Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN
3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên
3.2.3. Tổ chức tuyển chọn, bổ nhiệm và cơ cấu đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và đào tạo
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp.
Thông qua việc tuyển chọn, bổ nhiệm, xây dựng được đội ngũ CTVTT Sở GD&ĐT đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đủ năng lực thực hiện công tác TTGD theo các nội dung và chỉ tiêu do Bộ GD&ĐT quy định.
Xây dựng được một quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm tạo tiền đề để tổ chức, xây dựng đội ngũ CTVTT GD vững mạnh. Tạo lập nề nếp cho việc xây dựng đội ngũ CTVTT trong những nhiệm kỳ tiếp theo.
Xác định được hệ thống tiêu chí cơ bản về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn của CTVTT phù hợp với thực tế của các trường MN, TH, THCS, THPT làm cơ sở để
tiến hành tuyển chọn, bổ nhiệm đồng thời để các CTVTT, CB, GV tự đánh giá bản thân, phấn đấu và tự hoàn thiện mình.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, nội dung thanh tra chuyên môn, thanh tra quản lý ở các trường MN, TH, THCS, THPT, trình độ chuyên môn nghiệp vụ CTVTT và điều kiện thực tiễn của tỉnh, Thanh tra Sở GD&ĐT xây dựng quy trình cải tiến việc tổ chức, tuyển chọn, bổ nhiệm và cơ cấu lại đội ngũ CTVTT, những quy định cụ thể cho từng tiêu chí về năng lực, phẩm chất, uy tín của CTVTT.
Thông báo cho những bộ phận liên quan biết, có ý kiến phản hồi góp ý để điều chỉnh, thống nhất chung và tổ chức thực hiện.
Cung cấp cho các tiêu chí để tuyển chọn, bổ nhiệm CTVTT 3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Quán triệt các văn bản, hướng dẫn của ngành nghề về việc tuyển chọn CTVTT. Nghiên cứu kỹ đặc điểm tình hình của đơn vị để xác định hệ thống tiêu chí về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn của cộng tác viên thanh tra phù hợp với yêu cầu công tác và điều kiện thực tế.
- Về số lượng:
Đối với CTVTT: theo quy định của Bộ cứ 50 GV thì cử 1 CTVTT (2%).
Thực tế cho thấy thực hiện theo tỉ lệ như trên sẽ khó hoàn thành kế hoạch TT đã đề ra. Lực lượng TTGD hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm (cộng tác viên) vừa phải làm công tác quản lý, hoặc giảng dạy vừa làm cán bộ TT. Theo quy định hiện nay, hàng năm Sở GD-ĐT phải thanh tra tối thiểu 20% giáo viên, 25% trường học trên địa bàn tỉnh quản lý, có nghĩa là mỗi CTVTT phải thanh tra ít nhất 10 giáo viên trong năm.
Để đánh giá phân loại một giáo viên, CTV thanh tra phải tiến hành hàng loạt hoạt động tốn rất nhiều thời gian như: Dự và đánh giá từ 2 – 3 giờ dạy; dự và đánh giá hoạt động của học sinh; kiểm tra, đánh giá thái độ, ý thức nghề nghiệp của giáo viên… Ngoài ra phải tham gia đánh giá các hoạt động quản lý và xếp loại trường học, thanh tra đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, TT việc thực hiện chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng… chưa kể thời gian đi lại và chuẩn bị cho hoạt động
TT. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi đề nghị bổ nhiệm tối thiếu 5 đến 6% cán bộ, giáo viên làm CTVTT.
Như vậy, lực lượng CTVTT GD Sở GD&ĐT Hưng Yên phải được bổ sung thêm.
- Về cơ cấu:
+ Cần lựa chọn 100% CTVTT là đảng viên để đảm bảo về mặt phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ TT.
+ Thực tiễn qua nhiều năm được phân công làm công tác TT của Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên cho thấy: tỷ lệ thích hợp nhất là 50% CTVTT là CBQL, 50% là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường. Cơ cấu này phù hợp với trọng tâm công tác TT hiện nay là TT chuyên môn.
+ Khi lựa chọn, bổ nhiệm cần chú ý cân đối số lượng CTVTT giữa các môn học.
- Về chất lượng của TTV và CTVTT:
Các tiêu chí cần thiết đối với người làm CTVTT:
+ Về trình độ: Bậc MN, TH cần có trình độ cao đẳng trở lên, bậc THCS, THPT có trình độ đại học trở lên đã qua giảng dạy ít nhất 5 năm; là giáo viên dạy giỏi; đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ TT.
+ Về phẩm chất, uy tín: Có tính dũng cảm, kiên quyết; trung thực, thẳng thắn; có tinh thần trách nhiệm cao; công bằng, cởi mở, quan tâm đến mọi người; có uy tín trong cấp học, bậc học mình quản lý (giảng dạy).
