Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.4. Kiểm tra, thanh tra trong quản lý và quản lý giáo dục
- Kiểm tra: Theo từ điển Tiếng Việt - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội -1992;
“Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”.
Theo đó, KT được hiểu theo nghĩa là một dạng hoạt động nào đó để rút ra nhận xét, đánh giá và cuối cùng là nhằm tác động, điều chỉnh hoạt động của con người cho phù hợp với mục đích đề ra.
Theo tác giả Hà Thế Ngữ (Bài viết trong tạp chí NCGD số 4.1984): “Kiểm tra là xem xét thực tế để tìm ra những sai lệch so với quyết định, kế hoạch và chuẩn mực đó quy định; phát hiện ra trạng thái thực tế; so sánh trạng thái đó với khuôn mẫu đó đặt ra; khi phát hiện những sai phạm thì phải điều chỉnh uốn nắn và sữa chữa kịp thời” [25,tr.52]
Hoạt động KT được thực hiện thường xuyên rộng rãi trong thực tiễn. Với đời sống xã hội, KT giúp con người điều chỉnh được hành vi phù hợp với mục đích của mình và đáp ứng yêu cầu của cộng đồng. Bởi thế, KT giúp con người có thể quản lý được hành vi của bản thân. Với nhà nước, KT là một nội dung không thể thiếu được của công tác quản lý. Thông qua kiểm tra, các chủ thể quản lý tự điều chỉnh hành vi của mình theo mục tiêu, nhiệm vụ QLNN được giao; Cơ quan quản lý cấp trên có thể thường xuyên xem xét tình hình triển khai nhiệm vụ của cơ quan cấp dưới.
Trong GD, KT có tầm quan trọng đặc biệt, vì nó tác động mạnh mẽ tới chất lượng sản phẩm GD. Từ việc KT công tác quản lý có thể nhìn nhận thực trạng tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ công việc của nhà trường, công tác quản lý của hiệu trưởng, ban giám hiệu, đối chiếu thực trạng đó với quy định của Điều lệ trường và các văn bản liên quan; còn việc KT trong hoạt động chuyên môn trong trường học là một hoạt động không thể thiếu trong QLGD, vì nó có thể cho ta xem xét cụ thể việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện của GV, đối chiếu với những yêu cầu, tiêu chuẩn những quy định để xem xét GV đạt hay chưa đạt, làm tốt hay chưa làm tốt các nhiệm vụ được giao, kết quả là cơ sở chủ yếu cho việc đánh giá, tư vấn và thúc đẩy.
Thanh tra: Theo từ điển Tiếng Việt - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội -1992, thanh tra có 2 nghĩa, thứ nhất: “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”; với nghĩa thứ hai: “Chỉ nghề nghiệp, tên gọi, chức danh của những người làm nhiệm vụ thanh tra”.
Trong “những vấn đề pháp lý cơ bản của đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra Nhà nước ở Việt Nam”, tác giả Phạm Tuấn Khải có viết “Thanh tra có nghĩa là sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài về hoạt động của một đối tượng nhất định”.[21, tr12].
Như vậy, TT là kiểm tra có tính chất Nhà nước của cơ quan quản lý cấp trên đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân cấp dưới do tổ chức TT thực hiện, có trách nhiệm TT, việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của cơ quan, tổ chức và cá nhân nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.
- Phân biệt hoạt động thanh tra và kiểm tra
Hai hoạt động TT và KT được xem xét trên hai khái niệm bao hàm nhau:
Khái niệm KT bao hàm khái niệm TT
1.2.4.2. Vai trò của thanh tra trong quản lý giáo dục
Hoạt động TT trong lĩnh vực GD được quy định tại khoản I Điều 111 Luật giáo dục năm 2005: “Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục”. [27, tr42].
Như vậy, có thể nói TTGD là TT chuyên ngành, thực hiện quyền TT nhà nước về GD&ĐT, vừa bộc lộ quyền lực Nhà nước, vừa đảm bảo dân chủ, kỷ cương trong hoạt động GD&ĐT. TTGD có tính chất hành chính - Pháp chế - Nhà nước. Tổ chức TTGD do pháp luật quy định, cấp trên bổ nhiệm và hoạt động theo luật định.
Trong giai đoạn hiện nay, để đạt được mục đích “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài thì Nhà nước phải phát huy mọi nội lực, đồng thời mở rộng hợp tác
quốc tế về GD&ĐT. Thực hiện tốt chính sách xã hội hóa hoạt động GD&ĐT nhằm động viên và mở rộng phạm vi các chủ thể tham gia vào lĩnh vực này. Không chỉ có các tổ chức, cá nhân trong nước mà còn có các tổ chức, cá nhân nước ngoài; không chỉ có các cơ sở GD&ĐT mà các cơ sở khác không phải là cơ sở GD&ĐT nhưng có các hoạt động GD&ĐT cũng được tham gia vào lĩnh vực này với phạm vi nhất định.
Sự cần thiết của công tác TT, KT GD&ĐT:
- Thứ nhất: Thanh tra GD&ĐT góp phần tăng cường pháp chế XHCN, thực chất của công tác này chính là việc cơ quan QLNN có thẩm quyền tiến hành KT việc thực hiện các quy định pháp luật về GD&ĐT của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động trong hoặc liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT. Hoạt động TT, KT sẽ kiểm tra giúp các đối tượng được TT, KT nhận thức được vai trò quan trọng của chính sách phát triển GD trong giai đoạn hiện nay, hình thành ý thức tuân thủ quy định pháp luật nói chung và những quy định của pháp luật về GD&ĐT nói riêng.
- Thứ hai: Thanh tra GD&ĐT góp phần nâng cao hiệu quả QLNN của các cơ quan có thẩm quyền. Công tác TT, KT giúp các cơ quan chức năng nhận thức đúng và làm tròn vai trò và trách nhiệm được giao.
- Thứ ba: Thanh tra GD&ĐT nâng cao năng lực quản lý cho người đứng đầu các cơ sở GD&ĐT (giám đốc). Để một cơ sở GD&ĐT hoạt động có hiệu quả thì một trong các yếu tố mang tính chất quyết định chính là công tác lãnh đạo của hiệu trưởng. Vì vậy, công tác lãnh đạo của hiệu trưởng là một nội dung chính trong hoạt động TT, KT toàn diện một cơ sở GD&ĐT.
- Thứ tư: Thông qua công tác GD&ĐT, những vi phạm, thiếu sót sẽ được kịp thời phát hiện, khắc phục và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
Đây là một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của công tác TT, KT. Vì trong quá trình hoạt động, các cơ sở GD&ĐT khó tránh được những khuyết điểm, vi phạm;
những tồn tại này có thể do những nguyên nhân khách quan; văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực GD&ĐT chưa đầy đủ; thiếu sự quan tâm chỉ đạo từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền…, chưa có tính thực tiễn, hoặc chủ quan; năng lực trình độ chuyên môn yếu kém, sự hiểu biết hạn chế về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực GD&ĐT của một số cán bộ, giáo viên…Không loại trừ cả việc cố ý làm trái.
Việc phát hiện, xử lý khắc phục sai phạm sẽ loại bỏ những yếu tố tiêu cực, góp phần chấn chỉnh, đưa hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoặc có liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT đi đúng hướng, nâng cao chất lượng GD&ĐT.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra kết luận: TT, KT nói chung và TT, KT GD&ĐT nói riêng luôn giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp GD&ĐT nước nhà.