Thực hiện tốt việc kiểm tra hoạt động thanh tra và đánh giá, xếp loại cộng tác viên thanh tra

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 99 - 103)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên

3.2.5. Thực hiện tốt việc kiểm tra hoạt động thanh tra và đánh giá, xếp loại cộng tác viên thanh tra

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

- Giúp Sở GD&ĐT đánh giá đúng hiệu quả hoạt động TTGD của các trường MN, TH, THCS, THPT đồng thời giúp các trường xác định đúng hiện trạng công tác TT của chính mình.

- Phát hiện, điều chỉnh những lệch lạc trong hoạt động TT

- Đánh giá đúng trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ CTVTT làm cơ sở cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ CTVTT.

Có cơ sở để tham mưu cho cấp trên điều chỉnh các văn bản hướng dẫn công tác TT cho phù hợp tình hình cụ thể của từng cấp học, bậc học.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Căn cứ văn bản hướng dẫn công tác thanh tra của Bộ GD&ĐT, công tác TT của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT rà soát lại đối tượng được TT để yêu cầu Phòng Thanh tra xây dựng kế hoạch TT hàng năm, đảm bảo tính khoa học, khả thi, phù hợp với thực tế GD của tỉnh.

Cụ thể hóa bằng kế hoạch chi tiết về TT chuyên môn, TT quản lý và làm tốt kế hoạch phối hợp để đảm bảo thực hiện TT theo đúng kế hoạch.

Thống kê những kết luận TT, KT của các đoàn TT, phân loại hồ sơ để nghiên cứu, xem xét.

Đối tượng KT là những kết luận, đánh giá đơn vị, cá nhân thực hiện chuyên đề đang triển khai trong năm học (chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong QLGD…) hoặc những kết luận đánh giá ý kiến phản hồi từ cơ sở, khiếu nại của CB, GV được TT.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Quán triệt đến lãnh đạo TT Sở GD&ĐT, cán bộ giáo viên các trường MN, TH, THCS, THPT và CTVTT tầm quan trọng của việc KT hoạt động TT và đánh giá kết quả công tác của CTVTT.

Mục đích làm cho các đối tượng nêu trên hiểu được sự KT có tác dụng tích cực điều chỉnh hoạt động của toàn bộ đội ngũ theo mục tiêu đổi mới và tăng cường hiệu lực của công tác TT, thúc đẩy đổi mới QLGD.

Thanh tra Sở GD&ĐT phải lập kế hoạch KT công tác TT

Kiểm tra phải có kế hoạch, có sự chuẩn bị chu đáo. Kế hoạch cần nêu rõ mục đích, nội dung, hình thức, đối tượng, thời gian tiến hành KT.

Sở GD&ĐT cần chỉ đạo TT lập các đoàn KT hoạt động TTGD của nhà trường, các phòng GD&ĐT, trung tâm.

- Thành phần đoàn kiểm tra gồm:

+ Lãnh đạo Sở, cán bộ Sở Thanh tra.

+ Cán bộ quản lý, CTVTT của đơn vị - Nội dung kiểm tra:

+ Kiểm tra kế hoạch TT: về mức độ đảm bảo các tiêu chí theo hướng dẫn của Sở, tính khả thi của kế hoạch

+ Kiểm tra kết quả triển khai hoạt động TT tính đến thời điểm kiểm tra đạt được so với kế hoạch

+ Kiểm tra phương thức TT các hoạt động GD bao gồm cách thức tổ chức đoàn TT, thành phần của đoàn, tiến trình TT, các quyết định TT, mục đích của các đợt TT các hoạt động GD.

+ Kiểm tra các kết luận TT, xem xét các kết luận có phản hồi từ cơ sở hoặc khiếu nại của CB, GV. Có thể thu thâp thông tin từ cơ sở để so sánh, song khả thi hơn cả là vận dụng các chuẩn đã quy định để KT lại các kết luận.

+ Kiểm tra xác suất nhận thức cũng như trình độ, năng lực của CTVTT bằng cách phỏng vấn hoặc thăm dò ý kiến các đối tượng TT.

