Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục
3.4.3. Tiến trình thực hiện phương pháp chuyên gia để xác định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL và TTV, CTVTT đánh giá tính khả thi và mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất theo các mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết và rất khả thi, khả thi và không khả thi như phụ lục 5 và phụ lục 6.
Tổ chức phát phiếu lấy ý kiến đánh giá tính khả thi và mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất theo mẫu.
Thu thập phiếu trưng cầu ý kiến, thống kê kết quả và rút ra kết luận về tính khả thi và mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất.
3.4.4. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Kết quả đánh giá mức độ cần thiêt và tính khả thi của các biện pháp đề xuất thu được như Bảng 3.1. và 3.2. Cụ thể là :
Bảng 3.1. Bảng khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất
Biện pháp quản lý
Mức độ
Tổng số điểm
Điểm TB
X
Thứ bậc Rất
cần thiết
(3đ)
Cần thiết (2đ)
Không cần thiết
(1đ) 3.2.1. Nâng cao nhận thức của toàn
ngành về công tác thanh tra và thanh tra giáo dục
202 15 0 636 2.93 1
3.2.2. Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế địa phương
189 28 0 623 2.87 3
3.2.3. Tổ chức tuyển chọn, bổ nhiệm và cơ cấu đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở GD&ĐT
183 34 0 617 2.84 4.5
Biện pháp quản lý
Mức độ
Tổng số điểm
Điểm TB
X
Thứ bậc Rất
cần thiết
(3đ)
Cần thiết (2đ)
Không cần thiết
(1đ) 3.2.4. Quản lý hoạt động bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra cho cộng tác viên thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra
192 25 0 626 2.88 2
3.2.5. Thực hiện tốt việc kiểm tra hoạt động thanh tra và đánh giá, xếp loại cộng tác viên thanh tra
183 34 0 617 2.84 4.5
3.2.6. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra
161 56 0 595 2.74 6
Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất Qua kết quả khảo nghiệm chúng tôi nhận thấy:
- Về mức độ cần thiết: Các biện pháp chúng tôi đề xuất đều được đánh giá là cần thiết. Trong đó, mức độ rất cần thiết ở biện pháp 1,2,4 cao hơn biện pháp 3,5,6.
Theo tác giả nhận xét: ở biện pháp thứ 5 (Thực hiện tốt việc kiểm tra hoạt động thanh tra và đánh giá, xếp loại cộng tác viên thanh tra) ở bậc 4.5, có thể một số đối tượng được hỏi cho rằng: biện pháp này không hợp lý bằng các biện pháp khác vì với yêu cầu đổi mới GD như hiện nay, để thực hiện công tác TT đã khó thì việc KT công tác TT sẽ khó khăn hơn, ở đây không loại trừ yếu tố hậu kiểm tra sẽ phát hiện ra tồn tại (khách quan, chủ quan) của đợt TT hay của cá nhân TTV, CTVTT, từ đó dẫn đến việc lật lại kết luận TT. Hay như ở biện pháp 6 (Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra) được xếp ở thức bậc thấp nhất (bậc 6) với người được hỏi cho rằng: tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay để cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho CTVTT là việc làm chưa thực sự cần thiết, không ít người vẫn có thể nghĩ CTVTT đã nhận được nhiều đãi ngộ tốt hơn rồi.
Bảng 3.2. Bảng khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất
Biện pháp quản lý
Mức độ
Tổng số điểm
Điểm TB
X
Thứ bậc Rất
khả thi (3đ)
Khả thi (2đ)
Không khả thi (1đ) 3.2.1. Nâng cao nhận thức của toàn
ngành về công tác thanh tra và thanh tra giáo dục
206 11 0 640 2.95 1
3.2.2. Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế địa phương
202 15 0 636 2.93 2
3.2.3. Tổ chức tuyển chọn, bổ nhiệm và cơ cấu đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở GD&ĐT
191 26 0 625 2.88 3.5
3.2.4. Quản lý hoạt động bồi 192 25 0 626 2.88 3.5
Biện pháp quản lý
Mức độ
Tổng số điểm
Điểm TB
X
Thứ bậc Rất
khả thi (3đ)
Khả thi (2đ)
Không khả thi (1đ) dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ thanh tra cho cộng tác viên thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra
3.2.5. Thực hiện tốt việc kiểm tra hoạt động thanh tra và đánh giá, xếp loại cộng tác viên thanh tra
167 50 0 601 2.77 6
3.2.6. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra
177 40 0 611 2.82 5
Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất Qua kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.2 chúng tôi nhận thấy:
- Về tính khả thi: Các biện pháp 1,2,3,4 mức độ khả thi cao hơn biện pháp 5,6. Theo tác giả nhận xét ở biện pháp 5 có thứ bậc thấp nhất (bậc 6) là do lâu nay việc KT hoạt động TT chưa thường xuyên, việc đánh giá xếp loại CTVTT gần như bỏ ngỏ vì vậy mà một số người khi được hỏi đã cho biện pháp này tính khả thi không cao; ở biện pháp 6 (Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra) chưa cao (chỉ đứng ở thứ bậc 5) bởi vì muốn thực hiện biện pháp này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà bản thân ngành GD&ĐT không thể thực hiện được. Đặc biệt đối với tình hình kinh tế còn khó khăn như hiện nay nên cho rằng tính khả thi của biện pháp 6 không cao hơn các biện pháp khác là điều tất yếu.
