Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.4. Hoạt động thanh tra giáo dục
1.4.1. Chức năng, đối tượng, hình thức, lực lượng Thanh tra giáo dục 1.4.1.1. Những quy định chung
TTGD là TT chuyên ngành về GD, TTGD thực hiện quyền TT trong phạm vi QLNN về GD, nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực GD.
1.4.1.2. Chức năng của thanh tra giáo dục
TTGD các cấp đều có những chức năng cơ bản sau:
Đánh giá: Đánh giá là phân tích, xác nhận giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả công việc, trình độ, sự phát triển, những kinh nghiệm hình thành…ở thời điểm đang xét so với mục tiêu, kế hoạch hay những chuẩn mực đó được xác lập.
Phát hiện: Phát hiện ra những mặt tốt để động viên, khuyến khích đồng thời phát hiện ra những lệch lạc, sai sót, những gì chưa đạt so với dự kiến, những mặt yếu kém, khó khăn trở ngại, những thất bại, những vấn đề nảy sinh cần giải quyết, những nguyên nhân tồn tại. Đo lường mức độ của những sai sót một cách chính xác và cụ thể. Tìm nguyên nhân của những sai lệch, thiếu số đó.
Điều chỉnh: Điều chỉnh chương trình, kế hoạch, biện pháp quản lý, tìm ra những giải pháp uốn nắn lệch lạc, xử lý những vi phạm, đồng thời phát huy những nhân tố tích cực, bao gồm 3 hành động: phát huy - uốn nắn - xử lý.
Giúp đỡ: Thanh tra kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng từ đó giúp đối tượng hoàn thành nhiệm vụ, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tuyên truyền phổ biến những kinh nghiệm, phương pháp GD tiên tiến nhằm làm cho đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phòng ngừa: Bằng hoạt động của mình, TT có chức năng đề phòng không để (hoặc hạn chế) những hiện tượng xấu, hiện tượng tiêu cực xảy ra trong các hoạt động GD.
Như vậy, TTGD là hệ thống phản hồi, đo lường đầu ra của quá trình quản lý rồi đưa vào hệ thống những tác động, điều chỉnh để thu được kết quả mong muốn.
Có thể hiểu chức năng của TT qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3. Vòng liên hệ ngược của thanh tra, kiểm tra trong quản lý 1.4.1.3. Đối tượng thanh tra giáo dục
Điều 2 Nghị định 42/2013/NĐ - CP quy định đối tượng Thanh tra giáo dục bao gồm:
- Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ quan, tổ chức cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam.
1.4.1.4. Hình thức thanh tra giáo dục
Luật thanh tra số 56/2010/QH12 quy định hoạt động thanh tra gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành được tiến hành thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất:
- Thanh tra theo chương trình, kế hoạch được hiểu: là hoạt động mang tính thường xuyên, liên tục, được triển khai theo kế hoạch và có thông báo trước cho đối tượng thanh tra.
- Thanh tra đột xuất: Tiến hành khi phát hiện có sự vi phạm pháp luật của các đối tượng thanh tra và không cần phải thông báo trước.
1.4.1.5. Lực lượng cán bộ thanh tra
Đội ngũ TTGD bao gồm các TTV và CTVTT (thanh tra kiêm nhiệm).
* Thanh tra viên:
Xác định các sai lệch
So sánh kết quả thực tế với
cá tiêu chuẩn
Đo lường kết quả thực tế
Kết quả thực tế
Phân tích các nguyên nhân
sai lệch
Xây dựng chương trình
điều chỉnh
Thực hiện các điều
chỉnh
Kết quả mong muốn
Theo nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 về TTV và CTVTT ở các tổ chức TTNN, TTV là công chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch TT để thực hiện nhiệm vụ TT và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ tướng cơ quan TTNN, TTV là công chức phải có các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 điều 32 Luật thanh tra và các tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể tại các điều 6,7,8 của Nghị định.
TTV được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch TTV và được giao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ TT theo quy định của pháp luật. Ngạch TTV có 3 cấp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao: TTV, TTV chính, TTV cao cấp.
* Thanh tra viên giáo dục:
Điều 17 Nghị định 42/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Thanh tra viên giáo dục là công chức được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong lĩnh vực giáo dục tại Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở”.
Điều 33 Luật thanh tra số 56/2010/QH12 quy định thanh tra viên có các ngạch như sau: Thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp.
* Cộng tác viên thanh tra giáo dục:
Theo nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 về TTV và CTVTT ở các tổ chức TTNN, CTVTT là người được cơ quan TTNN trưng tập tham gia Đoàn TT, CTVTT là người không thuộc biên chế của các cơ quan TTNN.
Điều 2 thông tư 54/2012/TT- BGDĐT ngày 21/12/2012:
- CTVTT giáo dục thường xuyên là công chức, viên chức trong ngành GD&ĐT, không thuộc biên chế của cơ quan TT, có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhân, trưng tập là nhiệm vụ TT.
- CTVTT giáo dục không thường xuyên là công chức, viên chức trong và ngoài ngành giáo dục, không thuộc biên chế của cơ quan TTGD, được trưng tập tham gia đoàn thanh tra theo vụ việc.
1.4.2. Nguyên tắc và nội dung của thanh tra giáo dục
1.4.2.1. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống thanh tra giáo dục
Hoạt động TTGD phải tuân thủ theo các nguyên tắc: Tính pháp chế, tính Đảng, tính kế hoạch tập trung dân chủ, tính khách quan, tính hiệu quả, tính GD, cán bộ, TTV phải biết vận dụng các nguyên tắc trên một cách sáng tạo.
Hoạt động của TTGD chỉ tuân theo pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật và hiệu lực của công tác QLGD. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động TTGD.
1.4.2.2. Nội dung hoạt động của thanh tra giáo dục TTGD gồm có 2 nội dung chính:
* Hoạt động thanh tra hành chính:
- TT việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Hoạt động TT hành chính được thực hiện theo quy định từ Điều 34 đến điều 44 của Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thanh tra.
* Hoạt động thanh tra chuyên ngành:
- TT việc thực hiện chính sách, pháp luật chuyên ngành về GD đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Thực hiện các nhiệm vụ TT chuyên ngành về GD theo quy định tại khoản 2 điều 111 Luật giáo dục.
Hiện nay trong đổi mới nhận thức về TTGD, trọng tâm công tác TT chuyển từ TT khiếu tố sang TT chuyên môn và TT quản lý.
TT việc thi hành pháp luật về GD, TT hoạt động giảng dạy GD của các đối tượng TTGD ở trên về việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp GD, quy chế chuyên môn; quy chế thi cử, cấp văn bằng chứng chỉ, việc thực hiện các quy định cần thiết bảo đảm chất lượng GD ở các cơ sở GD. Xác minh, kết luận, kiến nghị các cấp có thẩm quyền về khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn nội dung, bồi dưỡng nghiệp vụ TTGD cho TTGD cấp dưới. Kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành chính sách và văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu QLGD. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.