Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN
2.7. Những kết quả đạt đươc, những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên
2.7.3. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế trong quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra
Quản lý đội ngũ CTVTT do chánh thanh tra Sở GD&ĐT trực tiếp phụ trách.
Các thanh tra viên và CTVTT của các bậc học được huy động theo yêu cầu thực tế của mỗi đợt TT. Do đó, nhận thức của đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên vẫn còn nhiều hạn chế, do đó suy nghĩ về tính chất công việc theo thời vụ. Một bộ phận CTVTT chưa thực sự xem công tác TT là bức thiết đối với hiệu quả QLGD, đối với chất lượng GD toàn diện. Làm tốt công tác TT chính là góp phần đưa chất lượng GD trên địa bàn có những bước tiến vững chắc, thể hiện qua việc quan tâm xây dựng đội ngũ, thực hiện chế độ chính sách, thực hiện việc giải quyết xử lý các nội dung đã được kiểm tra kết luận, việc giải quyết các vấn đề bức xúc nổi cộm trong ngành như: việc thi và tuyển sinh, việc kiểm tra đánh giá chất lượng HS, việc dạy thêm và học thêm, môi trường sư phạm, việc thực hiện các quy chế chuyên môn trong nhà trường, xây dựng kế hoạch công tác, thu chi các mặt…
Về nhận thức và tâm lý của đội ngũ CTVTT là ngại làm công tác TT, khi tiến hành TT thì dè dặt trong kết luận, không chỉ rõ những tồn tại, không dám đấu tranh thẳng thắn để đi đến kết luận khách quan, đặc biệt là đối với các vấn đề thuộc về đoàn kết nội bộ, về đánh giá cán bộ. Điều này rất dễ hiểu, do các CTVTT là cán bộ bán chuyên trách, cùng sinh hoạt và làm việc trong cùng tập thể nhà trường, có những đặc thù, tính chất công tác và quan hệ giống nhau nên việc nể nang, tâm lý dễ người dễ ta là không tránh khỏi.
Về trình độ nghiệp vụ: các CTVTT cùng có một xuất phát điểm là CB, GV vốn chỉ có nghiệp vụ về sư phạm, một số ít đối tượng được học qua về quản lý hay các khóa bồi dưỡng chính trị. Nhìn chung đội ngũ CTVTT còn có nhiều điểm yếu nhất là trình độ kiến thức về pháp luật, về QLNN, về GD, không thường xuyên câp nhật được các yêu cầu của công cuộc đổi mới GD toàn diện, cuộc sống còn có nhiều khó khăn trong điều kiện nền kinh tế thị trường chưa được hoàn thiện; mặt khác tỉnh
Hưng Yên có đặc điểm là một tỉnh dân cư đông đúc, tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, là một điểm nóng về các khoản thu chi trong nhà trường, công tác dạy thêm học thêm… cũng đã tạo ra những khó khăn chung cho tổ chức quản lý không chỉ của ngành GD&ĐT tỉnh, gây nhiều khó khăn cả cho các hoạt động TT.
Hằng năm Sở GD&ĐT Hưng Yên đã xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch, mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ TT và lựa chọn gửi danh sách đội ngũ CTVTT chuyên môn các trường MN, TH, THCS, THPT nhằm đáp ứng tối thiểu TT 54 trường phổ thông, 10 trường MN và 1530 cán bộ giáo viên các trường trong một năm học.
Những năm học trước thanh tra giáo dục thực hiện theo Nghị định 85/2006/NĐ-CP, Thông tư 43/2006/TT-BGDĐT quy đinh: Mỗi năm học các Sở GD&ĐT phải TT được 20-25% tổng số trường học, 20-25% hoạt động chuyên môn của CB, GV và mỗi trường, mỗi cán bộ giáo viên một năm phải được TT một lần. Chiếu theo quy định đó, hàng năm Sở GD&ĐT Hưng Yên phải TT được 108 trường Phổ thông và 3105 CB, GV.
Để đạt được chỉ tiêu theo quy định của TT ngành và vì mục tiêu chất lượng GD, Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên đã không ngừng đổi mới hoạt động TT, đặc biệt là công tác lựa chọn đội ngũ CTVTT chuyên môn các trường MN, TH, THCS, THPT.
Để lựa chọn được đội ngũ CTVTT có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn giỏi, có nghiệp vụ TT vững, trong những năm qua Sở GD&ĐT đã có nhiều sáng kiến trong việc tuyển chọn, quản lý đội ngũ này, những biện pháp mà Sở GD&ĐT đã thực thi là:
- Tham mưu cho Giám đốc Sở GD&ĐT xây dựng mục tiêu và kế hoạch tuyển chọn đội ngũ CTVTT chuyên môn các trường MN, TH, THCS, THPT đối với các cấp 3 năm 1lần.
- Sở GD&ĐT tổ chức các cuộc thi GV dạy giỏi. Từ các cuộc thi này một phần nhằm đánh giá công tác quản lý hoạt động chuyên môn của trường trong tỉnh.
Cũng từ các cuộc thi GV dạy giỏi này, TT Sở có thể lựa chọn những giáo viên đạt GV dạy giỏi làm nòng cốt để lựa chọn vào đội ngũ CTVTT chuyên môn cho ngành.
- TT Sở chỉ đạo và phối hợp phòng GD&ĐT giới thiệu và tuyển chọn những CB, GV có đủ những tiêu chuẩn của một CTVTT chuyên môn đi dự các
lớp bồi dưỡng nghiệp vụ TT trước khi đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT ra quyết định bổ nhiệm.
