Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CỘNG TÁC VIÊN
3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ cộng tác viên thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên
3.2.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra cho cộng tác viên thanh tra đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
- Xác định các vấn đề cần đổi mới trong hoạt động TT.
- Xác định rõ các nội dung cần thiết phải bồi dưỡng cho CTVTT chuyên môn của từng bậc học (MN, TH, THCS, THPT) đáp ứng yêu cầu đổi mới.
- Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ CTVTT nhằm nâng cao trình độ, phẩm chất năng lực của đội ngũ, đảm bảo cho đội ngũ CTVTT có đủ năng lực hoàn thành công việc được giao.
- Nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức thanh tra và uy tín của CTVTT.
- Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non.
3.2.4.2. Nội dung thực hiện biện pháp.
- Cập nhật và nghiên cứu kỹ các văn bản liên quan đến công tác thanh tra, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, những hướng dẫn đổi mới nội dung chương trình thay sách giáo khoa, nội dung giảm tải, đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng thiết bị dạy học phục vụ cho việc đổi mới để xây dựng nội dung, hình thức bồi dưỡng đội ngũ CTVTT.
- Tham mưu giúp Thanh tra Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CTVTT, thống nhất với thủ trưởng các đơn vị trường học về thời gian bồi dưỡng, để tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên là CTVTT về thời gian, chế độ…
- Đánh giá tổng quan về lực lượng CTVTT để xác định nội dung bồi dưỡng sát với nhu cầu sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Đặc biệt chú trọng đến lực lượng CTVTT mới bổ nhiệm để có những nội dung chuyên sâu.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Xác định đúng những vấn đề cần đổi mới trong hoạt động TT.
- Đổi mới hệ thống tổ chức theo hướng làm rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của CTVTT chuyên môn của Sở GD&ĐT. Phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, phạm vi và mối quan hệ của TT chuyên môn với các nội dung TT khác.
- Đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức và CTVTTGD với yêu cầu quản lý cấp học hiện nay.
- Tăng cường củng cố xây dựng đội ngũ CTVTT. Nâng cao trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ cho CTVTT.
Đánh giá đúng thực trạng trình độ nghiệp vụ của đội ngũ CTVTT:
- Trình độ chuyên môn được đào tạo.
- Trình độ lý luận chính trị
- Trình độ quản lý - Trình độ nghiệp vụ TT
Cố gắng đánh giá đúng trình độ nghiệp vụ của đội ngũ CTVTT, tìm ra điểm mạnh, yếu, nguyên nhân, từ đó xác định nội dung cần bồi dưỡng.
Nội dung bồi dưỡng CTVTT do Sở GD&ĐT tổ chức gồm:
- Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ… của tổ chức TT và CTVTT - Hệ thống luật của Nhà nước trong đó đi sâu vào các Luật về GD&ĐT - Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành GD&ĐT
- Mục tiêu, kế hoạch phát triển giáo dục MN, TH, THCS, THPT tỉnh Hưng Yên.
- Yêu cầu của chương trình các bậc học và của từng môn học - Các phương pháp dạy học mới
Đặc biệt chú trọng nghiệp vụ thanh tra như:
- Các vấn đề nghiệp vụ chung của công tác TT như: TT giáo viên, TT trường học, TT chuyên môn, TT công tác dạy thêm và học thêm, TT tài chính, trình tự TT, lập kế hoạch TT…và các quy định cụ thể về TT cho từng cấp học.
- Quy trình đánh giá, xếp loại giờ dạy của GV; quy trình đánh giá, xếp loại HS.
- Các thiết lập hồ sơ TT, báo cáo TT, cách thức thu thập và xử lý thông tin trong quá trình TT hoạt động GD, TT chuyên môn.
- Cách sử dụng các phương tiện TT Lập kế hoạch bồi dưỡng:
- Trước khi lập kế hoạch cần nghiên cứu kỹ các văn bản về công tác TT hướng dẫn nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện đổi mới chương trình các môn học thuộc cấp học, bậc học. Đồng thời nghiên cứu tình hình thực tế, những yêu cầu cụ thể về trình độ nghiệp vụ của cán bộ TT phù hợp với đặc điểm của đơn vị.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng CTVTT: Trong kế hoạch phải thể hiện rõ số lượng CTVTT cần bồi dưỡng về chuyên môn hay nghiệp vụ; cấp thực hiện bồi dưỡng; thời gian, địa điểm thực hiện; điều kiện tài chính, cơ sở vật chất phục vụ; giảng viên là chuyên viên TT Sở GD&ĐT, hay TT Bộ GD&ĐT, TT nhà nước của tỉnh Hưng Yên.
Cách thức tổ chức bồi dưỡng.
- Sở GD&ĐT có thể cử một số CTVTT đi đào tạo bài bản về thanh tra cấp TƯ làm nòng cốt, sau đó về làm hạt giống nhân rộng cho cả đôi ngũ CTVTT.
- Sở GD&ĐT tổ chức bồi dưỡng tập trung cho các CTVTT vào các dịp hè hoặc trong năm học bằng cách mở các lớp bồi dưỡng lần lượt cho đội ngũ.
- Ưu tiên cho CTVTT là giáo viên được đi học nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho CTVTT tự bồi dưỡng nghiệp vụ TT - Cung cấp tài liệu cho CTVTT tự nghiên cứu.
- Thông qua hoạt động thanh tra, cùng bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm tự hoàn thiện kiến thức của bản thân các CTV.
- Tạo điều kiện cho CTV giao lưu học hỏi các đơn vị bạn trong hoặc ngoài tỉnh.
3.2.4.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp.
- Đội ngũ CTVTT được bổ nhiệm ổn định
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo năm học, theo nhiệm kỳ
- Có đủ tài liệu, có kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ cho các lớp tập huấn.
- Được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo và TT Sở GD&ĐT, TT nhà nước cấp tỉnh về tài liệu, báo cáo viên.
- Có kế hoạch sử dụng hợp lý đội ngũ CTV nòng cốt trong đội ngũ CTVTT.