Thực trạng đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 62 - 66)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN

2.4. Thực trạng đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên

Căn cứ theo Quyết định bổ nhiệm CTVTT nhiệm kỳ 2016-2019 của Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên, CTVTT cấp Sở đã được bổ nhiệm 302 CTVTT của cấp học mầm non và phổ thông. Trong đó có 210 người đang làm quản lý, 30 người là CBQL tại cơ quan văn phòng Sở, 32 người có trình độ thạc sỹ; 142 người

đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 128 giáo viên dạy giỏi huyện (Đối với GVMN). Tuy vậy, số người được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra do cơ quan Bộ GD&ĐT tổ chức chỉ có 11 người. Đây là một trong những điểm hạn chế lớn nhất của đội ngũ CTVTT chuyên ngành cấp Sở khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

Đội ngũ CTVTT cấp sở của Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên hiện nay là 302 người; Hiện tại toàn tỉnh có 562 trường với 15.531 giáo viên. Số lượng đạt tỷ lệ khoảng 51 giáo viên có 1 CTVTT, một số nội dung hoạt động khác trong trường học vẫn chưa có CTVTT, vì thế vẫn cần tăng cường về số lượng. Để tìm hiểu về hoạt động thanh tra chuyên ngành của Sở GD&ĐT Hưng Yên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 100 CBQL và giáo viên cấp mầm non và phổ thông. Kết quả nghiên cứu thu được:

Bảng 2.12. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của Sở GD&ĐT (Đối tượng trưng cầu ý kiến 100 người: CBQL 23, GV 77)

THỊ

TRƯỜNG NỘI DUNG KHẢO SÁT MỨC BÌNH

QUÂN SL TL

% 1

Số lần đoàn thanh tra chuyên ngành đến làm việc tại đơn vị đồng chí

3 năm 0 0

4 năm 68 68

5 năm 32 32

2 Tỷ lệ bình quân số giáo viên của trường được kiểm tra chuyên môn

Dưới 25% 0 0

25-30% 90 90

Trên 30% 10 10

3 Tỷ lệ bình quân giáo viên được thanh tra hàng năm

Dưới 15% 0 0

15-20% 75 75

Trên 20% 25 25

Kết quả điều tra trên cho thấy:

- Bình quân số lần Sở GD&ĐT thành lập Đoàn để thanh tra các cơ sở giáo dục trong một năm học là chưa hợp lý (khoảng 4 năm đến 5 năm đơn vị mới được thanh tra chuyên ngành). Điều này cho thấy: Có thể lực lượng cán bộ thanh tra không đủ cho yêu cầu thanh tra của Sở. Sở GD&ĐT cần phải có kế hoạch đào tạo,

bồi dưỡng và tăng cường số lượng đội ngũ CTVTT, tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra một cách nghiêm túc.

- Bình quân số lượng giáo viên được thanh tra trong một năm là tương đối so với yêu cầu trước kia của Bộ GD&ĐT, tuy nhiên, theo yêu cầu mới từ năm học 2013- 2014 tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục thực hiện theo Nghị định 42/2013/NĐ-CP, Thông tư 39/TT-BGDĐT và các văn bản hướng dẫn thanh tra hàng năm của Bộ GD&ĐT thì Sở GD&ĐT Hưng Yên sẽ phải thay đổi cơ cấu trong đội ngũ CTVTT.

- Công tác kiểm tra nội bộ trường học của tỉnh Hưng Yên đã thực hiện tương đối tốt. Để công tác kiểm tra nội bộ trường học hỗ trợ tốt hoạt động thanh tra, đáp ứng yêu cầu mới của công tác thanh tra chuyên ngành hiện nay. Hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông cần chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện thường xuyên, nghiêm túc công tác kiểm tra nội bộ.

Để thu nhận những thông tin phản hồi từ những trường đã được Sở GD&ĐT đến thanh tra, chúng tôi dùng phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và các CTVTT. Kết quả những đánh giá đã được thống kê trong những bảng sau (Tổng số người được trưng cầu ý kiến là 100)

Bảng 2.13. Đánh giá về chất lượng đội ngũ CTVTT

TT Nội dung Tốt Bình

thường Chưa tốt

SL % SL % SL %

1 Phẩm chất đạo đức 73 73.0 27 27.0 0 0

2 Trình độ chuyên môn 60 60.0 36 36.0 4 4.0

3 Kỹ năng đánh giá, bản lĩnh

nghề nghiệp 15 15.0 31 31.0 54 54.0

Qua ý kiến đánh giá về đội ngũ TTV và CTVTT chúng ta có thể thấy: Những người được bổ nhiệm theo Quyết định của Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên nhiệm kỳ 2016-2019 đều có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt, tận tình giúp đỡ đồng nghiệp khi cần thiết. Nhưng trong hoạt động thanh tra đã bộc lộ những mặt hạn chế:

chưa được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ nên đa số khách thể được điều tra đánh giá

nghiệp vụ thanh tra, bản lĩnh nghề nghiệp của đội ngũ TTV và CTVTT bình thường và chưa tốt, trong đánh giá xếp loại còn nể nang, nương nhẹ,…

Để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành, thông qua đó để quản lý, chỉ đạo chuyên môn các cơ sở giáo dục, cần bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp cho các TTV, CTVTT.

Đánh giá chung về đội ngũ CTVTT giáo dục cấp Sở của Hưng Yên:

- Về số lượng: Để đáp ứng được yêu cầu của việc thanh tra 562 trường và 15.531 cán bộ giáo viên, thì phải tăng cường đội ngũ CTVTT về số lượng, đặc biệt là lưu ý đến cơ cấu đội ngũ đáp ứng được yêu cầu đổi mới theo tinh thần Nghị định 42/2013/NĐ-CP, Thông tư 39/TT-BGDĐT và các văn bản hướng dẫn thanh tra hàng năm của Bộ GD&ĐT.

- Về chất lượng: Đội ngũ TTV và CTVTT cấp Sở ngành giáo dục Hưng Yên có trình độ chuyên môn khá cao và đồng đều. 100% số CTV có trình độ đại học và trình độ thạc sỹ. Với trình độ chuyên môn như vậy, đội ngũ thanh tra giáo dục của Hưng Yên có thể giải quyết tốt các nhiệm vụ thanh tra một số lĩnh vực trong hoạt động chuyên môn của trường MN, PT. So với trình độ chuyên môn thì nghiệp vụ thanh tra có phần hạn chế hơn. Tuy nhiên từ năm 2014 đến năm 2016 thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT về bồi dưỡng nghiệp vụ cho CTV TTGD, tỉnh Hưng Yên đã cử 100% CTVTTGD tham dự chương trình bồi dưỡng CTVTTGD do học viện quản lý giáo dục tổ chức vào tháng 8 và tháng 11/2016. Theo đó 100% CTV TTGD đã được cấp chứng chỉ nghiệp vụ thanh tra.

- Về cơ cấu: CTVTT do Giám đốc Sở GD&ĐT bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 3 năm một lần.

+ Thanh tra chuyên trách: Có 04 người (đạt tỉ lệ: 4/62 = 6%). Trong đó thanh tra viên chính 02, thanh tra viên 02.

+ Cộng tác viên thanh tra giáo dục được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận, trưng tập làm nhiệm vụ thanh tra.

+ Cộng tác viên thanh tra cấp sở có 302 CTV, đảm bảo về tiêu chuẩn, chất lượng cộng tác viên, đủ cơ cấu bộ môn về các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, THPT và tài chính, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)