Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.4. Thực trạng về công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Lạng Giang số 1, tỉnh Bắc Giang hiện nay
2.4.3. Quản lý hoạt động học tập của học sinh
Trong quản lý hoạt động dạy học, BGH của trường đã xác định rõ phải quan tâm đến hoạt động học tập của học sinh như quan tâm đến hoạt động dạy của thầy và thông qua giáo viên để thực hiện sự quản lý học tập của học sinh. Nhà trường đã quản lý học sinh cả về không gian và thời gian học tập, từ hoạt động trong giờ lên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp đến hoạt động học tập ở nhà. Việc quản lý hoạt động học tập của học sinh đã giúp phần lớn học sinh có tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn; nâng cao chất lượng học tập chung của trường và của từng học sinh; hình thành được nền nếp học tập cho học sinh. Để làm được điều đó, trường đã thực hiện một số biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh như sau:
2.4.3.1.Tổ chức xây d ng và th c hiện nội quy học tập của học sinh
Đầu năm học, BGH hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh lớp mình thảo luận để đề ra nội qui học tập mang tính đặc thù của lớp nhưng phải đảm bảo quy định chung theo kế hoạch của trường. Nội dung bản nội qui hướng vào những vấn đề sau:
- Tính chuyên cần;
- Tinh thần thái độ học tập trong giờ;
- Việc học bài cũ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp;
- Sử dụng, bảo vệ và chuẩn bị đồ dùng học tập;
- Tính nghiêm túc trong kiểm tra, thi;
- Qui định khen thưởng, kỷ luật việc thực hiện nội qui học tập.
Việc làm này, giúp học sinh tự đặt ra mục tiêu để phấn đấu và chủ động tìm biện pháp để thực hiện mục tiêu đó. Cán bộ lớp theo dõi kết quả thực hiện nội quy
của các thành viên trong lớp hằng ngày, cuối tuần tổng hợp, nhận xét việc thực hiện nội quy và đề xuất khen thưởng và kỷ luật với giáo viên chủ nhiệm, GVCN đánh giá kết quả học tập trong tuần và gửi kết quả cho Phó hiệu trưởng phụ trách công tác này để tổng hợp. Hàng tháng, Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách công tác này phân tích và đánh giá kết quả học tập của học sinh trong tháng, đưa ra nhận xét trước toàn thể giáo viên và học sinh, động viên khen thưởng kịp thời những học sinh có nhiều tiến bộ và phê bình học sinh chậm tiến.
2.4.3.2. Xây d ng và th c hiện kế hoạch phối hợp giữa Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn để quản lý nhiệm vụ học tập của học sinh.
Thông qua kế hoạch này để quản lý một số nội dung cơ bản như:
- Về thái độ đối với việc học tập: xem xét học sinh có ham muốn học tập tốt không; tình cảm biểu hiện khi học tập thành công (đạt điểm cao) hoặc khi không đạt yêu cầu, về xu hướng thực hiện thực hiện các yêu cầu và chỉ dẫn của giáo viên (hưởng ứng - không hưởng ứng - phản đối), học chỉ để thi hay học để nâng hiểu biết và vận dụng vào cuộc sống.
- Về sự phát triển trí lực: xem xét về sự chú ý, trí nhớ, tư duy, về kỹ năng nêu được các điểm chính trong bài học, về nhịp độ lĩnh hội các kiến thức, tính độc lập tư duy và việc vận dụng các kiến thức trong khi giải các bài tập (đây là nội dung quan trọng nhất để biết học sinh đó hiểu bài đến đâu).
- Về các thói quen học tập và phương pháp học tập: xem xét học sinh về mặt kỹ năng tổ chức hợp lý việc học tập ngoài giờ học trên lớp; có tự giác hay không việc tự học; về xu hướng khắc phục khó khăn trong học tập (khi có bài khó có cố gắng hoàn thành hay không); phương pháp học tập trên lớp và tự học ở nhà có hiệu quả không; có biết cách tự học, cách xử lý thông tin không.
Giáo viên bộ môn vừa trao đổi trực tiếp với học sinh trong quá trình dạy học bộ môn, vừa trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về những vấn đề nêu trên để cùng uốn nắn, giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ.