- Công việc sau kiểm tra: Có văn bản đánh giá, kết luận, rút kinh nghiệm trong toàn tỉnh hoặc toàn cấp học, bậc học.

- Kiểm tra và tự kiểm tra hoạt động TT của hoạt động GD:

+ Đoàn TT của Sở GD &ĐT thường do lãnh đạo sở làm trưởng đoàn, tuy nhiên không thể có sự KT đối với hoạt động chính đoàn TT. Việc KT chỉ có thể diễn ra dưới các hình thức sau:

- Tự kiểm tra hoạt động TT:

+ Sau mỗi đợt TT, Sở GD&ĐT, cần tổ chức xem xét rút kinh nghiệm hoạt động của các đoàn TT về cách tổ chức, phương thức hoạt động, đối chiếu với các văn bản hướng dẫn và kế hoạch. Xem xét các kết luận TT, nhất là các kết luận chưa được sự đồng tình của đối tượng TT, điều chỉnh các sai lệch nếu có theo những quy định hiện hành.

+ Nội dung đánh giá kết quả cuộc TT dựa trên cơ sở: Việc đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, sai phạm, có chứng cứ xác đáng, bảo đảm tính hợp pháp và hợp lý.

Nêu rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của thiết sót, sai phạm, xác định rõ trách nhiệm đối với sai phạm, có địa chỉ rõ ràng. Kiến nghị được những giải pháp có tính khả thi khắc phục sai phạm

+ Đánh giá đoàn TT cần chú ý các vấn đề: Việc hoàn thành cuộc TT có chất lượng và đúng thời hạn; Không để xảy ra vi phạm kỷ luật, đoàn kết nội bộ cùng hoàn thành nhiệm vụ; Có ý thức tổ chức, chấp hành nghiêm kỷ luật về chế độ thỉnh thị, bảo cáo.

- Kiểm tra hoạt động của CTVTT:

+ Xem xét các kết luận cá nhân của CTVTT, mức độ chính xác của các kết luận.

+ Đánh giá, xếp loại CTVTT của đoàn theo kết quả công việc của từng cá nhân dựa trên: Việc hoàn thành công việc có chất lượng và đúng thời hạn; Ý thức tổ chức, kỷ luật, đoàn kết nội bộ; Chế độ báo cáo và thỉnh thị; Uy tín thông qua dư luận từ cơ sở và cá nhân được TT.

+ Kết luận, thông báo kết quả cho các CTVTT trong đơn vị để cùng rút kinh nghiệm và học tập. Động viên, khen thưởng những TTV, CTVTT hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời nhắc nhở, điều chỉnh sai sót nếu có.

Tự kiểm tra, tự đánh giá của CTVTT.

- Sau mỗi đợt thanh tra hoặc định kỳ, lãnh đạo Sở GD&ĐT và thanh tra Sở GD&ĐT đưa ra các yêu cầu cụ thể về công tác tự KT, tự đánh giá (chuẩn đánh giá) để các CTVTT tự KT hoạt động và tự đánh giá bản thân, cần thiết sau mỗi năm học, các CTVTT có bản kiểm điểm công tác TT của mình.

- Việc tự kiểm tra, đánh giá có tác dụng rất lớn trong việc tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân CTVTT nên cần làm nghiêm túc, tránh hình thức.

3.2.5.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Khi tiến hành kiểm tra phải tuyệt đối tuân theo nguyên tắc: “Chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra, kiểm tra”.

Đảm bảo đầy đủ các văn bản pháp quy hiện hành về kiểm tra, đánh giá làm cơ sở cho việc xem xét kết luận.

Phải có chỉ đạo thống nhất của Sở GD&ĐT, sự phối hợp giữa Sở GD&ĐT với các đơn vị có liên quan.

Có sự ủng hộ của các trường MN, TH, THCS, THPT và cán bộ, giáo viên trong việc cung cấp thông tin điều tra cần thiết.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)