Quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 41 - 50)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1.7. Quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo

Là quản lý một tập thể các CBQLGD và GV có cùng lý tưởng, cùng mục đích, có cùng một nhiệm vụ, làm theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch nhằm thực hiện quyền TT trong phạm vi QLNN về GD nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm. Đó chính là quản lý một trong những nội dung của công tác quản lý nguồn nhân lực của ngành GD&ĐT.

1.7.1. Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục

Việc quản lý nguồn nhân lực trong GD thực chất là quản lý những con người hoạt động trong lĩnh vực GD bao gồm CB QLGD, GV, nhân viên, TTGD, chuyên viên thuộc cơ quan nghiên cứu GD…nó phục vụ cho mục tiêu và là động lực cho sự

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHÁNH THANH TRA - TRƯỞNG ĐOÀN THANH TRA (*) CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG

Chuyên môn Tổng hợp hành chính Kế hoạch tài vụ Cộng tác viên

Đoàn thanh tra cấp Sở

Trưởng đoàn thanh tra Sở, chánh thanh tra/ Lãnh đạo Sở Thanh tra viên, chuyên viên Sở

GD&ĐT

Các cộng tác viên thanh tra từ cơ sở theo bậc học (cấp học)

Các trường

MN

Các trường

TH

Các trường

THCS

Các trường

THPT

Trung tâm GDTX

Các trường TCCN nghiệp

phát triển của ngành GD&ĐT nói riêng, xã hội nói chung. Do vậy quản lý nhân lực trong GD có tầm quan trọng đặc biệt. Trong đề tài này, chúng tôi xin đề cập đến một mặt quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực GD: Đó là quản lý đội ngũ CTVTT.

Về nguyên tắc, quản lý đội ngũ CTVTT giáo dục phải dựa trên lý luận về phát triển nguồn nhân lực, theo mô hình của Leonard Nadle như sau:

Sơ đồ 1.5: Quan hệ phát triển nguồn nhân lực với quản lý nguồn nhân lực (Mô hình của Leonard Nadle)

Đội ngũ CTVTT giáo dục với tư cách là nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành giáo dục. Nếu thực hiện tốt công tác quản lý đội ngũ CTVTT giáo dục sẽ thúc đẩy phát triển GD&ĐT, góp phần phát triển nguồn nhân lực của ngành GD&ĐT.

Quản lý đội ngũ CTVTT giáo dục được hiểu là tạo ra sự thay đổi về “chất”

hướng tới “chuẩn” của đội ngũ để có một lực lượng CTVTTGD đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của đất nước. Như vậy, quá trình này bao gồm các nội dung: Quản lý về quy mô, chất lượng và cơ cấu, cụ thể:

Quản lý nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực

Sử dụng nguồn nhân lực

Môi trường của nguồn nhân lực

- GD&ĐT - Bồi dưỡng - Phát triển - Tự học, tự nghiên cứu

- Tuyển dụng - Sàng lọc

- Bố trí, sử dụng - Đánh giá - Đãi ngộ

- Mở rộng chủng loại làm việc - Mở rộng quy mô làm việc

- Phát triển tổ chức

Về quy mô và cơ cấu: Cần xác định số lượng sao cho đủ CTVTT đáp ứng yêu cầu làm việc trước mắt và lâu dài. Đội ngũ CTVTT cần được bố trí hợp lý, có tính đến các yếu tố về độ tuổi, giới tính, vị trí và môi trường công tác, tạo ra ê kíp làm việc mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất.

Về chất lượng đội ngũ CTVTT với quan điểm chất lượng là sự trùng khít về mục tiêu giáo dục thì Sở GD&ĐT có đội ngũ CTVTT tốt chắc chắn sẽ tác dụng tốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, trong công tác quản lý đội ngũ CTVTT giáo dục rất cần quan tâm đến chất lượng CTVTTGD trên các phương diện: phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn.