- Hàng năm Sở GD&ĐT đều tổng kết và đánh giá, kiểm điểm nghiêm túc về hoạt động TT của các CTVTT. Từ đó làm cơ sở đề nghị khen thưởng những CTVTT hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kỷ luật những CTVTT vi phạm về quy định về công tác TT.
Để có cơ sở chuẩn bị lực lượng cho việc xây dựng đội ngũ TTV, CTVTT nhiệm kỳ tới, chúng tôi đã điều tra đánh giá về tiêu chuẩn của người cán bộ TT.
Tổng hợp kết quả thu được như sau:
Bảng 2.22. Đánh giá về phẩm chất cần có ở CTVTT
(Đối tượng được trưng cầu ý kiến là 170 người)
SỐ
TT Phẩm chất
Mức độ Rất quan
trọng Quan trọng Không quan trọng
SL % SL % SL %
1 Phẩm chất chính trị tốt 136 80.0 34 20.0 0 0
2 Trung thực 105 61.8 65 38.2 0 0
3 Công minh 98 57.6 72 42.4 0 0
4 Thân thiện 30 17.6 70 41.2 70 41.2
Biểu đồ 2.11. Đánh giá về phẩm chất cần có ở CTVTT
Qua bảng 2.22 tổng hợp đánh giá về phẩm chất cẩn có ở CTVTT chúng ta thấy rằng phẩm chất chính trị tốt được đánh giá ở mức độ rất quan trọng chiếm 80,0%, sau đó đến phẩm chất trung thực. Phẩm chất thân thiện của người CTVTT chỉ được đánh giá rất quan trọng là 17,6%.
Bảng 2.23. Đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ cần có ở CTVTT
(Đối tượng được trưng cầu ý kiến là 170 người)
SỐ
TT Nội dung
Mức độ Rất
quan trọng Quan trọng Không quan trọng
SL % SL % SL %
1 Tốt nghiệp đại học 82 48.2 88 51.8 0 0
2 Đạt GV giỏi cấp tỉnh 50 29.4 90 52.9 30 17.7 3 Đã là cán bộ QLGD giỏi 47 27.6 82 48.2 41 24.2 4 Có nhiều SKKN (QLGD và GD) 53 31.2 96 56.4 21 12.4 5 Có thời gian công tác từ 5 năm trở lên 105 61.8 38 22.4 27 15.8
6 Có nghiệp vụ thanh tra 170 100.0 0 0 0 0
Biểu đồ 2.12. Đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ cần có ở CTVTT Qua bảng 2.23 tổng hợp đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ cần có của CTVTT thì nội dung có nghiệp vụ TT 100% cho rằng rất quan trọng; Có thời gian
công tác từ 5 năm trở lên được đánh giá rất quan trọng là 62,1%. Trong khi đó 12,2% người được hỏi cho rằng có nhiều SKKN (QLGD và GD) là không quan trọng. Đã là cán bộ QLGD giỏi: 24,2% ý kiến và Đạt GV giỏi cấp tỉnh: 18,2% ý kiến không quan trọng.
Thông tin thu được từ kết quả điều tra trên cho ta thấy: Đây là hình ảnh CTVTT trong mong đợi của đội ngũ cán bộ QLGD và GV của Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên. Họ mong muốn có những cán bộ TT có phẩm chất chính trị tốt, làm việc công minh và thân thiện, giúp đỡ họ, khi họ khó khăn, sai lầm. Người cán bộ TT ấy phải được đào tạo chuyên sâu về bậc học và được đào tạo cơ bản nghiệp vụ TT. Có như vậy, hoạt động TT mới thực sự có hiệu quả, tăng cường hiệu lực quản lý và thúc đẩy chuyên môn phát triển. Những yêu cầu về tiêu chuẩn của một CTVTT là cơ sở để Sở GD&ĐT tổ chức lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ TT chuyên ngành và CTVTT có đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn giáo dục ở tỉnh. Người CTVTT đáp ứng được yêu cầu về các tiêu chí cần có về chuyên môn, phẩm chất của đối tượng TT chính là một trong các tiền đề cho công tác TT đạt hiệu quả.
Kết luận chương 2
Trong những năm qua Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên đã có sự phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành quả rất đáng tự hào. Có được thành công đó, ngoài rất nhiều lí do khác, người ta phải nói đến sự đóng góp của hoạt động TTGD. Hoạt động TT của Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên được chú trọng xây dựng và làm việc có hiệu quả. Đội ngũ CTVTT giáo dục đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong việc góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng GD trong các nhà trường.
Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên đã xây dựng được một đội ngũ CTVTT giáo dục tại các trường MN, TH, THCS, THPT có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn giỏi, có nghiệp vụ TT đạt yêu cầu. Tuy nhiên, từ thực tế và nhìn về tương lai gần, với đội ngũ CTVTT như hiện nay, TTGD tỉnh Hưng Yên chưa để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác TTGD.
Chương 2 luận văn đã điều tra, phân tích để làm rõ hiện trạng công tác thanh tra giáo dục chỉ ra được những mặt mạnh, mặt hạn chế của đội ngũ TTV.
Đối chiếu với quy định về tiêu chuẩn CTVTT giáo dục tại Thông tư 54/2012/TT- BGDĐT ngày 21/12/2012, đây là một điểm yếu của đội ngũ cán bộ thanh tra và có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động thanh tra còn có những hạn chế.
Cũng trong chương 2 luận văn đã phân tích thực trạng quản lý đội ngũ CTVTT giáo dục của tỉnh thông qua các nội dung: Quản lý số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ cộng tác viên thanh tra. Ngoài ra luận văn đã đi sâu tìm hiểu, phân tích làm rõ các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả quản lý, những yếu tố ảnh hưởng đội ngũ CTVTT của tỉnh.
Chương 3