Một số quan điểm chỉ đạo của đổi mới giáo dục trung học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Lạng Giang số 1, tỉnh Bắc Giang trong đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 38 - 42)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.4. Một số vấn đề chung của đổi mới giáo dục THPT hiện nay

1.4.1. Một số quan điểm chỉ đạo của đổi mới giáo dục trung học

Giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, giáo dục đã bộc lộ những yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Những đổi mới giáo dục trong thời gian qua thiếu đồng bộ, còn chắp vá; nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp về giáo dục đã từng có hiệu quả, nay trở nên không còn phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, cần được điều chỉnh, bổ sung. Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặc biệt là yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng nhu cầu học tập đa

dạng của người dân, nhanh chóng góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

Nếu không đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì nhân lực sẽ là yếu tố cản trở sự phát triển của đất nước.

Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực và về khoa học và công nghệ. Xu thế chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là tiến hành đổi mới mạnh mẽ hay cải cách giáo dục.

Trước thực tế trên, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế" và "Phát triển nhanh ngu n nhân l c, nhất là ngu n nhân l c chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân".

"Chuẩn hoá", "hiện đại hoá", "xã hội hoá", "dân chủ hoá" và "hội nhập quốc tế" có quan hệ chặt chẽ, bổ sung lẫn nhau, được thể hiện trong toàn bộ các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục. Có thể nêu một số điểm chính như sau:

- Chuẩn hoá mục tiêu, chương trình đào tạo, các trình độ, kĩ năng nghề nghiệp, kiểm tra đánh giá, chuẩn đầu ra, chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và đào tạo, chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, cơ chế quản lí, cơ sở vật chất và các điều kiện khác bảo đảm chất lượng giáo dục.

- Hiện đại hoá mục tiêu, nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp đánh giá giáo dục, cơ sở vật chất và hệ thống quản lí giáo dục.

- Xã hội hoá: đa dạng chủ thể đầu tư, chủ thể tham gia và giám sát các hoạt động giáo dục; xây dựng xã hội học tập, bảo đảm điều kiện học tập suốt đời cho mọi người dân; thực hiện tốt phương châm phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường,

gia đình và xã hội; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

- Dân chủ hoá: tạo bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người, nhất là các đối tượng vùng khó khăn và các đối tượng chính sách xã hội; thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động giáo dục; cấp dưới tham gia đánh giá cấp trên. Công khai kết quả đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục và các cơ sở giáo dục; công khai chính sách giáo dục, công khai tài chính, các điều kiện bảo đảm và kết quả giáo dục;

tăng cường vai trò của Hội đồng trường trong các cơ sở giáo dục, đào tạo…

- Chủ động hội nhập quốc tế về xu thế phát triển chương trình giáo dục, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục; mở rộng quan hệ song phương và đa phương trong hợp tác quốc tế về giáo dục; khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ; xây dựng một số ngành đào tạo, cơ sở giáo dục đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt trong các văn bản sau đây:

- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 qui định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích c c, t giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của t ng lớp học, môn học; b i dư ng phương pháp t học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào th c tiễn; tác động đến t nh cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".

- Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “Đổi mới chương tr nh, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục

truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng l c sáng tạo, kỹ năng th c hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích c c, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích t học, tạo cơ sở để người học t cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng l c. Chuyển t học chủ yếu trên lớp sang tổ chức h nh thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản h nh thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung th c, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần t ng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đ ng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá tr nh học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với t đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đ nh và của xã hội”.

- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích c c, t giác, chủ động, sáng tạo và năng l c t học của người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết th c, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá tr nh giáo dục với kết quả thi".

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đ ng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng l c của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, h nh thành phẩm chất, năng l c công

dân, phát hiện và b i dư ng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng l c và kỹ năng th c hành, vận dụng kiến thức vào th c tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, t học, khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.

- Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định “Đổi mới h nh thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng l c của người học; kết hợp đánh giá cả quá tr nh với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô h nh của các nước có nền giáo dục phát triển”...

Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông, đồng thời đòi hỏi việc quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT hiện nay cũng phải có những thay đổi để phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Lạng Giang số 1, tỉnh Bắc Giang trong đổi mới giáo dục hiện nay (Luận văn thạc sĩ) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)