Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.6. Đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo
1.6.2. Những yêu cầu của cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay
Theo thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về CTVTT GD, ở điều 3 về tiêu chuẩn chung CTVTTGD phải có: Phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan. Am hiểu pháp luật và có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ TTGD. Ngoài ra, CTVTTGD thường xuyên phải có thêm các tiêu chuẩn: Có thời gian công tác trong ngành GD từ 5 năm trở lên; đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục, được đánh giá xếp loại khá trở lên theo chuẩn nghề nghiệp, chuẩn CBQL đối với từng cấp học và trình độ đào tạo; Là GV dạy giỏi cấp huyện trở lên (Đối với giáo viên MN, TH, THCS); GV dạy giỏi cấp trường trở lên (đối với giáo viên THPT); công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (Đối với trường hợp không xếp loại GV giỏi); đã được bồi dưỡng nghiệp vụ về TTGD theo chương trình do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành.
Với CTVTT Sở GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay cần:
1.6.2.1. Yêu cầu về phẩm chất
* Phẩm chất chính trị tư tưởng:
Trung thành với lý tưởng cách mạng, có tinh thần tận tụy phục vụ sự nghiệp cách mạng. Nắm vững đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển GD&ĐT. Hiểu biết về lĩnh vực xã hội, tình hình đất nước, địa phương, có kinh nghiệm thực tiễn. Có ý thức sống và làm việc theo pháp luật, có ý thức chống tiêu cực.
* Phẩm chất đạo đức:
Tính nguyên tắc: Sống và hoạt động có tính nguyên tắc là một đức tính quan trọng, có ý nghĩa định hướng mọi hoạt động cũng như trong quá trình giao tiếp trong cuộc sông hàng ngày. Người có tính nguyên tắc, tự tin, có bản lĩnh và vững vàng trước thử thách.
Tính trung thực: Là một yêu cầu hàng đầu đối với phẩm chất của người cán bộ thanh tra. Trung thực đòi hỏi tôn trọng sự thật, nói và làm theo sự thật, không để xen lẫn tình cảm cá nhân, định kiến cá nhân vào công việc.
Tính dũng cảm và kiên quyết: Với nhiệm vụ đánh giá kết quả làm việc của con người: giáo viên (TT chuyên môn), cán bộ hành chính và CBQL (TT quản lý), đánh giá việc triển khai các mặt hoạt động trong các tổ chức GD, cần phải dũng cảm nói lên và kiên định bảo vệ cái đúng, bất chấp những nỗ lực phản đối.
Toàn tâm toàn ý cho công việc: Với một cường độ lao động cao, trong hạn định về thời gian cần có sự chu đáo, tỉ mỉ cẩn trọng của những người thực sự tâm huyết với nghề TT.
Sự khiêm tốn: Khiêm tốn chứa đựng ý nghĩa đắc nhân tâm, khiến cho đối tượng TT thấy cảm phục, vị nể, kết quả TT dễ được tiếp thu.
Tính trách nhiệm cao: Thận trọng trong lời nói, việc làm, mỗi phân tích, kết luận, chịu trách nhiệm trước kết quả công việc của mình.
Hòa đồng, tôn trọng: Thể hiện trong cách ứng xử và đánh giá khách quan, trung thực. Đánh giá một người, một tập thể nhà trường phải dựa trên hiệu quả, chất lượng, số lượng những công việc của người đó, tập thể đó làm chứ không được phiến diện chủ quan, áp đặt cá nhân. Thể hiện mức độ hòa hợp cao trong tiếp xúc, nhận biết, thông cảm. Sự quan tâm còn thể hiện ở chú ý đến lợi ích của cá nhân mỗi người. Khi chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm, đồng thời phải động viên thúc đẩy đối tượng được TT vươn lên hoàn thiện…Đây cũng chính là mục đích của công tác TT.
* Uy tín: Thể hiện ở hai mức độ sau:
Được sự chấp nhận, phục tùng của mọi người.
Được sự tin tưởng gắn bó, yêu mến, kính trọng của mọi người.
1.6.2.2.Yêu cầu về năng lực:
CTVTT phải có những năng lực sau:
Năng lực quan sát: Quan sát để phát hiện ra những vấn đề chính, quan trọng từ một hiện tượng nhỏ, định hướng chính xác, logic xu hướng phát triển của sự việc.
Quan sát tốt, có thể nhanh chóng chỉ ra nguyên nhân, hệ quả của đối tượng TT.
Năng lực giao tiếp: CTVTT không được tự coi mình là người nắm quyền đứng ngoài quan sát, ra chỉ thị mà phải là người cố vấn, người đồng hành đáng tin cậy, trợ thủ đắc lực trong công việc. Muốn vậy, phải biết lắng nghe, thấu hiểu, cảm
thông… biết được những nhu cầu, nguyện vọng của đối tượng TT bằng nghệ thuật giao tiếp hợp tình hợp lý.
Năng lực sư phạm: Thể hiện bằng trình độ chuyên môn của bản thân qua nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo dạy học và giáo dục. Có trình độ học vấn cao. Luôn cập nhật nắm bắt tri thức khoa học giáo dục mới về kiến thức và mối quan hệ với các cấp học kế cận, các phần khó của chương trình, những kiến thức cơ bản..các mục tiêu, kế hoạch công tác chuyên môn của tập thể và cá nhân.
Năng lực quản lý: Từ chức năng TT công tác quản lý các trường hợp CTVTT phải có năng lực quản lý nhà trường.
Năng lực cảm hóa và thuyết phục: Thể hiện ở sự nhạy cảm, biết phân tích tâm lý của đối tượng tiếp xúc. Sự mềm dẻo, kiên nhẫn biết đề xuất những biện pháp hợp tình hợp lý. Biết lắng nghe và gợi mở, biết tâm trạng của đối tượng tiếp xúc. Có khả năng tác động ảnh hưởng đến người khác.
1.6.2.3. Các yêu cầu khác về trình độ, kinh nghiệm công tác
Hiểu biết sâu sắc nhiệm vụ, phương hướng chiến lược phát triển GD&ĐT của Đảng, nhà nước và của địa phương. Có trình độ từ trung cấp lý luận trở lên (đối với CTVTT cần có trình độ lý luận sơ cấp trở lên).
Có trình độ chuyên môn đào tạo chuẩn theo cấp học. Bậc mầm non, tiểu học cần có trình độ cao đẳng trở lên, cấp THCS, THPT có trình độ đại học trở lên.
Được bồi dưỡng nghiệp vụ TT chủ yếu ở nội dung cơ bản sau:
Lý luận nghiệp vụ chung về công tác TT, nắm vững các văn bản chỉ đạo về TTGD.
Nghiệp vụ TT trường học; TT giáo viên; quy trình TT; sử dụng hồ sơ TT, KT cách thu nhập và xử lý thông tin. Có thời gian làm công tác TT hoặc liên quan đến TT ít nhất 2 năm.
Có ít nhất 5 năm trực tiếp giảng dạy, đạt danh hiệu GV dạy giỏi, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên trong những năm gần đây.