2.4.3.3. Phát động phong trào thi đua học tập
Phát động các đợt thi đua theo chủ điểm với các nội dung thi đua cụ thể
t nhằm thu hút học sinh vào các hoạt động học tập và các hoạt động vui chơi giải trí
bổ ích. Thông qua các đợt thi đua để động viên tinh thần học tập của học sinh bằng các hình thức khen thưởng. Đặt ra các tiêu chuẩn khen thưởng với nhiều mức độ và nhiều hình thức khen thưởng rộng rãi. Sau mỗi đợt thi đua đều có tổng kết, đồng thời nêu gương những điển hình học tốt.
2.4.3.4. Chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đ nh và nhà trường để quản lý hoạt động học của học sinh
Dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp là người thực hiện trực tiếp sự phối họp với cha mẹ học sinh thông qua ba buổi họp phụ huynh học sinh trong năm, qua sổ liên lạc, qua việc gặp và trao đổi trực tiếp. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình học sinh để đảm bảo cho các em có đủ thời gian học tập cần thiết trong ngày; phối hợp để giáo dục học sinh ở trường và giáo dục học sinh ở nhà được thống nhất.
Nhà trường đã thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Xem xét thái độ của gia đình đối với việc xây dựng cho con em họ sự ham học; việc tạo ra những điều kiện tinh thần vật chất thuận lợi cho việc học tập của con em; về ảnh hưởng của những người lớn trong gia đình nêu gương cho trẻ em.
- Hướng dẫn cha mẹ học sinh biết đánh giá kết quả học tập của con em mình bằng cách: các bài kiểm tra giáo viên chỉ rõ những chỗ thiếu sót của học sinh. Học sinh chữa bài và mang về cho cha mẹ xem để họ biết chỗ yếu của con mình, họ sẽ giúp con học ở nhà tốt hơn.
- Yêu cầu và hướng dẫn cha mẹ học sinh những công việc cần thực hiện ở nhà như chỗ học, thời gian học, đôn đốc, kiểm tra bài tập của con ở nhà.
- Duy trì mối liên hệ thường xuyên giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.
2.4.3.5. Tổ chức tốt các cuộc thi cho học sinh
Tổ chức tốt các cuộc thi: Học sinh giỏi văn hoá; cuộc thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh trung học; Cuộc thi vận đụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học; Thể dục - thể thao; Tin học;
Ngoại ngữ; Giải toán trên máy tính cầm tay; Các cuộc thi trên Internet...Mỗi cuộc thi, BGH đều xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức và chỉ đạo thực hiện, kiểm tra tiến độ theo kế hoạch.
2.4.3.6. Kiểm định chất lượng và phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Đầu năm học, BGH xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng và có lịch thực hiện chi tiết. Hàng tháng, hiệu trưởng phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh về những vấn đề sau (có thống kê các số liệu cụ thể và lưu trữ): Tình hình thực hiện nền nếp học tập, tinh thần thái độ học tập, sự chuyên cần, kỷ luật học tập .Kết quả học tập: điểm số, tình hình kiểm tra, nhận xét đánh giá của giáo viên về học tập của học sinh, chú ý đến kết quả học tập của học sinh kém và học sinh giỏi; Những vấn đề cần đặc biệt chú ý khác. Trên cơ sở phân tích tình hình học tập của học sinh mà chỉ đạo việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh nhằm ngày càng nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Nhận xét: Qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh ở trường THPT Lạng Giang số 1, tác giả thấy rằng về cơ bản trường đã quản lý chặt chẽ hoạt động học tập của học sinh bằng những biện pháp quản lý khoa học và hiệu quả. Những kết quả cao về thành tích học tập của học sinh trong những năm qua là minh chứng cho hiệu quả quản lý đó.
Tuy vậy hiện tại trường đang gặp khó khăn trong việc quản lý đổi mới phương pháp học của học sinh và quản lý mục tiêu học của học sinh ở một số môn.
Nhiều học sinh học tập thụ động, không có hứng thú học (học vì thầy cô, bố mẹ bắt phải học), không chịu động não, không trao đổi thảo luận, chỉ ngồi nghe và dành quá ít thời gian để tự học. Từ năm học 2013-2014, khi Bộ có chủ chương định hướng nghề nghiệp sớm, thi tốt nghiệp với 3 môn bắt buộc và 1 môn tự chọn thì động cơ học tập những môn mà học sinh không chọn thi tốt nghiệp hoặc đại học đã giảm sút hẳn, đây là một thách thức mà trường đang tìm cách khắc phục.