Sơ đồ 1.6: Mô hình quản lý đội ngũ CTVTT 1.7.2. Nội dung quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra

Nội dung quản lý đội ngũ CTVTT được đề cập ba vấn đề chủ yếu sau đây:

- Quản lý về số lượng đội ngũ CTVTT - Quản lý về chất lượng đội ngũ CTVTT - Quản lý về cơ cấu đội ngũ CTVTT

Năng lực

Phẩm chất

Cơ cấu

Số lượng

Trình độ Quản lý đội

ngũ CTVTT

Sơ đồ 1.7: Nội dung Quản lý đội ngũ CTVTT 1.7.2.1. Quản lý về số lượng đội ngũ cộng tác viên thanh tra

Theo định kỳ 3 năm/ lần, căn cứ vào kế hoạch phát triển trường, lớp học, số CBQL, GV đồng thời căn cứ vào cơ cấu, chất lượng của đội ngũ CTV, Sở GD&ĐT ra quyết định bổ nhiệm bổ sung đảm bảo đủ số lượng CTVTT, đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ và hiệu quả của công tác TT, tạo động lực phát triển GD&ĐT toàn tỉnh.

- Quản lý số lượng trên cơ sở cân đối giữa cán bộ QLGD và GV: Số lượng CTV là những biến động liên quan đến việc tính toán số lượng, chẳng hạn như: việc bố trí, sắp xếp số lượng đội ngũ CBQL, GV, cũng như định mức về giờ dạy, định mức về lao động của GV, chương trình môn học; mục tiêu trọng tâm, mục tiêu cụ thể theo từng năm học, của từng cấp học,…đều có ảnh hưởng chi phối đến số lượng CTVTT.

Số lượng CTVTT là một yếu tố định lượng của đội ngũ. Nó có vài trò quan trọng trong việc quản lý các hoạt động TT. Số lượng CTVTT đảm bảo, đủ nhân lực cho công tác TT trên các lĩnh vực theo yêu cầu của các cấp quản lý, tăng cường tính hiệu quả của công tác TT.

Quản lý đội ngũ CTVTT Quản lý chất lượng

đội ngũ CTVTT

Quản lý số lượng đội ngũ CTVTT

đội ngũ

Quản lý cơ cấu đội ngũ CTVTT

1.7.2.2. Quản lý về chất lượng đội ngũ cộng tác viên thanh tra

Chất lượng đội ngũ gồm những nét đặc trưng về cơ cấu lứa tuổi của dân số, trạng thái sức khỏe, trình độ văn hóa, chuyên môn, phong cách, đạo đức, hiểu biết xã hội…của đội ngũ, trong đó yêu cầu trình độ học vấn là điểm quan trọng, bởi vì đó là cơ sở để đào tạo kỹ năng nghề.

Quản lý chất lượng đội ngũ CTVTT bao hàm nhiều yếu tố: trình độ đào tạo về chuyên môn theo chuyên ngành, trình độ được đào tạo qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ TT, thâm niên làm việc trong tổ chức GD, trong vị trí làm việc mà người đó đã và đang đảm nhận, sự hài hòa giữa yêu cầu về trình độ và bản ngữ của mỗi người.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác TT; bồi dưỡng thường xuyên cập nhật kiến thức, những thay đổi về chính sách, kế hoạch ở các cấp độ, các biện pháp về tổ chức nhân sự, giáo dục phẩm chất đạo đức để kiện toàn đội ngũ.

1.7.2.3. Quản lý về cơ cấu đội ngũ cộng tác viên thanh tra

Cơ cấu đội ngũ CTVTT được nghiên cứu dựa trên các tiêu chí gồm những nội dung sau:

- Cơ cấu CTV theo chuyên môn: Là tỷ trọng CTV theo tổng số CBQL, GV, theo ngành học, cấp học, nếu tỷ lệ này đảm bảo, phù hợp với định mức thì ta có được một cơ cấu chuyên môn hợp lý, thể hiện tính toàn diện, đồng bộ, hiệu quả.

- Cơ cấu CTV theo độ tuổi: Nhằm xác định cơ cấu CTV theo từng nhóm tuổi, làm cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của đội ngũ, xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng và bổ sung nguồn nhân lực.

- Cơ cấu CTV theo giới tính: Đội ngũ nhân lực của GD có những đặc thù về giới tính. Vì thế người tổ chức, QLGD luôn cần quan tâm đến yếu tố này. Có ưu tiên cho việc bồi dưỡng thường xuyên, tăng tỷ lệ nhất định đối với CTV nữ (do có thời gian nghỉ dạy thai sản, sinh con…). Đây cũng là yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ.

