kinh nghiệm để điều chỉnh PPDH

26 21 53

9 Chú ý tìm hiểu những khó khăn HS gặp phải

trong quá trình học tập 28 45 27

10 Thực hiện kiểm tra nghiêm túc, đánh giá đúng

kết quả học tập của HS 75 25 0

Nhận xét: Đối với hoạt động chuyên môn của GV, việc chuẩn bị kỹ giáo án trước khi lên lớp quyết định rất nhiều đến chất lượng giờ dạy. Khảo sát cho thấy, đa số GV nhận là đã làm tốt nhiệm vụ này nhưng thực tế cho thấy giáo viên hiểu chuẩn bị giáo án chu đáo là có sẵn một giáo án tốt còn việc soạn bài là chưa chu đáo nên không có thông tin mới cho bài giảng hoặc rất khó thay đổi nhiệm vụ học tập khi học sinh không còn hứng thú, dạy học vẫn chủ yếu theo lối mòn. Kết quả khảo sát trên cũng cho thấy, đa số GV đã quan tâm đến việc giao bài về nhà và kiểm tra việc tự học của HS. Các GV đều nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra, thi nên họ đã thực hiện nghiêm túc việc đánh giá kết quả học tập của HS.

Tuy nhiên, GV còn chưa thực sự quan tâm đến học sinh trong giờ, ít khi sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học, chưa quan tâm đến việc dạy kiến thức gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Việc trao đổi về PP học tập bộ môn và tìm hiểu những khó khăn HS gặp phải trong quá trình học tập chỉ có rất ít GV thực hiện. Với thực tế này GV sẽ không giúp đỡ được HS tháo gỡ khó khăn trong học tập, nhất là với đối tượng HS học yếu. Giáo viên chưa đặt học sinh vào vị trí trung tâm và việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học còn chưa rõ ràng.

* Việc đổi mới PPDH và các h nh thức tổ chức dạy học:

Khảo sát 50 giáo viên về việc đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học được kết quả như sau

Bảng 2.6: Thực trạng sử dụng PPDH và hình thức tổ chức dạy học

TT Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học

Đánh giá mức độ thực hiện (%) Thường

xuyên Đôi khi Không bao giờ

1 Phương pháp thuyết trình 100 0 0

2 Phương pháp vấn đáp 100 0 0

3 Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề 34 62 4

4 Phương pháp dạy học theo nhóm 26 72 2

5 Phương pháp động não 0 10 90

6 Phương pháp tình huống 32 62 6

7 Phương pháp đóng vai 0 24 76

TT Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học

Đánh giá mức độ thực hiện (%) Thường

xuyên Đôi khi Không bao giờ

8 Phương pháp trò chơi 0 32 68

9 Phương pháp dạy học theo dự án 0 6 94

10 Phương pháp bàn tay nặn bột 0 8 92

11 Học sinh ngồi theo bàn ghế cố định

trong lớp 100 0 0

12 Học sinh ngồi theo nhóm để thảo luận 22 74 4 13 Học theo hình thức ngoại khóa; đi thực

tế; làm bài tập lớn 0 28 72

Nhận xét: Khảo sát trên cho thấy, giáo viên đã kết hợp nhiều phương pháp dạy học gồm cả phương pháp truyền thống và phương pháp dạy học tích cực.

Phương pháp thuyết trình và phương pháp vấn đáp vẫn được sử dụng thường xuyên nhất. Trong các phương pháp tích cực, chỉ có ba phương pháp được sử dụng nhiều nhất là phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp học nhóm và phương pháp tình huống; các phương pháp còn lại hầu như không được sử dụng. Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp tích cực để dạy học chưa thực sự hiệu quả, nó chỉ thoảng qua và mang tính phong trào mỗi khi có đợt thanh tra, kiểm tra, thi giáo viên dạy giỏi hay những đợt thao giảng. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm.

Hình thức tổ chức dạy học ít được thay đổi, chủ yếu là học sinh ngồi theo bàn ghế cố định và mọi hoạt động chủ yếu diễn ra ở bảng đen, đôi khi học sinh cũng được tổ chức thành các nhóm để thảo luận nhưng chỉ diễn ra trong những dịp “đặc biệt”; các hình thức khác như dạy học thực tế, nghiên cứu... gần như không áp dụng.

Có nhiều nguyên nhân làm cho việc đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế, theo tác giả thì có những nguyên nhân chính sau đây:

- Nội dung đề thi và hình thức thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh đại học và cao đẳng trong những năm vừa qua tuy đã có đổi mới nhưng chưa tạo ra động lực để đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên thấy rằng giảng giải cặn kẽ, yêu cầu học sinh chú ý lắng nghe, luyện tập nhiều cho học sinh thì kết quả thi đại học vẫn cao mà chẳng cần phải làm thực hành, thí nghiệm, hay vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống (Nhiều giáo viên lập luận rằng các trung tâm luyện thi đại học dù nổi tiếng đến đâu cũng không làm thực hành thí nghiệm bao giờ); trong khi đó đánh giá kết quả giảng dạy vẫn chủ yếu dựa vào kết quả thi tốt nghiệp, thi đại học và cao đẳng. Nhiều giáo viên có tư tưởng không cần phải đổi mới phương pháp dạy học, cứ có kết quả thi đại học cao là được và thực tế trong nhiều năm qua kết quả thi đại học của trường luôn nằm trong nhóm dẫn đầu của tỉnh nhà.

- Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học và ý thức thực hiện đổi mới của nhiều giáo viên chưa cao. Năng lực của một số giáo viên về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong dạy học còn hạn chế.

- Việc tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của trường chưa đồng bộ và chưa phát huy được vai trò thúc đẩy của đổi mới kiểm tra đánh giá đối với đổi mới phương pháp dạy học. Cơ chế, chính sách quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học chưa khuyến khích được sự tích cực đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên(có đổi mới hay không đổi mới phương pháp dạy học thì lương vẫn không đổi). Đây là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của nhà trường chưa mang lại hiệu quả cao.

- Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường như: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, làm hạn chế việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực (Một số phòng học không tổ chức học nhóm được vì bàn ghế không di chuyển được).

Thấy được những tồn tại và xác định được nguyên nhân, Ban giám hiệu của trường đang từng bước khắc phục những hạn chế ở trên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Lạng Giang số 1, tỉnh Bắc Giang trong đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)