Để tìm sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp.
Phương pháp thống kê toán học có cách tính giúp ta giải quyết vấn đề này.
Bảng 3.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất
Biện pháp
Tính cần thiết Tính khả thi
n1 – n2 D2 Tổng
điểm số
Điểm TB
Thứ bậc(n1)
Tổng điểm
số
Điểm TB
Thứ bậc(n2)
1 636 2.93 1 640 2.95 1 0 0
2 623 2.87 3 636 2.93 2 1 1
3 617 2.84 4.5 625 2.88 3.5 1 1
4 626 2.88 2 626 2.88 3.5 -1.5 2.25
5 617 2.84 4.5 601 2.77 6 -1.5 2.25
6 595 2.74 6 611 2.82 5 1 1
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất
Ta có công thức Spearman như sau:
2 2
6 6(0 1 1 2.25 2.25 1) 6 7.25
1 1 1 1 0.21 0.79
( 1) 6(36 1) 6 35
D x
R n n x
R>0: Mức độ cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận R=0.79>0.7: Tương quan chặt chẽ
Với kết quả trên, cho phép chúng ta kết luận: tương quan trên thuận và chặt chẽ. Có nghĩa là, các biện pháp đưa ra vừa có mức độ cần thiết vừa có tính khả thi cao.
Từ kết quả trên, chúng tôi cho rằng: các biện pháp đề xuất có mức độ cần thiết và khả thi cao. Nếu thực hiện một cách đồng bộ, chặt chẽ, hợp lý và khoa học sẽ tạo được chuyển biến tích cực trong việc quản lý đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên. Điều đó sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động TTGD.
Kết luận chương 3
Để có thể xác lập được các biện pháp nhằm đổi mới quản lý đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên một cách khoa học, có căn cứ lý luận và thực tiễn, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành GD&ĐT và phù hợp với tình hình đổi mới GD hiện nay thì các quan điểm có tính chất lý luận, chỉ đạo hoạt động thực tiễn về công tác TT phải được quán triệt trong toàn ngành.
Quản lý đóng vai trò rất quan trọng, là vấn đề mấu chốt, trọng tâm để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TTGD. Chính vì vậy trong đề tài này, chúng tôi đã đưa ra 6 biện pháp vừa mang tính lý luận, vừa phù hợp với thực tiễn với nội dung đổi mới quản lý đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT Hưng Yên. Các biện pháp này nhằm khắc phục những mặt hạn chế của đội ngũ CTVTT hiện nay.
- Nâng cao nhận thức của toàn ngành về công tác thanh tra và thanh tra giáo dục
- Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế địa phương
- Tổ chức tuyển chọn, bổ nhiệm và cơ cấu đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở GD&ĐT
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra cho cộng tác viên thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra
- Thực hiện tốt việc kiểm tra hoạt động thanh tra và đánh giá, xếp loại cộng tác viên thanh tra
- Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra Các cán bộ quản lý cấp Sở và cấp trường cùng những giáo viên được hỏi ý kiến đều thống nhất đánh giá: các biện pháp được đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao. Các biện pháp đều có mối quan hệ mật thiết, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau và chỉ đem lại hiệu quả cao khi chúng được thực hiện đồng bộ, thống nhất và thường xuyên trong cùng một hệ với sự phấn đấu không ngừng của mỗi CBQL GD, TTV và CTVTT.