1.8. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo

1.8.1. Yếu tố về chủ thể quản lý

Muốn phát triển đội ngũ hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam cần tạo cơ chế chính sách thỏa đáng,

phù hợp với thực tiễn giáo dục nước ta. Bên cạnh đó rất cần sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự tham mưu của các cơ quan quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương. Đây là những nhân tố mang tính quyết định. Công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng các địa phương phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chủ quan, vào năng lực lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý, chỉ đạo của chính quyền và sự tham mưu của các cơ quan quản lý giáo dục ở các địa phương. Các cơ chế chính sách của nhà nước có thể tác động đến sự phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường MN, TH, THCS, THPT thường liên quan đến các vấn đề sau:

- Chính sách phát triển giáo dục: Chính sách phổ cập GDMN, tiến tới phổ cập Giáo dục phổ thông đã tạo điều kiện cho các địa phương mở rộng quy mô đào tạo, tăng thêm các cơ sở giáo dục, trường lớp để tiếp nhận tất cả trẻ em, học sinh trong mọi độ tuổi đều được đến trường. Chủ trương này dẫn đến nhu cầu tăng về số lượng CTVTT. Tuy vậy để phát triển được chất lượng giáo dục trong các nhà trường mầm non, phổ thông thì năng lực thanh tra của CTVTT là điều hết sức quan trọng.

- Chính sách phân cấp quản lý: Hiện nay ở Việt Nam, phân cấp QLGD đang diễn ra theo phương thức tăng cường và tự chịu trách nhiệm cho các địa phương và các cơ sở giáo dục. Chính sách phân cấp quản lý tạo cho các địa phương và các cơ sở giáo chủ động hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CTVTT giáo dục, mặt khác đòi hỏi bản lĩnh của CTVTT trong công tác thanh tra cần tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

- Chính sách phát triển đội ngũ CTVTT giáo dục: Thể hiện ở Chỉ thị 40 của ban bí thư TW Đảng và Nghị quyết 90 của Chính phủ, trong đó buộc các cấp quản lý, cá nhân TTV và CTVTT phải có kế hoạch, chương trình cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ.

- Chế độ đãi ngộ, cơ chế sử dụng và bổ nhiệm CTVTT có tác dụng trong việc duy trì và quản lý đội ngũ CTVTT nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho các CTVTT.

- Chính sách luân chuyển CBQL và giáo viên: Chính sách này nhằm mục đích tăng cường CBQL giáo dục có nhiều kinh nghiệm cho những vùng còn khó

khăn, tạo ra chất lượng đồng đều trong giáo dục. Mặt khác, chính sách này còn rèn luyện phẩm chất, năng lực quản lý và tố chất năng động cho đội ngũ CBQL giáo dục và đội ngũ giáo viên thông qua các hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên chính sách này sẽ ảnh hưởng tới đội ngũ CTVTT vì đội ngũ CTVTT đã được lựa chọn và bổ nhiệm từ chính đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nêu trên.

1.8.2.Yếu tố về khách thể quản lý

Trên bình diện toàn cầu, nhà trường luôn có mối quan hệ với cộng đồng, xã hội nhằm phát triển giáo dục, mục tiêu là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Những quốc gia có nền chính trị ổn định, quan điểm của những nhà lãnh đạo về GD-ĐT đúng đắn, chính sách đầu tư cho GD-ĐT thỏa đáng sẽ tạo điều kiện cho GD-ĐT phát triển. Các yếu tổ về KT-XH có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển giáo dục bao gồm: Cơ cấu dân số, phân bổ dân cư, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, trình độ dân trí. Tất cả các yếu ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển giáo dục trong đó có giáo dục mầm non, phổ thông. Những địa phương có khả năng tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế, có kinh nghiệm hợp tác giáo dục. Nếu dân số tăng, số trẻ em và học sinh các cấp bậc học sẽ tăng và nhu cầu về trường, lớp, đội ngũ CBQL, giáo viên cũng tăng. Theo đó, đội ngũ CTVTT giáo dục sẽ tăng lên. Mặt khác, phong tục tập quán của từng địa phương cũng ảnh hưởng đến công tác giáo dục, ảnh hưởng đến bổ nhiệm đội ngũ CTVTT. Đây là các yếu tố khách quan, cần được quan tâm khai thác trong quá trình lựa chọn và bổ nhiệm đội ngũ CTVTT giáo dục và cụ thể hóa tiêu chuẩn đội ngũ CTVTT giáo dục cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

1.8.3. Yếu tố về môi trường quản lý

Để phát triển nhà trường đạt mục tiêu giáo dục, đội ngũ CTVTT giáo dục trong toàn hệ thống cần nắm được.