+ Về năng lực: Đã qua công tác quản lý, lãnh đạo; có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên; có năng lực giao tiếp, năng lực cảm hóa, thuyết phục, năng lực quản lý; có tính nguyên tắc, tính khiêm tốn, tính công tâm; mềm dẻo, linh hoạt, bình tĩnh.
Trên cơ sở tiêu chuẩn chung theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; vận dụng phù hợp với thực tế của tỉnh, thực tế các trường MN, TH, THCS, THPT để tuyển chọn, đề nghị bổ nhiệm CTVTT đảm bảo chất lượng chung, nhưng phải phù hợp với đặc điểm riêng.
Cách thức tiến hành tuyển chọn, bổ nhiệm
Đối với thanh tra viên kiêm nhiệm là cán bộ quản lý:
Ngoài chánh thanh tra và các đồng chí lãnh đạo sở phụ trách chung, các chức danh khác phải được bổ nhiệm thanh tra viên kiêm nhiệm, cần chú ý bổ nhiệm phụ trách đủ CTVTT chuyên môn cho các môn học, bậc học.
Đối với thanh tra viên kiêm nhiệm là cán bộ giáo viên ở các trường:
Sở GD&ĐT căn cứ số lượng và tiêu chuẩn theo quy định lên kế hoạch đề xuất tuyển chọn bổ nhiệm. Trong kế hoạch đề xuất phải quy định rõ số lượng cán bộ quản lý, giáo viên cần bổ nhiệm theo yêu cầu cho từng cơ sở giáo dục để đảm bảo tính đồng bộ về cơ cấu và chất lượng CTVTT.
- Giao đề xuất chi tiêu tuyển chọn CTVTT cho các trường MN, TH, THCS, THPT thông qua kết quả tiến cử và nhất là thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá của Sở GD&ĐT và tiến hành bổ nhiệm TTV kiêm nhiệm.
Tiến hành sắp xếp, tổ chức đội ngũ TT sau khi Sở GD&ĐT có quyết định bổ nhiệm.
+ Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của TTV chuyên trách cấp Sở
+ Thành lập các cụm thanh tra theo từng bậc học nhất là đối với một số trường tư thục, dân lập và các trường quốc tế…có những điều kiện khác biệt.
- Phân chia các cơ sở giáo dục có điều kiện khác nhau theo cụm + Thành lập các nhóm TT theo cụm, theo bậc học cử nhóm trưởng.
+ Phân công CTVTT phụ trách các môn học, bậc học.
- Công bố kết quả hoạt động TT của Sở GD&ĐT, trong năm học cho các cơ sở giáo dục, CBQL và CTVTT để họ chủ động lập kế hoạch công tác của cơ sở và cá nhân, tạo điều kiện sẵn sang tham gia hoạt động TT khi có yêu cầu.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của từng CTVTT, có quy định khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm.
+ Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá kết quả công tác của CTVTT + Có quy định khen thưởng, kỷ luật; đề nghị miễn nhiệm CTVTT.
Đồng thời với việc tuyển chọn cán bộ giáo viên giỏi bổ nhiệm CTVTT, cần chú ý lựa chọn CTVTT tốt để bổ nhiệm CBQL.
Chúng ta luôn nói nên chia bớt cán bộ cho đội ngũ TT, vì TT cần những nhà giáo giỏi, nhưng cũng cần lựa chọn những giáo viên làm TT giỏi để bổ nhiệm CBQL. Việc làm này có ý nghĩa ghi nhận công lao đóng góp, động viên, kích thích đội ngũ TTV, CTVTT làm tốt công việc. Đồng thời có nguồn CBQL giỏi để làm công tác TT lâu dài.
Ổn định đội ngũ CTVTTGD, coi TT là một nghề
Việc bổ nhiệm CTVTT đi liền với đào tạo, bồi dưỡng và tích lũy kinh nghiệm, là một quá trình liên tục phát triển và hoàn thiện đội ngũ. Trong khi đó mỗi nhiệm kỳ thanh tra chỉ là 3 năm. Vì vậy, việc bổ nhiệm kỷ này phải là cơ sở cho lần bổ nhiệm tiếp theo trên quan điểm có kế thừa đội ngũ cốt cán, phải coi thanh tra là nghề nghiệp của họ.
3.2.3.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp.
- Các cơ sở GD cần nghiên cứu kỹ và nắm vững các văn bản, hướng dẫn về công tác TT, về các tiêu chuẩn của TTV và CTVTT. Có kế hoạch hoạt động TT theo năm học và nhiệm kỳ.
Có sự lãnh đạo sâu sát của Sở GD&ĐT, về hoạt động thanh tra và công tác tuyển chọn, bổ nhiệm CTVTT chuyên môn.
- Nắm vững tình hình từng cơ sở GD như: cơ cấu, mạng lưới trường lớp, đặc điểm đội ngũ CB, GV, chất lượng GD, xu hướng phát triển, các điều kiện cần thiết để phát triển GD…
- Được quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ban ngành, đặc biệt là sự ủng hộ của CBQL các trường, các GV trực tiếp giảng dạy.