Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
Khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp được đưa ra có 3 mức độ:
Rất cần thiết (3 điểm), cần thiết (2 điểm) và không cần thiết (1 điểm).
Khảo nghiệm về tính khả thi có 3 mức độ: Rất khả thi(3 điểm), khả thi (2 điểm) và không khả thi(1 điểm).
Để tăng tính khách quan của việc khảo nghiệm, đánh giá, chúng tôi đã xin ý kiến của các CBQL, GV có nhiều năm công tác và nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý HĐDH cũng như trong quá trình giảng dạy các môn học tại trường THPT Lạng Giang số 1.
Tổng số người được xin ý kiến là: 70 người
Giáo viên chủ nhiệm: 42; giáo viên không chủ nhiệm: 25 Thâm niên công tác trung bình của giáo viên là: 9 năm.
Số cán bộ quản lý: 3, số năm làm công tác quản lý trung bình: 7 năm.
Kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học
TT Nội dung Biện Pháp
Tính cần thiết Rất
cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Giá trị T. bình
Thứ bậc
3 2 1 X Xi
1
Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
50 18 2 2.69 3
2 Tăng cường chỉ đạo việc lập kế hoạch
giảng dạy và hồ sơ chuyên môn 43 26 1 2.60 7 3 Tăng cường quản lý hoạt động giảng
dạy của giáo viên 46 24 0 2.66 5
4 Tổ chức chỉ đạo hoạt động đổi mới
phương pháp dạy học 55 15 0 2.79 2
5 Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học 44 22 4 2.61 6
6 Tăng cường QL hoạt động học tập của
HS 47 23 0 2.67 4
7 Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh 56 14 0 2.80 1
8 Biện pháp tăng cường quản lý CSVC,
đồ dùng, thiết bị dạy học. 43 24 3 2.57 8
Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết. Điểm trung bình của các biện pháp tương đối cao, từ 2,57 đến 2,80 trong đó các biện pháp: "Tổ chức chỉ đạo đổi mới PPDH", "Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh” được đánh giá là quan trọng nhất
Bảng 3.3: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học
TT Nội dung Biện Pháp
Tính khả thi Rất
khả thi Khả
thi
Không khả thi
Giá trị T. bình
Thứ bậc
3 2 1 X Xi
1
Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
49 19 2 2.67 2
2 Tăng cường chỉ đạo việc lập kế hoạch
giảng dạy và hồ sơ chuyên môn 43 25 2 2.59 5 3 Tăng cường quản lý hoạt động giảng
dạy của giáo viên 45 24 1 2.63 4
4 Tổ chức chỉ đạo hoạt động đổi mới
phương pháp dạy học 42 22 6 2.51 7
5 Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học 36 26 8 2.40 8
6 Tăng cường QL hoạt động học tập của
HS 46 23 1 2.64 3
7 Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh 55 13 2 2.76 1
8 Biện pháp tăng cường quản lý CSVC,
đồ dùng, thiết bị dạy học. 43 23 4 2.56 6
Tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của 08 biện pháp đề xuất, chúng tôi thu được kết quả, được minh họa qua bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4: Tổng hợp về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi
BP1 2.69 2.67
BP2 2.60 2.59
BP3 2.66 2.63
BP4 2.79 2.51
BP5 2.61 2.40
BP6 2.67 2.64
BP7 2.80 2.76
BP8 2.57 2.56
Từ bảng tổng hợp cho thấy: 8 biện pháp cụ thể được đa số ý kiến cho rằng đều cần thiết và có tính khả thi. Điều đó có nghĩa các biện pháp đưa ra phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Biện pháp tổ chức đổi mới phương pháp dạy học tuy là rất cần thiết nhưng lại có tính khả thi thấp, nó cũng phù hợp với thực tế những năm vừa qua đổi mới phương pháp dạy học chuyển biến rất chậm và rất khó làm. Các biện pháp hi vọng sẽ được CBQL và GV, HS đón nhận và áp dụng.
Tiểu kết Chương 3
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Lạng Giang số 1, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, chương 3 đã đề xuất 08 biện pháp cụ thể để quản lý hoạt động dạy học tại nhà trường. Những biện pháp đưa ra vừa kế thừa vừa có điểm mới trong nội dung, trong cách thức thực hiện, đồng thời cũng nhằm khắc phục những hạn chế trong DH và trong QL để nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường. Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, biện pháp này là cơ sở, tiền đề của biện pháp kia.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 08 biện pháp quản lý trên đều có tính cần thiết và khả thi cao, có thể áp dụng trong quản lý hoạt động dạy học của trường THPT Lạng Giang số 1, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang hiện nay trong đó quan trọng nhất là biện pháp đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.