- Xu hướng chung về đổi mới QLGD toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Các hoạt động giáo dục phải hướng tới người học và tập trung thực hiện các trụ cột giáo dục. Đối với đội ngũ CTVTT, cần nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh tra, tư duy lý luận nắm chắc các nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài, rèn luyện kỹ năng thanh

tra giáo dục, xác định các nguyên tắc và phương pháp thanh tra, các động lực và giải pháp thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra giáo dục.

- Phải nhận thức rõ về vai trò thanh tra của đội ngũ CTVTT, người cán bộ CTVTT phải thể hiện rõ vai trò này trong quá trình thanh tra nhà trường, đặc biệt trong công tác thực hiện kế hoạch tham gia để phát triển nhà trường đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục.

1.8.4. Những yếu tố khác

- Thực trạng đội ngũ CTVTT giáo dục, đội ngũ CTVTT giáo dục của Sở GD&ĐT còn chưa đồng bộ. Thái độ phấn đấu rèn luyện của mỗi cá nhân CTVTT tốt hay không tốt đều ảnh hưởng rất lớn đến công tác thanh tra.

- Sự phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, các nhân tố bên trong hệ thống giáo dục như quy mô, mạng lưới trường lớp, học sinh, số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, CBQL, nhân viên đều tác động đến sự phát triển giáo dục nói chung và thanh tra giáo dục nói riêng.

- Các yếu tố về môi trường cũng tác động theo chiều thuận lợi hoặc gây ra các bất thuận đến phát triển đội ngũ CTVTT. Chẳng hạn, ở thành phố và các khu trung tâm có trình độ khoa học, công nghệ phát triển sẽ giúp CTVTT giáo dục tiếp cận thông tin và các thành tựu về giáo dục.

Vì vậy, trong công tác lựa chọn và bổ nhiệm CTVTT giáo dục, rất cần quan tâm đến các yếu tố nêu trên.

Kết luận chương 1

TT, KT có một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong công tác QLNN.

Đặc biệt là trong công tác QLGD. Vì sản phẩm của GD là đào tạo ra cho xã hội một nguồn nhân lực tốt, có trình độ, có ý thức đạo đức, sống có lý tưởng cao đẹp. Để hoàn thành nhiệm vụ quản lý nhà trường, người CBQL, hiệu trưởng trong nhà trường phải luôn coi trọng công tác KT và TT, KT có thể giúp cho họ nắm bắt được chất lượng công tác, thực hiện mục tiêu, kế hoạch chuyên môn cũng như việc thực hiện nhiệm vụ xã hội chính trị được giao. Từ kết quả TT, KT chúng ta đề ra giải pháp điều chỉnh hoạt động của cả bộ máy, yêu cầu đã định.

Chương 1 của luận văn đã khái quát tổng quan nghiên cứu vấn đề, làm rõ được các khái niệm cơ bản như thanh tra, thanh tra giáo dục, CTVTT giáo dục, quản lý đội ngũ, quản lý đội ngũ CTVTT giáo dục. Ngoài ra, tác giả luận văn đã phân tích và làm rõ được chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn cán bộ làm công tác CTVTT giáo dục.

Để thực hiện được nhiệm vụ TT, ngoài lực lượng TT chuyên trách (gọi tắt là TTV), còn cần có đội ngũ CTVTT. Đội ngũ này cần đạt những tiêu chuẩn nhất định về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có những phẩm chất tốt, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động TT. Ngoài ra, tác giả luận văn đã phân tích và làm rõ được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn cán bộ làm công tác CTVTT giáo dục.

Đồng thời, tác giả luận văn đã phân tích đổi mới thanh tra và những yêu cầu đặt ra đối với quản lý đội ngũ CTVTT.

Chương 1 của luận văn đã tập trung nêu rõ các nội dung quản lý đội ngũ CTVTT và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ CTVTT.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)